Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014

Truck in 2D Array

[Code C/C++] Truck in 2D Array

1. This is a program for Truck in 2D Array
TRUCK-IN-2D-ARRAY
TRUCK-IN-2D-ARRAY

2. Download Source Code
:  Here

3. Code:
#include<iostream>
#include<conio.h>
using namespace std;
void main()
{
int i, j, t;
float s = 0, a, b;
_getch();
for (t = -72; t<62; ++t)
{
system("cls");
for (i = 0; i<15; ++i)
{
cout << endl;
}
for (i = 0; i<17; ++i)
{
for (j = 0; j<78; ++j)
{
if (((j + t == 20 || j + t == 59) && i != 0) 
          || (i == 0 && j + t<59 && j + t>20) 
          || (i == 5 && j + t<20 && j + t>14) 
          || (j + t == 20 - i&&i >= 5 && i <= 10) 
          || (i>10 && j + t == 10) 
          || (i == 16 && j + t>10 && j + t<60) 
          || (i == 10 && j + t<20 && j + t>10) 
          || (i == 15 && j + t<60 && j + t>20) 
          || (j + t == 15 && i<10 && i>5) 
          || (i == 12 && j + t>11 && j + t<15) 
          || (i == 13 && (j + t == 12 || j + t == 13)))
cout << "*";
else
cout << " ";
}
cout << endl;
}
for (i = 0; i<4; ++i)
{
for (j = 0; j<78; ++j)
{
if (((i == 0 || i == 3) && (j + t == 15 
          || j + t == 16 || j + t == 54 || j + t == 55 
          || j + t == 49 || j + t == 50 || j + t == 44 
          || j + t == 45)) || ((i == 2 || i == 1) && ((j + t>13 && j + t<18) 
          || (j + t>52 && j + t<57) || (j + t>47 && j + t<52) 
          || (j + t>42 && j + t<47))))
cout << "*";
else
cout << " ";
}
cout << endl;
}
for (j = 0; j<80; ++j)
cout << "*";
for (a = 0; a<10000; ++a)
{
s = s + a;
for (b = 0; b<1000; ++b)
s = s + b;
}

}
_getch();
}

Loading Status Bar

[Code C/C++] Loading Status Bar

1. This is a program for loading bar.
This is a program for loading bar.";
This is a program for loading bar.";

2. Download Source Code:  Here
3. Code:
#include <conio.h>
#include <iostream>
using namespace std;
/*
StudyCoding.net
Loading Bar
*/
void main()
{
float i, p = 0, m, s = 0, a;
for (int j = 0; j<60; ++j, ++p)
{
system("cls");
cout << endl << endl << "Loading bar: stormcodes.blogspot.com";
for (i = 0; i<20; ++i)
cout << endl;
cout << endl << " ";
for (i = 0; i<60; ++i)
cout << "-";
cout << endl << " |";
char ch = 177;
for (i = 0; i<p + 1; ++i)
cout << ch;
for (int k = 60; k>p + 1; --k)
cout << " ";
cout << "|";
cout << endl << " ";
for (i = 0; i<60; ++i)
cout << "-";
for (m = 0; m<50000; ++m)
{
s = m + s;
for (a = 0; a<2000; ++a)
{
s = s + a;
}
}
}
_getch();
}

Bài tháp số C/C++

[C/C++] Bài tháp số C/C++

Nhập vào chiều cao của tháp, In ra tháp số giảm dẫn theo chiều cao và tướng số lượng phần tử tăng dần.
Source code:
#include<stdio.h>
int main()
{
int i,j,k,n,a,b;
printf("Nhap chieu cao? ");
scanf("%d",&n);
n=n*2;

for(i=1;i<n;i+=2)
{
for(j=n-1;j>i;j-=2)
printf(" ");
for(k=1;k<=(i/2)+1;++k)
printf("%d",k);
for(k=i/2;k>=1;--k)
printf("%d",k);
printf("\n");
}
scanf("%d",&n);
return 0;
}

Cách khai báo mảng 1 chiều trong C/C++

Cách khai báo mảng 1 chiều trong C/C++

Cách định nghĩa mảng trong lập trình căn bản C/C++
1. Khai báo cấp phát cố định


int a[100];
// khai báo xin cấp phát 1 mảng 1 chiều gồm có 100 phần tử
Nên #define số luợng phần tử truớc để dễ quản lý
#define ARRAY_SIZE 5
int anArray[ARRAY_SIZE];
Đối với cách này đòi hỏi phải "luờng" truơc đuợc số phần sử khi chuơng trình sử dụng.
Hạn chế sử dụng cách này vì sẽ phí bộ nhớ
/* malloc example: random string generator*/
#include <stdio.h> /* printf, scanf, NULL */
#include <stdlib.h> /* malloc, free, rand */

int main ()
{
int i,n;
char * buffer;

printf ("How long do you want the string? ");
scanf ("%d", &i);

buffer = (char*) malloc (i+1);
if (buffer==NULL) exit (1);

for (n=0; n<i; n++)
buffer[n]=rand()%26+'a';
buffer[i]='\0';

printf ("Random string: %s\n",buffer);
free (buffer);

return 0;
}
2. Khai báo cấp phát động
Đối với ngôn ngữ C ta sử dụng toán tử malloc
int *myArray;
myArray = (int*)malloc(n*sizeof(int));
Đỗi với C++ ta sử dụng toán tử new

#define ARRAY_SIZE 5
int *myArray;
myArray = new int[ARRAY_SIZE];
Lưu ý: Đối với dạng sử dụng con trỏ sau khi sử dụng nhớ sử dụng toán tử delete để hủy nó khi không còn sử dụng.

#include <iostream>
#include <new>
using namespace std;

int main ()
{
int i,n;
int * p;
cout << "How many numbers would you like to type? ";
cin >> i;
p= new (nothrow) int[i];
if (p == nullptr)
cout << "Error: memory could not be allocated";
else
{
for (n=0; n<i; n++)
{
cout << "Enter number: ";
cin >> p[n];
}
cout << "You have entered: ";
for (n=0; n<i; n++)
cout << p[n] << ", ";
delete[] p;
}
return 0;
}

C/C+ căn bản - OOP

C/C+ căn bản - OOP

Xin giới thiệu bộ tài liệu học C/C++ từ căn bản tới hướng đối tượng, phù hợp cho các bạn mới bắt đầu Học Lập Trình cũng như muốn rèn luyện kỹ thuật code của mình với Lập trình C/C++
Tài liệu gồm:
+ Slide bải giảng căn bản - OOP
+ Bài tập lớn C/C++
+ Tuyển tập đề thi olimpic lập trình

+ Đồ họa C/C++ ( tham khảo )
+ Socket 
+ Kỹ thuật lập trình căn bản đến nâng cao Phạm Văn Ất
+ Lập trình C/C++ nâng cao
+ Source code soft từ điển + Game Xếp gạch code bằng C/C++
Link Down: Úp bởi Studycoding

Tài liệu cho bắt đầu học lập trình

1. Bài giảng Phong cách lập trình - Thầy Đặng Bình Phương - ĐHKHTN
Bài giảng Phong cách lập trình - Thầy Đặng Bình Phương - ĐHKHTN
Link Download:
  ▶ Bài giảng Phong cách lập trình:  Tại đây
2. Bài giảng Nhập môn lập trình - Thầy Đặng Bình Phương - ĐHKHTN

Bài giảng Nhập môn lập trình - Thầy Đặng Bình Phương - ĐHKHTN
Link Download:
  ▶ Bài giảng Nhập môn lập trình:  Tại đây
 3. Bài giảng Kỹ thuật lập trình - Thầy Đặng Bình Phương - ĐHKHTN 

Bài giảng Kỹ thuật lập trình - Thầy Đặng Bình Phương - ĐHKHTN
Link Download:
  ▶ Bài giảng Kỹ thuật lập trình:  Tại đây

4. Bài giảng Lập trình huớng đối tuợng - Thầy Khang - ĐHKHTN
 Link Download:
  ▶ Lập trình huớng đối tuợng:  Tại đây
Một số đề thi nhập môn lập trình, kỹ thuật lập trình, lập trình huớng đối tượng, . . .




 
Nguồn: tổng hợp và sưu tầm

Code website bán hàng C# và ASP

1/ Phần mềm quản lí (C# chạy trên Visual Studio 10.0)
Cái này mình đã viết tương đối hoàn chỉnh, bắt lỗi input dữ liệu, thay đổi số lượng hàng hóa theo hóa đơn, tính toán thống kê tài chính ….)
Nếu lần đầu tiên chạy thì nó sẽ yêu cầu kết nối như sau, các bạn thao tác kêt nối đến SQL rùi chọn DB mà ban nãy mới restore ra nhé.
[​IMG]

Sau đó các bạn dung acount: AD01 và pass là 1 để đăng nhập quyền admin cao nhất (mình quản lí cả nhân viên nên phân quyền các thứ đủ cả )

[​IMG]


[​IMG]


[​IMG]


[​IMG]


[​IMG]


2/ Website bán hàng (ASP.NET)

Bao gồm các hạng mục: show sản phẩm, giỏ hàng, feedback, cho phép khách hàng tạo tài khoản và truy cập thông tin cá nhân của khác hàng, tìm kiếm cơ bản và nâng cao….)
Để chạy được web thì các bạn phải vào file Web.config để sửa kết nối DB nhé, bạn nào chưa bít làm thì có để lại cm bên dưới mình sẽ hướng dẫn. (Dùng chung Database với cái ở trên nhé, 2 cái này quản lí lẫn nhau mà )

Link : Quản lý website bá điện thoại

Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

Source code chương trình chụp ảnh toàn bộ trang Web (Webpage capture)

3

c2.png

 Source code chương trình chụp ảnh toàn bộ trang Web

Sử dụng một WebBrowser control để nạp trang web, bạn có thể chụp được ảnh màn hình dựa vào kích thước của tài liệu trong WebBrowser thông qua phương thức Graphics.CopyFromScreen(). Tuy nhiên, WebBrowser đã hỗ trợ sẵn phương thức DrawToBitmap() giúp bạn làm việc này.

Download demo + sourcecode (16KB)
Pass giải nén: hoidapit.com.vn

Screenshot:


Phương pháp chụp hình trang web này dựa vào việc tạo một WebBrowser và phóng to cửa sổ để hiển thị toàn bộ trang web. Sau đó ta sẽ dùng phương thức DrawToBitmap() để lưu ảnh vào một Bitmap.
Để đảm bảo việc chụp ảnh trang web chỉ diễn ra một lần, ta cần làm công việc này trong sự kiện WebBrowser.DocumentCompleted, và sử dụng thêm property WebBrowser.ReadyStateđể kiểm tra việc nạp xong trang web.

Chụp ảnh

Phương thức CaptureWebPage() sau cung cấp thêm việc hiển thị tiến trình làm việc của WebBrowser thông qua một progressBar1:
void CaptureWebPage(string url)
{
    Cursor.Current=Cursors.WaitCursor;
    progressBar1.Show();
    if (_browser == null) {
        _browser = new WebBrowser();
        _browser.ProgressChanged += (sender,e) =>
        {
             progressBar1.Value = (int)(((double)e.CurrentProgress / e.MaximumProgress)*100);
        };
 
        _browser.DocumentCompleted += (sender, e) =>
        {
            if (_browser.ReadyState == WebBrowserReadyState.Complete) {
 
                int width = _browser.Document.Body.ScrollRectangle.Width;
                int height =_browser.Document.Body.ScrollRectangle.Height;
 
                _bitmap = new Bitmap(width,height);
 
                _browser.Size = _bitmap.Size;
                _browser.DrawToBitmap(_bitmap,_browser.Bounds);
                _browser.Stop();
 
                pictureBox1.Image = _bitmap;
                pictureBox1.Size = _bitmap.Size;
 
                lblImageSize.Text= String.Format("{0} x {1} pixels",_bitmap.Width,_bitmap.Height);
 
                progressBar1.Hide();
            }
        };
    }
    _browser.Navigate(url);
}

Thay đổi kích thước ảnh

Vì việc resize sẽ làm thay đổi ảnh nên cần sử dụng một đối tượng Bitmap (thành viên của lớp) để lưu lại ảnh ban đầu. Ví dụ sau sử dụng một NumericUpDown cho phép người dùng thay đổi kích thước theo phần trăm, từ đó tính ra kích thước mới (width x height):
void NumPercentValueChanged(object sender, EventArgs e)
{
    if(_bitmap==null)
        return;
    float percent=(float)(numPercent.Value/100);
    Bitmap bmp=new Bitmap((int)(_bitmap.Width*percent),(int)(_bitmap.Height*percent));
    lblImageSize.Text= String.Format("{0} x {1} pixels",bmp.Width,bmp.Height);
    Graphics g=Graphics.FromImage(bmp);
    g.DrawImage(_bitmap,0,0,bmp.Width,bmp.Height);
    pictureBox1.Image=bmp;
    pictureBox1.Size=bmp.Size;
}

Lưu ảnh

Sử dụng phương thức Image.Save(), phương thức này chấp nhận một tham số ImageFormatdành cho định dạng ảnh:
void BtnSaveClick(object sender, EventArgs e)
{
    if(saveFileDialog1.ShowDialog()==DialogResult.OK)
    {
        ImageFormat format;
        switch(saveFileDialog1.FilterIndex)
        {
            case 1:
                format=ImageFormat.Png;
                break;
            case 2:
                format=ImageFormat.Jpeg;
                break;
            default:
                format=ImageFormat.Bmp;
                break;
        }
        pictureBox1.Image.Save(saveFileDialog1.FileName,format);
    }
}

Source code chương trình minh họa việc biểu diễn đồ thị bằng GDI+

 Source code chương trình minh họa việc biểu diễn đồ thị bằng GDI+

Đây là chương trình nhằm mục đích minh họa cho việc biểu diễn và cài đặt các thuật toán liên quan đến đồ thị thông qua thuật toán Floyd. Bạn có thể dùng chuột để vẽ và di chuyển các node của đồ thị, khoảng cách giữa hai node cũng như ma trận kề (adjacency matrix) của đồ thị sẽ được tính toán và tự động thay đổi theo.
Chương trình này cũng là một ví dụ đơn giản về cách vẽ, di chuyển và thay đổi kích thước các control bằng chuột trong quá trình runtime. Các đối tượng trong form hầu hết là control, bạn có thể thay thế hoàn toàn bằng GDI+ nhưng công việc xử lý sẽ tốn kém hơn.
cs4.png

Các công cụ vẽ bao gồm (trong Toolbox):
cs2.png

Mô tả 1 số chức năng có trong chương trình:
- Hỗ trợ đồ thị vô hướng và có hướng
- Chức năng xóa node, edge
- Không cho phép di chuyển node ra ngoài khung nhìn
- Hiệu ứng di chuyển trên đường đi ngắn nhất giữa 2 đỉnh.
- Hiển thị đường đi ngắn nhất (gián tiếp) trên ma trận kề.
- Lưu trạng thái của chương trình sau khi thoát.
- Cố định tốc độ di chuyển của bóng dẫn đường (bug).
- Cho phép chọn (edge tool), xoá cạnh (eraser tool).

Download sourcecode + demo
Pass giải nén: hoidapit.com.vn

Tìm đường đi ngắn nhất với Breadth First Search trong C#



Tìm đường đi ngắn nhất với Breadth First Search trong C# - Source code Wumpus Game

breadth-first-search-and-wumpus-game.png
Tìm đường đi ngắn nhất là một trong những bài toán được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Và một thuật toán cơ bản và đơn giản nhất để làm điều này mà bạn có thể đã biết là Breadth First Search (BFS – Tìm kiếm theo chiều rộng). Cơ chế làm việc của thuật toán tương tự như vết dầu loang, tìm kiếm những điểm gần nhất trước. Bạn có thể thấy một vài game sử dụng bản đồ hay liên quan đến AI cũng có thể sử dụng thuật toán này. Một ví dụ bạn có thể áp dụng thuật toán này là n-puzzle mà tôi đã cài đặt bằng thuật toán A* để giải quyết.

Download sourcecode + demo (VC# 2010)
Pass giải nén: hoidapit.com.vn

Giới thiệu

Wumpus là một game điển hình được giải bằng cách sử dụng AI và logic. Tuy nhiên vì đây là chỉ là mình họa đơn giản cho thuật toán Breadth First Search nên ta không cần quan tâm tới phần các phần biểu diễn và suy luận logic trong chương trình.

Dựa vào mục đích trên, tôi sẽ thiệu vài nét cơ bản về game Wumpus. Đây là một game đơn giản có dạng bản đồ bao gồm các đối tượng Agent (nhân vật chính),  Pit (hố), Wumpus (một loại quái vật) và Gold (rương vàng).

Mục đích của ví dụ này là tìm đường sao cho Agent đến được Gold và không đụng phải các Pit và Wumpus. Một điểm ta cần quan tâm nữa là Agent luôn xuất phát tại điểm (0,0).


Giải thuật tổng quát

Trong giải thuật này ta cần định nghĩa các thành phần sau:
br2.png

Giải thuật được mô tả bằng mã giả như sau:
Begin
    Open := {start};
    Close := ø;
    While (Open <> ø) do
        begin
            n:= Dequeue(Open);
            if (n=goal) then Return True;
            Open := Open + G(n);
            Close := Close + {n};
        end;
    Return False;
End;

Ta thấy rằng G(n) dựa vào tập Close để kiểm tra các vị trí có cần được kiểm tra hay không. Nếu bạn cài đặt hai tập này bằng một collection thì tốc độ thực thi sẽ tương đối chậm vì phải thực hiện tìm kiếm phần tử trong danh sách.

Do ví dụ của ta có dạng bản đồ nên thay vì dùng collection, ta sẽ sử dụng mảng hai chiều để có thể truy xuất trực tiếp đến một phần tử dựa vào vị trí. Khi đó ta có thể kiểm tra thuộc tính của phần tử xem nó đã được duyệt chưa.

Các lớp cơ bản

Mỗi ô vuông đơn vị trong bản đồ được tôi sử dụng một đối tượng Square sau để biểu diễn. Giá trị của property State của Square cho ta biết chính xác ô đó chứa thứ gì. Thuộc tính Marked chỉ được dùng để đánh dấu làm nổi bật đường đi khi ta tìm thấy đường.
enum SquareState
{
    Wumpus,
    Pit,
    Gold,
}
struct Square
{
    public SquareState State { get; set; }
    public bool Marked { get; set; }
}

Phần vẽ bản đồ đơn giản là ta tạo một mảng Square rồi random đặt các trạng thái Wumpus, Pit, Gold. Sau cùng dùng sự kiện  OnPaint() để hiển thị lên màn hình.

Lớp BreadthFirstSearch hiện thực đoạn mã giả ở phần trên bằng C#. Contructor của lớp này nhận một mảng 2 chiều Square để tạo nên mảng MyPoint. Các ô có giá trị là Wumpus hoặc Pit sẽ không được tạo và sẽ mang giá trị mặc định là null.
class BreathFirstSearch
{
    MyPoint[,] _cells;
    Queue open = new Queue();
    Point goal;
    public BreathFirstSearch(Square[,] data)
    {
        _cells = new MyPoint[data.GetLength(0), data.GetLength(1)];
        for (int i = 0; i < _cells.GetLength(0); i++)
        {
            for (int j = 0; j < _cells.GetLength(1); j++)
            {
                if (data[i, j].State == SquareState.Gold)
                    goal = new Point(i, j);
                if (data[i, j].State == SquareState.None ||
                    data[i, j].State == SquareState.Gold)
                    _cells[i, j] = new MyPoint(i, j);
            }
        }
        open.Enqueue(new MyPoint(0, 0));
    }
    public List FindPath()
    {
        while (open.Count > 0)
        {
            MyPoint p = open.Dequeue();
            if (p.ToPoint()==goal)
            {
                return GetSolution(p);
            }
            if (p != null)
            {
                GenMove(p);
            }
        }
        return null;
    }
    void AddToOpen(MyPoint point, MyPoint previous)
    {
        if (point != null && !point.Visited)
        {
            point.Visited = true;
            point.Previous = previous;
            open.Enqueue(point);
        }
    }
    List GetSolution(MyPoint p)
    {
        List list = new List();
        list.Add(p.ToPoint());
        while (p.Previous != null)
        {
            list.Add(p.Previous.ToPoint());
            p = p.Previous;
        }
        return list;
    }
    void GenMove(MyPoint p)
    {
        if (p.X < _cells.GetLength(0) - 1)
            AddToOpen(_cells[p.X + 1, p.Y], p);
        if (p.Y < _cells.GetLength(1) - 1)             AddToOpen(_cells[p.X, p.Y + 1], p);         if (p.X > 0)
            AddToOpen(_cells[p.X - 1, p.Y], p);
        if (p.Y > 0)
            AddToOpen(_cells[p.X, p.Y - 1], p);
    }
}

Lớp MyPoint được định nghĩa như sau:
class MyPoint
{
    public int X;
    public int Y;
    public bool Visited = false;
    public MyPoint Previous;
// [...]
}

Tôi sử dụng biến Previous để lưu vị trí của phần tử trước đó, như vậy khi tìm được đích, ta sẽ dựa vào giá trị này để lần ngược lại đường đi từ vị trí xuất phát đến đích. Bạn có thể thấy phương thức GetSolution() trong lớp BreadthFirstSearch thực hiện điều này như thế nào.

Phần kết

Đây là chỉ là một ví dụ đơn giản minh họa cho thuật toán Breadth First Search giúp bạn có thể dễ dàng cài đặt để ứng dụng trong các chương trình hoặc các game nhỏ. Sẽ là một thiếu sót nếu tôi chỉ trình bày về thuật toán tìm kiểm chiều rộng mà không nói về thuật toán tìm kiếm theo chiều sâu (Depth First Search – DFS). Trong bài viết tiếp theo bạn sẽ thấy một chương trình đơn giản mô phỏng trực quan thuật toán này bao gồm hiệu ứng quay lui (backtracking). Dựa vào đó bạn có thể so sánh được sự khác biệt giữa thuật toán BFS này và DFS.



Game trúc xanh

Game trúc xanh

Game cá ngựa

Game cá ngựa

 

Game cờ tuớng

Game cờ tuớng

Bài toán mã đi tuần

Bài toán mã đi tuần

Game pikachu

Game pikachu

Game rắn ăn mồi

Game rắn ăn mồi

 

Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014

[ TỰ HỌC C++ ] Bài 5 : Hàm (I)

Bài 5 : Hàm (I)
Hàm là một khối lệnh được thực hiện khi nó được gọi từ một điểm khác của chương trình. Dạng thức của nó như sau:

type name ( argument1, argument2, ...) statement
trong đó:
type là kiểu dữ liệu được trả về của hàm
name là tên gọi của hàm.

arguments là các tham số (có nhiều bao nhiêu cũng được tuỳ theo nhu cầu). Một tham số bao gồm tên kiểu dữ liệu sau đó là tên của tham số giống như khi khai báo biến (ví dụ int x) và đóng vai trò bên trong hàm như bất kì biến nào khác. Chúng dùng để truyền tham số cho hàm khi nó được gọi. Các tham số khác nhau được ngăn cách bởi các dấu phẩy.
statement là thân của hàm. Nó có thể là một lệnh đơn hay một khối lệnh.
Dưới đây là ví dụ đầu tiên về hàm:
// function example
#include <iostream.h>
 
int addition (int a, int b)
{
  int r;
  r=a+b;
  return (r);
}
 
int main ()
{
  int z;
  z = addition (5,3);
  cout << "The result is " << z;
  return 0;
}
The result is 8
Để có thể hiểu được đoạn mã này, trước hết hãy nhớ lại những điều đã nói ở bài đầu tiên: một chương trình C++ luôn bắt đầu thực hiện từ hàm main. Vì vậy chúng ta bắt đầu từ đây.
Chúng ta có thể thấy hàm mainbắt đầu bằng việc khai báo biến z kiểu int. Ngay sau đó là một lời gọi tới hàm addition. Nếu để ý chúng ta sẽ thấy sự tương tự giữa cấu trúc của lời gọi hàm với khai báo của hàm:
Các tham số có vai trò thật rõ ràng. Bên trong hàm main chúng ta gọi hàm addition và truyền hai giá trị: 53 tương ứng với hai tham số int aint b được khai báo cho hàm addition.
Vào thời điểm hàm được gọi từ main, quyền điều khiển được chuyển sang cho hàm addition. Giá trị của c hai tham số (53) được copy sang hai biến cục bộ int aint b bên trong hàm.
Dòng lệnh sau:
return (r);
kết thúc hàm addition, và trả lại quyền điều khiển cho hàm nào đã gọi nó (main) và tiếp tục chương trình ở cái điểm mà nó bị ngắt bởi lời gọi đến addition. Nhưng thêm vào đó, giá trị được dùng với lệnh return(r) chính là giá trị được trả về của hàm.\
Giá trị trả về bởi một hàm chính là giá trị của hàm khi nó được tính toán. Vì vậy biến z sẽ có có giá trị được trả về bởi addition (5, 3), đó là 8

Phạm vi hoạt động của các biến  [nhắc lại]
Bạn cần nhớ rằng phạm vi hoạt động của các biến khai báo trong một hàm hay bất kì một khối lệnh nào khác chỉ là hàm đó hay khối lệnh đó và không thể sử dụng bên ngoài chúng. Ví dụ, trong chương trình ví dụ trên, bạn không thể sử dụng trực tiếp các biến a, b hay r trong hàm main vì chúng là các biến cục bộ của hàm addition. Thêm vào đó bạn cũng không thể sử dụng biến z trực tiếp bên trong hàm addition vì nó làm biến cục bộ của hàm main.
Tuy nhiên bạn có thể khai báo các biến toàn cục để có thể sử dụng chúng ở bất kì đâu, bên trong hay bên ngoài bất kì hàm nào. Để làm việc này bạn cần khai báo chúng bên ngoài mọi hàm hay các khối lệnh, có nghĩa là ngay trong thân chương trình.
Đây là một ví dụ khác về hàm:
// function example
#include <iostream.h>
 
int subtraction (int a, int b)
{
  int r;
  r=a-b;
  return (r);
}
 
int main ()
{
  int x=5, y=3, z;
  z = subtraction (7,2);
  cout << "The first result is " << z << '\n';
  cout << "The second result is " << subtraction (7,2) << '\n';
  cout << "The third result is " << subtraction (x,y) << '\n';
  z= 4 + subtraction (x,y);
  cout << "The fourth result is " << z << '\n';
  return 0;
}
The first result is 5
The second result is 5
The third result is 2
The fourth result is 6
Trong trường hợp này chúng ta tạo ra hàm subtraction. Chức năng của hàm này là lấy hiệu của hai tham số rồi trả về kết quả.
Tuy nhiên, nếu phân tích hàm maincác bạn sẽ thấy chương trình đã vài lần gọi đến hàm subtraction. Tôi đã sử dụng vài cách gọi khác nhau để các bạn thấy các cách khác nhau mà một hàm có thể được gọi.
Để có hiểu cặn kẽ ví dụ này bạn cần nhớ rằng một lời gọi đến một hàm có thể hoàn toàn được thay thế bởi giá trị của nó. Ví dụ trong lệnh gọi hàm đầu tiên :
z = subtraction (7,2);
cout << "The first result is " << z;
Nếu chúng ta thay lời gọi hàm bằng giá trị của nó (đó là 5), chúng ta sẽ có:
z = 5;
cout << "The first result is " << z;
Tương tự như vậy
cout << "The second result is " << subtraction (7,2);
cũng cho kết quả giống như hai dòng lệnh trên nhưng trong trường hợp này chúng ta gọi hàm subtraction trực tiếp như là một tham số của cout. Chúng ta cũng có thể viết:
cout << "The second result is " << 5;
5 là kết quả của subtraction (7,2).
Còn với lệnh
cout << "The third result is " << subtraction (x,y);
Điều mới mẻ duy nhất ở đây là các tham số của subtractionlà các biến thay vì các hằng. Điều này là hoàn toàn hợp lệ. Trong trường hợp này giá trị được truyền cho hàm subtractiongiá trị của xand y.
Trường hợp thứ tư cũng hoàn toàn tương tự. Thay vì viết
z = 4 + subtraction (x,y);
chúng ta có thể viết:
z = subtraction (x,y) + 4;
cũng hoàn toàn cho kết quả tương đương. Chú ý rằng dấu chấm phẩy được đặt ở cuối biểu thức chứ không cần thiết phải đặt ngay sau lời gọi hàm.

Các hàm không kiểu. Cách sử dụng void.

Nếu bạn còn nhớ cú pháp của một lời khai báo hàm:
type name ( argument1, argument2 ...) statement
bạn sẽ thấy rõ ràng rằng nó bắt đầu với một tên kiểu, đó là kiểu dữ liệu sẽ được hàm trả về bởi lệnh return. Nhưng nếu chúng ta không muốn trả về giá trị nào thì sao ?
Hãy tưởng tượng rằng chúng ta muốn tạo ra một hàm chỉ để hiển thị một thông báo lên màn hình. Nó không cần trả về một giá trị nào cả, hơn nữa cũng không cần nhận tham số nào hết. Vì vậy người ta đã nghĩ ra kiểu dữ liệu void trong ngôn ngữ C. Hãy xem xét chương trình sau:
// void function example
#include <iostream.h>
 
void dummyfunction (void)
{
  cout << "I'm a function!";
}
 
int main ()
{
  dummyfunction ();
  return 0;
}
I'm a function!
Từ khoá void trong phần danh sách tham số có nghĩa là hàm này không nhận một tham số nào. Tuy nhiên trong C++ không cần thiết phải sử dụng voidđể làm điều này. Bạn chỉ đơn giản sử dụng cặp ngoặc đơn ( ) là xong.
Bởi vì hàm của chúng ta không có một tham số nào, vì vậy lời gọi hàm dummyfunction sẽ là :
dummyfunction ();
style="BORDER-RIGHT: medium none; PADDING-RIGHT: 0in; BORDER-TOP: medium none; PADDING-LEFT: 0in; PADDING-BOTTOM: 0in; BORDER-LEFT: medium none; PADDING-TOP: 0in; BORDER-BOTTOM: windowtext 3pt solid">
Hai dấu ngoặc đơn là cần thiết để cho trình dịch hiểu đó là một lời gọi hàm chứ không phải là một tên biến hay bất kì dấu hiệu nào khác.

[ TỰ HỌC C++ ] Bài 4 : Các Cấu Trúc Điều Khiển



Bài 4 : Các Cấu Trúc Điều Khiển
Một chương trình thường không chỉ bao gồm các lệnh tuần tự nối tiếp nhau. Trong quá trình chạy nó có thể rẽ nhánh hay lặp lại một đoạn mã nào đó. Để làm điều này chúng ta sử dụng các cấu trúc điều khiển.

Cùng với việc giới thiệu các cấu trúc điều khiển chúng ta cũng sẽ phải biết tới một khái niệm mới: khối lệnh, đó là một nhóm các lệnh được ngăn cách bởi dấu chấm phẩy  (;) nhưng được gộp trong một khối giới hạn bởi một cặp ngoặc nhọn: {}.
Hầu hết các cấu trúc điều khiển mà chúng ta sẽ xem xét trong chương này cho phép sử dụng một lệnh đơn hay một khối lệnh làm tham số, tuỳ thuộc vào chúng ta có đặt nó trong cặp ngoặc nhọn hay không.

Cấu trúc điều kiện: if  và else

Cấu trúc này được dùng khi một lệnh hay một khối lệnh chỉ được thực hiện khi một điều kiện nào đó thoả mãn. Dạng của nó như sau:
if (condition) statement
trong đó condition là biểu thức sẽ được tính toán. Nếu điều kiện đó là true, statement được thực hiện. Nếu không statementbị bỏ qua (không thực hiện) và chương trình tiếp tục thực hiện lệnh tiếp sau cấu trúc điều kiện.
Ví dụ, đoạn mã sau đây sẽ viết x is 100 chỉ khi biến  xchứa giá trị 100:
if (x == 100)
  cout << "x is 100";
Nếu chúng ta muốn có hơn một lệnh được thực hiện trong trường hợp conditiontrue chúng ta có thể chỉ định một khối lệnh bằng cách sử dụng một cặp ngoặc nhọn { }:
if (x == 100)
 {
  cout << "x is ";
  cout << x;
 }
Chúng ta cũng có thể chỉ định điều gì sẽ xảy ra nếu điều kiện không được thoả mãn bằng cách sửu dụng từ khoá else. Nó được sử dụng cùng với if như sau:
if (condition) statement1 else statement2
Ví dụ:
if (x == 100)
  cout << "x is 100";
else
  cout << "x is not 100";
Cấu trúc if + else có thể được móc nối để kiểm tra nhiều giá trị. Ví dụ sau đây sẽ kiểm tra xem giá trị chứa trong biến x là dương, âm hay bằng không.
if (x > 0)
  cout << "x is positive";
else if (x < 0)
  cout << "x is negative";
else
  cout << "x is 0";

Các cấu trúc lặp

Mục đích của các vòng lặp là lặp lại một thao tác với một số lần nhất định hoặc trong khi một điều kiện nào đó còn thoả mãn.
Vòng lặp while .
Dạng của nó như sau:
while (expression) statement
và chức năng của nó đơn giản chỉ là lặp lại statement khi điều kiện expression còn thoả mãn.
Ví dụ, chúng ta sẽ viết một chương trình đếm ngược sử dụng vào lặp while:
// custom countdown using while
#include <iostream.h>
int main ()
{
  int n;
  cout << "Enter the starting number > ";
  cin >> n;
  while (n>0) {
    cout << n << ", ";
    --n;
  }
  cout << "FIRE!";
  return 0;
}
Enter the starting number > 8
8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1, FIRE!
Khi chương trình chạy người sử dụng được yêu cầu nhập vào một số để đếm ngược. Sau đó, khi vòng lặp while bắt đầu nếu số mà người dùng nhập vào thoả mãn điều kiện điều kiện n>0khối lệnh sẽ được thực hiện một số lần không xác định chừng nào điều kiện (n>0) còn được thoả mãn.
Chúng ta cần phải nhớ rằng vòng lặp phải kết thúc ở một điểm nào đó, vì vậy bên trong vòng lặp chúng ta phải cung cấp một phương thức nào đó để buộc conditiontrở thành sai nếu không thì nó sẽ lặp lại mãi mãi. Trong ví dụ trên vòng lặp phải có lệnh --n; để làm cho condition trở thành sai sau một số lần lặp.
Vòng lặp do-while 
Dạng thức:
do statement while (condition);
Chức năng của nó là hoàn toàn giống vòng lặp while chỉ trừ có một điều là điều kiện điều khiển vòng lặp được tính toán sau khistatement được thực hiện, vì vậy statement sẽ được thực hiện ít nhất một lần ngay cả khi conditionkhông bao giờ được thoả mãn. Ví dụ, chương trình dưới đây sẽ viết ra bất kì số nào mà bạn nhập vào cho đến khi bạn nhập số 0.
// number echoer
#include <iostream.h>
int main ()
{
  unsigned long n;
  do {
    cout << "Enter number (0 to end): ";
    cin >> n;
    cout << "You entered: " << n << "\n";
  } while (n != 0);
  return 0;
}
Enter number (0 to end): 12345
You entered: 12345
Enter number (0 to end): 160277
You entered: 160277
Enter number (0 to end): 0
You entered: 0
Vòng lặp do-while thường được dùng khi điều kiện để kết thúc vòng lặp nằm trong vòng lặp, như trong ví dụ trên, số mà người dùng nhập vào là điều kiện kiểm tra để kết thúc vòng lặp. Nếu bạn không nhập số 0 trong ví dụ trên thì vòng lặp sẽ không bao giờ chấm dứt.
Vòng lặp for .
Dạng thức:
for (initialization; condition; increase) statement;
và chức năng chính của nó là lặp lại statement chừng nào condition còn mang giá trị đúng, như trong vòng lặp while. Nhưng thêm vào đó, for cung cấp chỗ dành cho lệnh khởi tạo và lệnh tăng. Vì vậy vòng lặp này được thiết kế đặc biệt lặp lại một hành động với một số lần xác định.
Cách thức hoạt động của nó như sau:
1, initializationđược thực hiện. Nói chung nó đặt một giá khí ban đầu cho biến điều khiển. Lệnh này được thực hiện chỉ một lần.
2, condition được kiểm tra, nếu nó là đúng vòng lặp tiếp tục còn nếu không vòng lặp kết thúc và statement được bỏ qua.
3, statement được thực hiện. Nó có thể là một lệnh đơn hoặc là một khối lệnh được bao trong một cặp ngoặc nhọn.
4, Cuối cùng, increaseđược thực hiện để tăng biến điều khiển và vòng lặp quay trở lại bước 2.
Sau đây là một ví dụ đếm ngược sử dụng vòng for
// countdown using a for loop
#include <iostream.h>
int main ()
{
  for (int n=10; n>0; n--) {
    cout << n << ", ";
  }
  cout << "FIRE!";
  return 0;
}
10, 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1, FIRE!
Phần khởi tạo và lệnh tăng không bắt buộc phải có. Chúng có thể được bỏ qua nhưng vẫn phải có dấu chấm phẩy ngăn cách giữa các phần. Vì vậy, chúng ta có thể viết for (;n<10;) hoặc for (;n<10;n++).
Bằng cách sử dụng dấu phẩy, chúng ta có thể dùng nhiều lệnh trong bất kì trường nào trong vòng for, như là trong phần khởi tạo. Ví dụ chúng ta có thể khởi tạo một lúc nhiều biến trong vòng lặp:
for ( n=0, i=100 ; n!=i ; n++, i-- )
{
  // cái gì ở đây cũng được...
}
Vòng lặp này sẽ thực hiện 50 lần nếu như n và i không bị thay đổi trong thân vòng lặp:

Các lệnh rẽ nhánh và lệnh nhảy

Lệnh break.
Sử dụng break chúng ta có thể thoát khỏi vòng lặp ngay cả khi điều kiện để nó kết thúc chưa được thoả mãn. Lệnh này có thể được dùng để kết thúc một  vòng lặp không xác định hay buộc nó phải kết thúc giữa chừng thay vì kết thúc một cách bình thường. Ví dụ, chúng ta sẽ dừng việc đếm ngược trước khi nó kết thúc:
// break loop example
#include <iostream.h>
int main ()
{
  int n;
  for (n=10; n>0; n--) {
    cout << n << ", ";
    if (n==3)
    {
      cout << "countdown aborted!";
      break;
    }
  }
  return 0;
}
10, 9, 8, 7, 6, 5, 4, countdown aborted!
Lệnh continue.
Lệnh continue làm cho chương trình bỏ qua phần còn lại của vòng lặp và nhảy sang lần lặp tiếp theo. Ví dụ chúng ta sẽ bỏ qua số 5 trong phần đếm ngược:
// break loop example
#include <iostream.h>
int main ()
{
  for (int n=10; n>0; n--) {
    if (n==5) continue;
    cout << n << ", ";
  }
  cout << "FIRE!";
  return 0;
}
10, 9, 8, 7, 6, 4, 3, 2, 1, FIRE!
Lệnh goto.
Lệnh này cho phép nhảy vô điều kiện tới bất kì điểm nào trong chương trình. Nói chung bạn nên tránh dùng nó trong chương trình C++. Tuy nhiên chúng ta vẫn có một ví dụ dùng lệnh goto để đếm ngược:
// goto loop example
#include <iostream.h>
int main ()
{
  int n=10;
  loop: ;
  cout << n << ", ";
  n--;
  if (n>0) goto loop;
  cout << "FIRE!";
  return 0;
}
10, 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1, FIRE!
Hàm exit.
Mục đích của exit  là kết thúc chương trình và trả về một mã xác định. Dạng thức của nó như sau
void exit (int exit code);
exit code được dùng bởi một số hệ điều hành hoặc có thể được dùng bởi các chương trình gọi. Theo quy ước, mã trả về 0 có nghĩa là chương trình kết thúc bình thường còn các giá trị khác 0 có nghĩa là có lỗi.

Cấu trúc lựa chọn: switch.

Cú pháp của lệnh switch hơi đặc biệt một chút. Mục đích của nó là kiểm tra một vài giá trị hằng cho một biểu thức, tương tự với những gì chúng ta làm ở đầu bài này khi liên kết một vài lệnh if else if với nhau. Dạng thức của nó như sau:
switch (expression) {
  case
constant1:
    block of instructions 1
    break;
  case
constant2:
    block of instructions 2
    break;
  .
  .
  .
  default:
    default block of instructions
  }
Nó hoạt động theo cách sau: switch tính biểu thức và kiểm tra xem nó có bằng constant1 hay không, nếu đúng thì nó thực hiện block of instructions 1 cho đến khi tìm thấy từ khoá break, sau đó nhảy đến phần cuối của cấu trúc lựa chọn switch.
Còn nếu không, switch sẽ kiểm tra xem biểu thức có bằng constant2 hay không. Nếu đúng nó sẽ thực hiện block of instructions 2cho đến khi tìm thấy từ khoá break.
Cuối cùng, nếu giá trị biểu thức không bằng bất kì hằng nào được chỉ định ở trên (bạn có thể chỉ định bao nhiêu câu lệnh case tuỳ thích), chương trình sẽ thực hiện các lệnh trong phần default: nếu nó tồn tại vì phần này không bắt buộc phải có.
Hai đoạn mã sau là tương đương:
ví dụ switch
if-else tương đương
switch (x) {
  case 1:
    cout << "x is 1";
    break;
  case 2:
    cout << "x is 2";
    break;
  default:
    cout << "value of x unknown";
  }
if (x == 1) {
  cout << "x is 1";
  }
else if (x == 2) {
  cout << "x is 2";
  }
else {
  cout << "value of x unknown";
  }
Tôi đã nói ở trên rằng cấu trúc của lệnh switch hơi đặc biệt. Chú ý sự tồn tại của lệnh break ở cuối mỗi khối lệnh. Điều này là cần thiết vì nếu không thì sau khi thực hiện block of instructions 1 chương trình sẽ không nhảy đến cuối của lệnh switch mà sẽ thực hiện các khối lệnh tiếp theo cho đến khi nó tìm thấy lệnh breakđầu tiên. Điều này khiến cho việc đặt cặp ngoặc nhọn { } trong mỗi trường hợp là không cần thiết và có thể được dùng khi bạn muốn thực hiện một khối lệnh cho nhiều trường hợp khác nhau, ví dụ:
switch (x) {
  case 1:
  case 2:
  case 3:
    cout << "x is 1, 2 or 3";
    break;
  default:
    cout << "x is not 1, 2 nor 3";
  }
Chú ý rằng lệnh switch chỉ có thể được dùng để so sánh một biểu thức với các hằng. Vì vậy chúng ta không thể đặt các biến (case (n*2):) hay các khoảng (case (1..3):) vì chúng không phải là các hằng hợp lệ.
style="BORDER-RIGHT: medium none; PADDING-RIGHT: 0cm; BORDER-TOP: medium none; PADDING-LEFT: 0cm; PADDING-BOTTOM: 0cm; BORDER-LEFT: medium none; PADDING-TOP: 0cm; BORDER-BOTTOM: windowtext 3pt solid">
Nếu bạn cần kiểm tra các khoảng hay nhiều giá trị không phải là hằng số hãy kết hợp các lệnh ifelse if

Bài đăng phổ biến