Thứ Hai, 16 tháng 8, 2010

Các vụ tranh chấp tên miền nổi tiếng trên thế giới

FIFA, Liên đoàn Bóng đá Quốc tế và là nhà tổ chức Cúp bóng đá thế giới World Cup, và ISL, đại lý tiếp thị độc quyền của FIFA đã kiện một Bị đơn về việc lạm dụng 15 tên miền như: worldcup2002.com, 2002worldcup.org.

1. Liên đoàn Bóng đá quốc tế (FIFA)

FIFA, Liên đoàn Bóng đá Quốc tế và là nhà tổ chức Cúp bóng đá thế giới World Cup, và ISL, đại lý tiếp thị độc quyền của FIFA đã kiện một Bị đơn về việc lạm dụng 15 tên miền như: worldcup2002.com, 2002worldcup.org. Hai năm sau khi những tên miền này được đăng ký, Bị đơn đã gửi thông báo tới một trong các Nguyên đơn nêu rằng về thực chất: “Tôi là chủ của các tên miền trên. Tôi hiểu rằng công ty các ngài đang chuẩn bị lập một website. Tôi muốn hỏi rằng liệu những tên miền trên có thể sử dụng được cho website của công ty các ngài không? Nếu các ngài quan tâm đến bất kỳ tên miền nào nói trên, tôi sẵn lòng

bán lại cho công ty các ngài. “Các Nguyên đơn cho rằng những tên miền trên tương tự đến mức gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu “World Cup của FIFA đã đăng ký ở nhiều nước, kể cả ở Hàn Quốc và Nhật Bản là những nơi đã diễn ra World Cup 2002.

Thành viên Hội đồng duy nhất đã công nhận 13 tên miền có cụm từ “World Cup” tương tự dễ gây nhầm lẫn với nhãn hiệu World Cup đã đăng ký. Tuy nhiên, hai tên miền còn lại (wc2002.com wc02.com) không làm người ta nghĩ ngay đến World Cup (thành viên hội đồng cho rằng hai tên miền đó có thể nói đến nhà vệ sinh “water closet”). Thành viên Hội đồng quyết định rằng việc sử dụng các tên miền nói trên, cho dù vì các mục đích phi thương mại, là không hợp pháp hoặc công bằng vì Bị đơn đã sao chép website chính thức của Nguyên đơn mà không có thêm ý tưởng mới nào bổ sung.

Về luận điểm cho rằng Bị đơn hành động với dụng ý xấu, hội thẩm viên nhận thấy đề nghị bán các tên miền của Bị đơn không hình thành sự kiện là Bị đơn đăng ký các tên miền trước hết vị mục đích bán lại cho Nguyên đơn. Tuy nhiên, kết luận hợp lý duy nhất từ sự kiện Bị đơn đăng ký một số lượng lớn các tên miền nói trên là Bị đơn có ý định lưu giữ các tên miền nhằm ngăn cản các Nguyên đơn đưa nhãn hiệu hàn hoá World Cup thành một tên miền tương ứng. Vì vậy, thành viên Hội đồng đã yêu cầu chuyển giao 13 tên miền (trừ hai tên miền chỉ có chữ “wc”) cho FIFA.

Tranh chấp tên miền không loại trừ bất kỳ chủ thể nào, cho dù đó là Liên đoàn Bóng đá thế giới nổi tiếng.

về đầu trang

2. Hãng hàng không AirFrance và tên miền wwwairfrance.com

AirFrance là hãng hàng không nổi tiếng của Pháp và đã đăng ký rất nhiều tên miền theo tên công ty để quảng bá, bảo vệ thương hiệu và cung cấp dịch vụ đặt vé trực tuyến và hàng năm phải đầu tư khoảng € 350.000 để duy trì sự hoạt động của các tên miền này.

Năm 2001, AirFrance phát hiện hãng Unicon Media đã đăng ký tên miền wwwairfrance.com và dẫn đến website www.superinternetdeals.com/cheaptickets.html chuyên kinh doanh vé máy bay chiết khấu và các chương trình giảm giá du lịch. Ngay lập tức, AirFrance đã gửi thư yêu cầu Unicon Media ngừng sử dụng tên miền này nhưng chẳng những không nhận được phản hồi mà sau đó còn được biết tên miền này đã được Union Media chuyển bán cho công ty Seven Summit Ventures. Một lần nữa, AirFrance lại nhận được sự im lặng sau khi gửi yêu cầu tới Seven Summit Ventures yêu cầu chấm dứt sử dụng tên miền và vì vậy, AirFrance đã đệ đơn lên WIPO yêu cầu xử lý tranh chấp tên miền theo chính sách và cơ chế giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất.

Sau những nỗ lực không thành công trong việc liên hệ với Seven Summit Ventures, WIPO đã đưa khiếu nại về tên miền wwwairfrance.com của AirFrance ra xét xử và phán quyết như sau: (i) tên miền wwwairfrance.com dễ nhầm lẫn với thương hiệu Airfrance nổi tiếng vì tiền tố www là viết tắt của World Wide

Web rất phổ biến và không đủ khả năng tạo nên sự khác biệt giữa tên miền và thương hiệu; (ii) bị đơn không có mối quan hệ kinh doanh nào với nguyên đơn, không phải là đại lý của nguyên đơn. Hơn nữa, nguyên đơn cũng chưa từng cho phép bị đơn sử dụng thương hiệu của mình vì bất kỳ mục đích gì; (iii) mặc dù bị đơn mua lại tên miền của một chủ thể khác nhưng trước đó, tên miền đã bị chủ thể đăng ký trái phép. Vì những lý do trên, hội đồng trọng tài của WIPO quyết định trả lại tên miền cho AirFrance.

3.Validas và tranh chấp liên quan đến tên miền validas.com)

Liên quan đến tên miền validas.com, nguyên đơn là Validas, LLC Missouri City ở Texas, Hoa Kỳ đã có đơn kiện bị đơn là SMVS Consultancy Private Limited of Mumbai ở Maharashtra, Ấn Độ. Tên miền validas.com đã được bị đơn đăng ký vào tháng 3/2000 và hết hạn vào /3/2011. Giữa tháng 12/2008 đến 12/10/2009, trang web “validas.com” được mở ra để quảng cáo các sản phẩm viễn thông, thiết bị tiết kiệm dùng cho viễn thông và các dịch vụ viễn thông. Theo thông tin whois có liên quan, tên miền tranh chấp lần cuối được cập nhật vào ngày 23/10/2009. Nhãn hiệu validas được nguyên đơn sử dụng thông qua việc cung cấp công nghệ viễn thông và dịch vụ thông tin bắt đầu từ tháng 6/2007, điều này được thể hiện tại trang web của nguyên đơn: “www.myvaliadas.com”.

Nguyên đơn đã đưa ra những cáo buộc bị đơn như sau:

- Bên nguyên đơn đã cho rằng tên miền mà bị đơn đăng ký trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu VALIDAS mà nguyên đơn đã đăng ký bảo hộ. Bị đơn hoàn toàn không có quyền hoặc lợi ích hợp pháp đối với tên miền tranh chấp; tên miền tranh chấp được đăng ký và sử dụng với dụng ý xấu,

Nguyên đơn đã tuyên bố rằng trang web validas.com của bị đơn đăng ký đã sao chép hình dáng, màu sắc nguyên đơn đang sử dụng. Điều này cho thấy bị đơn rõ ràng và cố ý vi phạm nhãn hiệu của nguyên đơn và cố tình gây nhầm lẫn cho khách hàng của nguyên đơn. Nói đến tính hợp pháp, nguyên đơn cho rằng bị đơn không đầu tư vào kinh doanh một cách hợp pháp và lý do duy nhất cho sự tồn tại là để tìm kiếm khách hàng và phá hoại nhãn hiệu của nguyên đơn. Về mặt lợi ích bên nguyên đơn cho rằng bị đơn đã không đầu tư trong việc kinh doanh như một thực thể hoạt động hợp pháp và lý do duy nhất cho sự tồn tại của tên miền này là để dẫn dụ khách hàng của nguyên đơn và làm sai lệch thương hiệu của nguyên đơn. Việc sử dụng tên gọi validas của bị đơn – cái tên gắn với quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn là để thu hút các khách hàng của nguyên đơn tới website của bị đơn nhằm kiếm doanh thu về quảng cáo cũng như doanh thu khác có liên quan. Từ validas không phải là một thuật ngữ chung, tất cả các đường dẫn trên website của bị đơn đều hướng người sử dụng tới các đối thủ cạnh tranh của nguyên đơn hoặc dịch vụ tương tự gây nhầm lẫn hoặc các công ty công nghệ mà không phải do bị đơn sở hữu toàn bộ hoặc một phần. Giá trị thực sự của tên miền gây tranh chấp phụ thuộc vào giá trị nhãn hiệu của nguyên đơn, bị đơn hưởng lợi trên cơ sở đó.

- Nói về việc đăng ký và sử dụng tên miền với mục đích xấu, nguyên đơn cho rằng việc đăng ký tên miền tranh chấp của bị đơn là chủ yếu để bán lại, cho thuê hoặc chuyển giao lại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc nhãn hiệu dịch vụ là nguyên đơn hoặc một đối thủ cạnh tranh của nguyên đơn. Bị đơn đã cố tình thu hút người sử dụng Internet vì mục đích thương mại tới các trang web của mình bằng cách tạo ra sự hiểu lầm với nhãn hiệu của nguyên đơn. Báo cáo về lượng sử dụng Internet có liên quan đến việc marketing của nguyên đơn xác định rằng lưu lượng này được trỏ trực tiếp tới trang web của bị đơn kể từ tháng 12/2008. Nguyên đơn cho rằng bị đơn tìm cách che giấu danh tính của mình thông qua Nhà đăng ký có trụ sở tại Ấn Độ là LeadNetworks.com, việc sử dụng lại qua một thực thể là Nhà đăng ký ở Mỹ PublicDomainRegistry.com và sử dụng dịch vụ của PrivacyProtect.org. Theo nguyên đơn, trang web của bị đơn bị treo là do không tuân thủ các nguyên tắc của ICANN về việc duy trì thông tin liên lạc chính xác. Nguyên đơn đề cập đến trường hợp của UnitedHealth Group Incorporated v. SMVS TNHH Tư vấn bảo mật, nguyên đơn yêu cầu bị đơn bồi thường vì bị đơn đã nhiều lần khai thác nhãn hiệu của nguyên đơn để tạo ra doanh thu cho mình.

Trước các cáo buộc của nguyên đơn, bị đơn đã không có ý kiến phản hồi.

Trên cơ sở lập luận của nguyên đơn và các tài liệu trong hồ sơ vụ tranh chấp, Trọng tài phán quyết như sau:

- Tên miền tranh chấp trùng hoặc gây nhầm lẫn tương tự với một nhãn hiệu hoặc nhãn hiệu dịch vụ, trong đó nguyên đơn có quyền: Nhãn hiệu validas đã không được nguyên đơn sử dụng trước khi tên miền của bị đơn được đăng ký, như vậy theo quy định tại 4(a)(i) của Chính sách cho thấy rằng nguyên đơn cần phải thiết lập quyền đối với nhãn hiệu trước khi tên miền tranh chấp được đăng ký thì mới có thể chứng minh được điều này. Validas Inc đã đăng ký nhãn hiệu validas tại Phòng Nhãn hiệu và sáng chế của Mỹ (USPTO) căn cứ vào Giấy đăng ký và chứng nhận được cấp vào ngày 01/01/2008 cho dịch vụ viễn thông và dịch vụ điện thoại không dây, nguyên đơn công bố việc sử dụng lần đầu trong thương mại vào ngày 23/7/2007. Trọng tài xem xét đánh giá các căn cứ mà nguyên đơn và Validas Inc là một, dựa vào các căn cứ thì tên miền tranh chấp là trùng lặp với nhãn hiệu validas của nguyên đơn.

- Bị đơn đã không nhận thức được nhãn hiệu của nguyên đơn khi họ đi đăng ký tên miền này. Tại thời điểm đăng ký, bị đơn đã xác lập lợi ích hợp pháp đối với tên miền tranh chấp theo quy định “đăng ký trước được cấp trước”. Tuy nhiên, dù vậy Trọng tài thấy rằng bị đơn không có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến tên miền tranh chấp.

- Hội đồng trọng tài đã xem xét tại thời điểm đăng ký đầu tiên của bị đơn và đã xem xét những điểm quan trọng của vụ việc bởi vì quyền đối với nhãn hiệu của nguyên đơn có được tại thời điểm 2007. Trong khi đó, whois chỉ ra rằng tên miền đã được bị đơn đăng ký từ 7 năm trước đó (năm 2000). Hội đồng trọng tài nhận thấy rằng tên miền tranh chấp đã được bị đơn đơn đăng ký hơn 7 năm về trước nên cáo buộc của nguyên đơn không được chấp nhận khi cho rằng bị đơn đã đăng ký và sử dụng tên miền với mục đích bán, cho thuê hoặc chuyển nhượng đăng ký tên miền cho nguyên đơn hoặc đối thủ của nguyên đơn. Tóm lại, với tình tiết cụ thể như đã nêu trên và việc thiếu các chứng cứ trong quá trình này, tại thời điểm đăng ký, bị đơn đã nhận thức được sự tồn tại (mặc dù các khả năng không thể không loại trừ) dẫn tới kết luận rằng việc đăng ký tên miền validas.com không phải là với dụng ý xấu. Theo đó, nguyên đơn đã thất bại trong việc cáo buộc bị đơn đăng ký và sử dụng tên miền với dụng ý xấu

Do vậy, với các lập luận trên Hội đồng trọng tài quyết định khiếu nại của nguyên đơn bị từ chối.


Theo: BiQuyetTHanhCong.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến