Thứ Hai, 21 tháng 2, 2011

Cách chọn tên miền cho website của bạn - thủ thuật domains


Chọn tên miền là việc rất quan trọng, cơ bản đầu tiên bạn phải nghĩ đến trước khi bắt tay vào chiến dịch quảng bá Web. Rất nhiều người bối rối và bỡ ngỡ trong việc chọn cho mình một tên miền hợp ý, ý nghĩa. Tùy theo mục đích của Website mà bạn thiết kế mà bạn có những chỉ tiêu chọn tên miền riêng.

Có những người làm Blog cá nhân chỉ chọn đơn giản và nhanh gọn tên miền trùng với tên riêng hay họ của mình. Trong lĩnh vực kinh doanh tên miền còn liên quan tới thương hiệu. Mình không phải chuyên gia về thương hiệu nên xin mời bạn tham khảo các tài liệu ở cuối bài viết để biết thêm về thương hiệu.
Trong bài viết này mình chỉ đề cập tới việc chọn tên miền dưới góc độ SEO - quảng bá Web, sau đây làm một số lời khuyên cho bạn khi chọn tên miền

Tên miền ngắn và dễ đọc, dễ nhớ

Nguyên tắc cơ bản là tên miền càng ngắn càng tốt. Vì sao ? Một tên miền ngắn thì luôn dễ nhớ hơn là một tên miền dài không có vần điệu. Vì thế bạn luôn tránh chọn những tên miên dài, khó đọc và dễ gây nhầm lẫn.

Hãy chọn một tên miền nắng mà khách hàng hoặc khách viếng thăm sẽ gán nó với nội dung của Website.

Tên công ty và thương hiệu

Nếu có thể, hãy đăng ký tên công ty của bạn như tên miền chính và đắt đó là đường dẫn URL chính. Đó là điều mà các Website thường làm nếu bạn để ý. Tiếp đó bạn có thể thêm các dịch vụ, sẩn phẩm trong phần URL mở rộng.

Từ khóa trong tên miền

Nếu có thể, bạn nên thêm trong tên miền của mình các từ khóa liên quan tới nội dung hay dịch vụ của trang Web cũng như những hoạt động cua công ty. Vì khi khách hàng tìm kiếm các từ khóa liên quan đó trên công cụ tìm kiếm, họ sẽ nhiều khả năng rơi và Website của bạn với đường dẫn URL chứa các từ khóa nói trên.

Gạch ngang trong tên miền

Bạn đừng ngại tên miền có từ gạch ngang “-” dạng NGUYEN Hoai Nam - Nguyá»…n Hoà i Nam, tên miền dạng này cho phép bạn ngăn cách hai từ khóa. và giúp người dùng và các công cụ tìm kiếm phân biệt được hai từ khóa riêng biệt. Từ đó Web site của bạn sẽ có độ tin cậy cao hơn khi người dùng tìm kiếm những từ khóa đó.

nói như vậy không có nghĩa là tôi khuyên bạn chọn tên miền có gạch ngang. Vì rất nhiều khi người dùng quên mất gạch chân này. Vì thế tùy thuộc vào tên bạn chọn và xem tên miền đã bị mua hay chưa mà quyết định cụ thể.

Đuôi mở rộng tên miền hay tên miền quốc gia

Một trong những vấn đề mà người mua thường lưỡng lự nhiều nhất là chọn đuổi mở rộng như thế nào.
Các thống kế cho thấy tên miền “.com” được sử dụng rộng rãi nhất và cũng là tên miền được các tìm kiếm lưu trữ nhiều nhất, tiếp đó là “.net” và “.org”.

Xin nhắc lại đôi chút về ý nghĩa của các tên miền mở rộng này :

.com (commercial) thường dùng cho các hoạt động thương mại.

.net (network) ban đầu được sử dụng cho các đơn vị tổ chức hoạt động trên lĩnh vực mạng ví dụ như các nhà cung cấp dịch vụ Internet.

.org (organization) dành cho các tổ chức đoàn thể.

Tuy nhiên từ khi các tên miền này được mở cho các cá nhân thì các hoạt động trên các tên miền này rất đa dạng, không nhiết thiết liên quan tới dự kiến sử dụng ban đầu.

Tên miền cho các hoạt động, dịch vụ tại địa phương

Giờ quay trở lại vấn đề chính, nếu ai đó không thể đăng ký tên miền “.com” nhưng lại tìm thấy tên miền “.net”, “.org” hay các tên miền quốc gia khác (như “.vn”, “.uk”, “.fr”, “.us” hay “.de”), thì bạn sẽ nghĩ ngay rằng họ sẽ mua một trong các tên miền này, phải không ?

Câu trả lời không giống những gì bạn suy nghĩ. Cứ hình dung một trang Web thuơng mại hoạt động tại một địa phương nào đó, ví dụ công ty giới thiệu việc làm tại Hà Nội hay một công ty phân phối Gaz tại Thành phố Hồ Chí Minh thì một tên miền quốc gia sẽ tốt hơn cho họ. Bởi vì người dùng ở Việt Nam sẽ hiểu rằng bạn hoạt động tại đạ phương mà họ cần dịch vụ của bạn. Bản thân Google cũng ưu tiên các tên miền địa phương cho các dịch vụ tìm kiếm địa phương. Ví dụ ai đó tìm kiếm nguồn cung cấp Gaz ở Việt Nam thì tất nhiên người ta sẽ không thể chọn trang Web với tên miền từ Mỹ (”.us”) thậm chí cả “.com”. Và Google hiểu điều này.

Các hoạt động và giao dịch quốc tế

Tuy nhiên nếu bạn cần một trang Web, giao dịch thương mại với nguồn truy cập quốc tế, thì sẽ phức tạp hơn vì có rất nhiều trường phái xoay quanh vấn đề này. Mình xin trích ra một vài ví dụ.

Đuôi mở rộng không quan trọng

Trường phái thứ nhất cho rằng việc quan trọng là bạn có một tên miền dạng “website-vietnam”, còn lại thì phần đuôi mở rộng có thể là “.net”, “.org” hay tên miền quốc gia nào khác. Bởi đơn giản là bạn đã không thể chọn tên miền với đuôi mở rộng như mong muốn ban đầu. Tuy nhiên, như nêu ở trên, tên miền dạng “www.website-vietnam.fr” thì làm cho người dùng hiểu nhầm là dịch vụ của bạn đặt tại Pháp. mà các bạn còn nhớ rapidshare với phần đuôi mở rộng “.de” và sau này đuổi thành “.com” khi nguồn truy cập đến từ mọi nơi trên thế giới chứ ?

Đuôi mở rộng .Net và .Org

Trường phái thứ hai cho rằng tên miền “.net” và “.org” tạm thời chấp nhận được? Ví dụ, đuôi mởi rộng “.org”sẽ miêu tả tính chấtphi lợi nhuận của tổ chứ đó. Có lẽ vì vậy mà diễn đàn tin học Free for Vietnamese đã chọn còn vietSEO với tính chất là dịch vụ quảng bá Web liên quan tới mạng nên hài lòng với phần đuôi mở rộng “.net”.

Tên miền .com hoặc không tên miền nào hết

Một trường phái khác chỉ chọn tên miền “.com” hoặc là không tên miền nào hết. Lập luận đằng sau nằm ở thuật toán sử dụng để xác định địa chỉ một trang Web. Khi một người dùng thường đánh địa chỉ một website vào trinh duyệt thiếu phần đuôi mở rộng, ví dụ “ddth”, chức năng tìm kiếm của trình duyệt sẽ tìm đến các tên miền “.com” đầu tiên trước khi chuyển đến “.net”, vv… Thậm chí rất nhiều người còn gõ thẳng “ddth.com” trước khi sử dụng chức năng tìm kiếm (để tìm ra tên miền ddth.net chẳng hạn). Bởi vậy, bạn sẽ giúp mang lại khác hàng cho đối thủ khi mà bạn không sở hữu tên miền “.com”. Và đó là lập luận của những người theo trường phái này : Một tên miền “.com” hay hơn là “.net” và “.org”.

Tên miền Việt nam, giá cả và thủ tục

Một trong những lý do đối với người Việt Nam mình đó là giá tiền và pháp lý. Để sở hữu tên miền Việt Nam “.vn” bạn phải đóng phí đắt hơn nhiều và thủ tục đăng ký quyền sở hữu cũng phức tạp hơn các tên miền quốc tế. Hi vọng mọi thứ sẽ được đơn giản với giá cả hợp lý hơn so với mặt bằng chung quốc tế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến