Bài 5 : Hàm (I)
Hàm là một khối lệnh được thực hiện khi nó được gọi từ một điểm khác của chương trình. Dạng thức của nó như sau: type name ( argument1, argument2, ...) statement
trong đó:
type là kiểu dữ liệu được trả về của hàm
name là tên gọi của hàm.
arguments là các tham số (có nhiều bao nhiêu cũng được tuỳ theo nhu cầu). Một tham số bao gồm tên kiểu dữ liệu sau đó là tên của tham số giống như khi khai báo biến (ví dụ int x) và đóng vai trò bên trong hàm như bất kì biến nào khác. Chúng dùng để truyền tham số cho hàm khi nó được gọi. Các tham số khác nhau được ngăn cách bởi các dấu phẩy.
statement là thân của hàm. Nó có thể là một lệnh đơn hay một khối lệnh.
Dưới đây là ví dụ đầu tiên về hàm:type là kiểu dữ liệu được trả về của hàm
name là tên gọi của hàm.
arguments là các tham số (có nhiều bao nhiêu cũng được tuỳ theo nhu cầu). Một tham số bao gồm tên kiểu dữ liệu sau đó là tên của tham số giống như khi khai báo biến (ví dụ int x) và đóng vai trò bên trong hàm như bất kì biến nào khác. Chúng dùng để truyền tham số cho hàm khi nó được gọi. Các tham số khác nhau được ngăn cách bởi các dấu phẩy.
statement là thân của hàm. Nó có thể là một lệnh đơn hay một khối lệnh.
// function example #include <iostream.h> int addition (int a, int b) { int r; r=a+b; return (r); } int main () { int z; z = addition (5,3); cout << "The result is " << z; return 0; } | The result is 8 |
Chúng ta có thể thấy hàm mainbắt đầu bằng việc khai báo biến z kiểu int. Ngay sau đó là một lời gọi tới hàm addition. Nếu để ý chúng ta sẽ thấy sự tương tự giữa cấu trúc của lời gọi hàm với khai báo của hàm:
Các tham số có vai trò thật rõ ràng. Bên trong hàm main chúng ta gọi hàm addition và truyền hai giá trị: 5 và 3 tương ứng với hai tham số int a và int b được khai báo cho hàm addition.
Vào thời điểm hàm được gọi từ main, quyền điều khiển được chuyển sang cho hàm addition. Giá trị của c hai tham số (5và 3) được copy sang hai biến cục bộ int a và int b bên trong hàm. Dòng lệnh sau:
return (r);
kết thúc hàm addition, và trả lại quyền điều khiển cho hàm nào đã gọi nó (main) và tiếp tục chương trình ở cái điểm mà nó bị ngắt bởi lời gọi đến addition. Nhưng thêm vào đó, giá trị được dùng với lệnh return(r) chính là giá trị được trả về của hàm.\
Giá trị trả về bởi một hàm chính là giá trị của hàm khi nó được tính toán. Vì vậy biến z sẽ có có giá trị được trả về bởi addition (5, 3), đó là 8.
Phạm vi hoạt động của các biến [nhắc lại] Bạn cần nhớ rằng phạm vi hoạt động của các biến khai báo trong một hàm hay bất kì một khối lệnh nào khác chỉ là hàm đó hay khối lệnh đó và không thể sử dụng bên ngoài chúng. Ví dụ, trong chương trình ví dụ trên, bạn không thể sử dụng trực tiếp các biến a, b hay r trong hàm main vì chúng là các biến cục bộ của hàm addition. Thêm vào đó bạn cũng không thể sử dụng biến z trực tiếp bên trong hàm addition vì nó làm biến cục bộ của hàm main. Tuy nhiên bạn có thể khai báo các biến toàn cục để có thể sử dụng chúng ở bất kì đâu, bên trong hay bên ngoài bất kì hàm nào. Để làm việc này bạn cần khai báo chúng bên ngoài mọi hàm hay các khối lệnh, có nghĩa là ngay trong thân chương trình. |
// function example #include <iostream.h> int subtraction (int a, int b) { int r; r=a-b; return (r); } int main () { int x=5, y=3, z; z = subtraction (7,2); cout << "The first result is " << z << '\n'; cout << "The second result is " << subtraction (7,2) << '\n'; cout << "The third result is " << subtraction (x,y) << '\n'; z= 4 + subtraction (x,y); cout << "The fourth result is " << z << '\n'; return 0; } | The first result is 5 The second result is 5 The third result is 2 The fourth result is 6 |
Tuy nhiên, nếu phân tích hàm maincác bạn sẽ thấy chương trình đã vài lần gọi đến hàm subtraction. Tôi đã sử dụng vài cách gọi khác nhau để các bạn thấy các cách khác nhau mà một hàm có thể được gọi.
Để có hiểu cặn kẽ ví dụ này bạn cần nhớ rằng một lời gọi đến một hàm có thể hoàn toàn được thay thế bởi giá trị của nó. Ví dụ trong lệnh gọi hàm đầu tiên :
z = subtraction (7,2);
cout << "The first result is " << z;
cout << "The first result is " << z;
Nếu chúng ta thay lời gọi hàm bằng giá trị của nó (đó là 5), chúng ta sẽ có:
z = 5;
cout << "The first result is " << z;
Tương tự như vậy cout << "The first result is " << z;
cout << "The second result is " << subtraction (7,2);
cũng cho kết quả giống như hai dòng lệnh trên nhưng trong trường hợp này chúng ta gọi hàm subtraction trực tiếp như là một tham số của cout. Chúng ta cũng có thể viết:
cout << "The second result is " << 5;
vì 5 là kết quả của subtraction (7,2).Còn với lệnh
cout << "The third result is " << subtraction (x,y);
Điều mới mẻ duy nhất ở đây là các tham số của subtractionlà các biến thay vì các hằng. Điều này là hoàn toàn hợp lệ. Trong trường hợp này giá trị được truyền cho hàm subtractionlà giá trị của xand y.
Trường hợp thứ tư cũng hoàn toàn tương tự. Thay vì viết z = 4 + subtraction (x,y);
chúng ta có thể viết:
z = subtraction (x,y) + 4;
cũng hoàn toàn cho kết quả tương đương. Chú ý rằng dấu chấm phẩy được đặt ở cuối biểu thức chứ không cần thiết phải đặt ngay sau lời gọi hàm.
Các hàm không kiểu. Cách sử dụng void.
Nếu bạn còn nhớ cú pháp của một lời khai báo hàm:
type name ( argument1, argument2 ...) statement
bạn sẽ thấy rõ ràng rằng nó bắt đầu với một tên kiểu, đó là kiểu dữ liệu sẽ được hàm trả về bởi lệnh return. Nhưng nếu chúng ta không muốn trả về giá trị nào thì sao ?
Hãy tưởng tượng rằng chúng ta muốn tạo ra một hàm chỉ để hiển thị một thông báo lên màn hình. Nó không cần trả về một giá trị nào cả, hơn nữa cũng không cần nhận tham số nào hết. Vì vậy người ta đã nghĩ ra kiểu dữ liệu void trong ngôn ngữ C. Hãy xem xét chương trình sau: // void function example #include <iostream.h> void dummyfunction (void) { cout << "I'm a function!"; } int main () { dummyfunction (); return 0; } | I'm a function! |
Bởi vì hàm của chúng ta không có một tham số nào, vì vậy lời gọi hàm dummyfunction sẽ là :
dummyfunction ();
style="BORDER-RIGHT: medium none; PADDING-RIGHT: 0in; BORDER-TOP: medium none; PADDING-LEFT: 0in; PADDING-BOTTOM: 0in; BORDER-LEFT: medium none; PADDING-TOP: 0in; BORDER-BOTTOM: windowtext 3pt solid">
Hai dấu ngoặc đơn là cần thiết để cho trình dịch hiểu đó là một lời gọi hàm chứ không phải là một tên biến hay bất kì dấu hiệu nào khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét