Diễn đàn sinh viên công nghệ thông tin, chia sẻ, giao lưu, học hỏi. Kết nối ... Những ngôn ngữ cơ bản mà bạn cần phải nắm nếu muốn thành 1 lập trình viên ...VuaTenMien.Com
Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011
Delta Goodrem, Hot, Sexy, Pretty Hollywood Celebrity, actress, model girl.
Sexy Brazilian Model, Victoria's Secret Sexy Model, Alessandra Corine Ambrósio's hot photos
Sexy Brazilian Model, Victoria's Secret Sexy Model, Alessandra Corine Ambrósio's hot photos
Sexy Victoria's Secret Model Girl, Alessandra Corine Ambrósio's hot bikini Photos
Hot Hollywood Actress and Singer, Scarlett Johansson's Sexy Photos
Johansson grew up in a household with "little money", with a mother who was a "film buff". She and brother Hunter attended P.S. 41 in Greenwich Village in elementary school. Johansson began her theater training by attending and graduating from Professional Children's School in Manhattan in 2002.
On May 20, 2008, Johansson debuted as a vocalist on her first album, Anywhere I Lay My Head, which included cover versions of Tom Waits songs. An upcoming album, Break Up, with Pete Yorn is scheduled for release in September, 2009.
Myanmar Popular Model, Kachin Girl, Awn Seng's Lovely Style
Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011
Bài học vô giá của Google về đổi mới và sáng tạo
Biến điều không thể thành có thể
Chúng ta thường chọn làm những việc mang tính khả thi,giới hạn trong nguồn lực có sẵn, điều đó có thế giúp doanh nghiệp sống sót nhưng không thể làm nên những bước nhảy đột phá.
Ngược lại, Google quan tâm đến những điều được giả định là không thể, những vấn đề được cho rằng thiếu cơ sở để thành công.
Khi Larry và Sergy, hai sáng lập viên của Google, đang làm luận án tiến sỹ, họ phát hiện ra nhược điểm của các phần mềm tìm kiếm vào thời điểm đó, như Alta vista, Yahoo, Netscape.
Họ sáng chế ra thuật toán xếp loại kết quả tìm kiếm (page rank). Sau đó, Larry và Sergy mong bán kết quả nghiên cứu của họ với giá 1 triệu USD cho Alta Vista, nhưng họ đã không thành công trong thương vụ này.
Sau sáu tháng vất vả, những nỗ lực của họ đã đền đáp, một nhà đầu tư công nghệ cao đồng ý đầu tư cho họ với số tiền 100.000 USD. Sau đó, Google còn phải vượt qua nhiều thử thách khác để trở thành công ty có giá trị hơn 200 tỷ USD như hiện nay.
Nếu hai sáng lập viên đồng ý bán công nghệ của họ cho Alta Vista thì thế giới hiện nay có thể không có câu chuyện thần kỳ về Google.
Như vậy, đôi khi những kết quả không như mong đợi lại là nguồn thúc đẩy sáng tạo và kích thích đổi mới. Tuy nhiên ý tưởng và quyết tâm chỉ là điều kiện ban đầu, để kết quả sáng tạo được áp dụng thành công thì đòi hỏi sự tổng hợp của kỹ năng và tri thức.
Đổi mới là sự tổng hợp
Sự nhầm lẫn lớn với những người khởi nghiệp kinh doanh lần đầu và cả đối với doanh nghiệp đã thành công là chỉ cần có ý tưởng tốt, hoặc công nghệ tốt là đủ để thành công.
Các nhà sáng lập Google: Larry và Sergy đều trưởng thành từ gia đình có truyền thống học tập, bố mẹ họ đều là những giảng viên, nhà nghiên cứu cả về khoa học và công nghệ tại trường đại học danh tiếng của Mỹ, Michigan, MaryLand. Họ đã được tiếp xúc với máy tính khi còn đang ở giai đoạn sơ khai. Ngoài ra họ còn được đào tạo với nền tảng kiến thức tổng hợp.
Sự thành công nhanh chóng của Google còn có góp sức rất lớn từ giám đốc điều hành tài ba Schmidt. Ở ông, hội tụ đủ cả khả năng tư duy chiến lược về công nghệ và tài năng tổ chức, điều hành, lãnh đạo.
Tóm lại, Đổi mới thành công không chỉ cần khả năng sáng tạo, vì đổi mới là quá trình áp dụng kết quả sáng tạo nhằm đem lại lợi ích và giá trị cho người dùng, cần tri thức rộng, chính sách, môi trường thuận lợi, kể cả khả năng tổ chức-điều hành.
Giải quyết mâu thuẫn
Đi từ doanh nghiệp có 2 người đến hơn 10.000 nhân viên, Google luôn phải giải quyết các mâu thuẫn một cách không thoả hiệp.
Google luôn phát triển nhanh nhưng tạo ra sự ổn định, quyết liệt trong đối đầu và cạnh tranh nhưng mềm mại trong hành động.
Sau hơn 6 tháng hoạt động, Larry và Sergy nhận thức rõ nhu cầu tài chính để mở rộng năng lực tìm kiếm và hoạt động kinh doanh.
Hai sáng lập viên đã khôn khéo trong việc thương lượng và lợi dụng tâm lý sợ bỏ mất vụ đầu tư tiềm năng, sau này sẽ đạt được doanh thu không lồ của các quỹ đầu tư, họ đã mời hai quỹ cùng đầu tư hơn 25 triệu USD vào công ty nhưng vẫn giữ bằng được quyền điều hành kiểm soát công ty để tránh khả năng phá hỏng tầm nhìn của các sáng lập viên và mục tiêu dài hạn là tạo ra đột phá công nghệ.
Các website muốn quảng cáo về sản phẩm và dịch vụ của mình được đặt ở một vị trí riêng và được xác định là nhà tài trợ để không làm mất đi sự tin cậy và chính xác của kết quả tìm kiếm.
Bên cạnh đó, Google kiếm được lợi nhuận ngày càng cao từ hoạt động quảng cáo thông minh như khách hàng sẽ tự động đặt giá cho từ khoá lựa chọn. Mỗi lần người sử dụng Internet bấm chuột vào các quảng cáo mà Google đăng tải là một lần Google có thêm tiền và càng ngày mức quá quảng cáo càng tự động tăng do chính sự cạnh tranh của khách hàng.
Việc ra đời Gmail với dung lượng 1GB và vô số các chức năng vượt trội như lưu thư đã gửi, tự động cập nhật danh sách email, ... khiến cho Gmail chiếm số lượng lớn khách hàng từ mail của Yahoo, không chỉ có như vậy, bằng thuật toán tìm kiếm Google có thể phân tích nội dung email để tìm được nhu cầu của người dùng nhằm cung cấp từ khoá đáp ứng nhu cầu tìm kiếm, việc này khiến cho cả khách hàng cảm thấy được lợi nhiều hơn và người tiêu dùng cũng có được thông tin cần thiết.
Google luôn đẩy mạnh tốc độ thay đổi nhưng vẫn tạo ra sự phát triển ổn định nhờ việc cân đối giữa phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới đồng thời với phát triển về mặt nhân sự và tài chính đặc biệt là tiền mặt.
Google luôn nhận thức rõ về các người chơi trong cuộc, ai là bạn, ai là đối thủ, ai là người hỗ trợ, do đó họ biết cách kết hợp, mua lại những công ty làm bổ sung thêm năng lực của họ như Ask Jeeves, xây dựng liên minh bền vững với AOL, quyết tâm đối đầu và phá vỡ thế độc quyền của Microsoft.
Chiến lược thống nhất sự đa dạng
Google liên tục đưa ra các sản phẩm mang lại nhiều tiện ích và gia tăng giá trị cho khách hàng, như Google Earth, Google Desktop, Google Image, Google Book, vv... Tất cả các sản phẩm và dịch vụ này đều dựa trên năng lực lõi là thuật toán tìm kiếm độc quyền và năng lực sáng tạo đổi mới của đội ngũ nhân sự, cũng như danh tiếng về chất lượng được tin cậy.
Ngoài những sản phẩm tạo ra chức năng mới tiện dụng nêu trên, Google cũng phát triển các sản phẩm hay dịch vụ hướng khách hàng, gần gũi với ngôn ngữ của các quốc gia. Mỗi quốc gia có Google theo ngôn ngữ của chính nơi đó.
Thêm vào đó là các phần mềm dịch thuật, thống kê, lưu trữ quá trình tìm kiếm mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng. Tuy nhiên họ không bao giờ quên mục tiêu lợi nhuận bằng việc nghiên cứu nhu cầu từ thông tin của người dùng để đáp ứng nhu cầu thông tin và tạo doanh thu từ quảng cáo.
Google là một ước mơ có thật về những con người có tri thức đã biến sự sáng tạo của mình trở thành sản phẩm tiện lợi nhất cho nhân loại.
5 cách xây dựng liên kết sai lầm cần tránh
Tại sao mọi người đều cố gắng tăng lượng backlink? Rõ ràng, mục đích của việc làm này là tăng chỉ số SERP - Search engine results page của site, cải thiện SEO và pagerank. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu các thao tác hoạt động nhưng lại theo cách khác nhau? Những sai lầm cơ bản trong việc xây dựng liên kết này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng của website cũng như gây nhiều cản trở đối với các Search Engine. Vì vậy, bạn nên cố gắng tránh những sai lầm cơ bản sẽ được đề cập bên dưới đây.
Chỉ sử dụng một hoặc Anchor Text duy nhất:
Ở đây chúng ta đang nói đến Anchor Text - hiểu nôm na là đoạn text dùng trong link đến site. Khi bắt đầu xây dựng vào tạo liên kết, rất nhiều người thường xuyên chọn Anchor Text và đặt các từ khóa tìm kiếm vào đó. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu họ sử dụng những Anchor Text đơn thuần trong các khâu bình luận, chữ ký bên trong diễn đàn... Thuật toán sử dụng bên trong các Search Engine ngày càng thông minh và tinh tế hơn, và chúng sẽ nhận định rằng đó không phải là các liên kết “tự nhiên”, thay vì chúng được cải thiện, nâng cao để tìm kiếm những từ khóa nhất định. Do vậy, hãy sử dụng nhiều dạng Anchor Text thay vì một kiểu duy nhất.
Cố gắng tăng lượng Backlink nhanh trong khoảng thời gian ngắn:
Hiện nay, có rất nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực này, họ cung cấp các dịch vụ có trả phí, đó là tăng nhanh lượng Backlink (đơn thuần là đường dẫn từ site khác tới site của bạn) trong khoảng thời gian do khách hàng tùy chọn. Khi áp dụng hình thức này, bạn sẽ thấy sự khác biệt gần như ngay lập tức, nhưng nếu xét về khía cạnh “tự nhiên” thêm 1 lần nữa thì điều này hoàn toàn không hợp lý. Bạn có 1000 liên kết trong đầu tháng, và đến cuối tháng số link này tăng lên đến 10.000, thậm chí nhiều hơn nữa. Liệu những người khác nhìn vào website của bạn sẽ cảm thấy đây là điều hợp lý? Câu trả lời đương nhiên là không.
Do vậy, để giữ được vẻ “tự nhiên”, tương tự với trường hợp của các Search Engine, hãy để mọi thứ phát triển theo đúng chu kỳ, sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
Các đường dẫn liên kết chính đến từ 1 site duy nhất:
1 khía cạnh khác không kém phần quan trọng, đó là việc phân bổ các đường link từ các website khác nhau. Rất nhiều người đã gặp phải tình trạng phổ biến như sau: website của họ có hạng Google Page Rank rất tốt chỉ sau 1 thời gian ngắn, và tiếp tục áp dụng thêm nhiều cách để tăng lượng link này lên. Nhưng trong lần cập nhật page rank tiếp theo của Google, chỉ số này gần tụt xuống mức 0. Lý do vì sao? Bởi vì hầu hết các đường link chính (khoảng 90%) đến từ 1 trang duy nhất.
Bao gồm quá nhiều liên kết:
Link exchange – các đường dẫn trao đổi cũng là 1 hình thức áp dụng khá phổ biến giữa 2 hoặc nhiều người quản trị để cùng nhau tăng lượng truy cập. Nhưng nếu lạm dụng quá mức hình thức này sẽ mang lại kết quả hoàn toàn ngược lại, người đọc sẽ cảm thấy khó chịu và không muốn quay lại với trang web đó nữa.
Những đường dẫn trao đổi như vậy rất tốt và thực sự có ích với các website, nhưng hãy sử dụng 1 cách hợp lý và đúng cách, không nên lạm dụng quá mức, sẽ mang lại kết quả hoàn toàn ngược lại so với mong đợi của bạn.
Liên kết với những site có mức rank thấp:
Đây là điều cơ bản nhưng cũng không ít người có thể tránh khỏi, đó là việc tạo được 1 liên kết với website có chất lượng tốt khác hẳn với 100 liên kết với nhiều website có lượng rank thấp. Hãy lập những chủ đề có chất lượng, thu hút được sự quan tâm của cộng đồng, hướng đến những đề tài hấp dẫn trong cộng đồng, cho phép mọi người bình luận, chủ động tiếp thu ý kiến của người dùng... Rõ ràng chất lượng vẫn tốt hơn số lượng khi áp dụng trong trường hợp này.
Hy vọng những thông tin cơ bản được tổng hợp bên trên có thể giúp các bạn trong quá trình tạo lập chiến lược đường dẫn liên kết tới website của mình. Hy vọng các bạn sẽ cùng chia sẻ và đóng góp thêm ý kiến tại mục bình luận dưới đây. Chúc các bạn thành công!
10 lý do doanh nghiệp nên sử dụng mã nguồn mở
Và trên thực tế không phải tất cả các hãng đã sử dụng mã nguồn mở trong giai đoạn Đại Suy Thoái của nền kinh tế sẽ quay trở lại sử dụng các phần mềm có bản quyền giá cao khi triển vọng kinh tế đang trở nên sáng sủa hơn. Không chỉ có thế, các phần mềm mã nguồn mở miễn phí còn mang rất nhiều lợi ích khác cho công việc kinh doanh, một số lợi ích thậm chí còn lớn hơn cả các phần mềm giá rẻ.
Dưới đây là 10 lý do:
1. Tính bảo mật
Dựa vào các lỗi kỹ thuật mà Coverity đã phát hiện ra trong Android thì rất khó để tìm ra một phiên bản kế tiếp hiệu quả hơn phần mềm mã nguồn mở. Điều đáng hoan nghênh ở đây chính là việc các yếu tố trọng tâm của mã nguồn mở được trình bày công khai đến tất cả mọi người.
Android có thể không hoàn toàn là một phần mềm mã nguồn mở, tuy nhiên, đây vẫn là một minh chứng hoàn hảo cho Linus Torvalds. Theo các bằng chứng tìm được đầy đủ thì các sai sót của mã nguồn mở còn khá mờ nhạt. Điều này có nghĩa là, nếu càng có nhiều người nhận biết và kiểm tra được một bộ mã thì càng có nhiều khả năng các lỗi được phát hiện và xử lý nhanh chóng. Đây là điều hoàn toàn trái ngược với phương châm “sự bảo mật có được nhờ vào tính bí mật”, vốn thường được sử dụng để đánh giá các phần mềm có bản quyền đắt đỏ khác.
Vậy thì sẽ có một câu hỏi được đặt ra ở đây: Liệu việc iPhone hoặc Windows không hề có các bản công bố chi tiết về những lỗi kỹ thuật của mình có hàm ý rằng chúng là các sản phẩm có tính bảo mật cao hơn không? Câu trả lời sẽ là: không phải là như thế.
Các lỗi kỹ thuật trong phần mềm mã nguồn mở thường được xử lý ngay lập tức như trường hợp của việc khai thác lõi Linux mới đây. Những trường hợp tương tự lại xuất hiện không nhiều trong thế giới các sản phẩm có bản quyền. Ví dụ như Microsoft sẽ cần đến hàng tuần, nếu không muốn nói đến hàng tháng để sửa chữa những sai sót như trường hợp của lỗ hổng Zero-day trong Internet Explorer
2. Chất lượng
Vậy thì trong số hai lựa chọn dưới đây, giải pháp nào sẽ hiệu quả hơn: Một gói phần mềm được tạo ra bởi một vài nhà thiết kế, hay một gói phần mềm do hàng nghìn nhà thiết kế sáng tạo nên? Do phần mềm mã nguồn mở được sáng tạo bởi vô số các nhà thiết kế và người sử dụng nên độ bảo mật của chúng sẽ được cải thiện, cũng như chúng cũng sẽ được mang thêm nhiều tính năng mới và những cải tiến mới.
Nói chung, các phần mềm mã nguồn mở gần gũi với những gì mà người sử dụng mong muốn vì người sử dụng có thể tự mình tạo ra những điều đó. Không phải các nhà cung cấp đem đến cho người sử dụng những giá trị mà họ nghĩ là người sử dụng sẽ trông đợi, mà chính các nhà thiết kế và những người sử dụng tạo ra những giá trị kỳ vọng của mình, và họ sẽ làm rất tốt điều đó. Ít nhất thì một nghiên cứu gần đây cũng cho thấy, trên thực tế, các doanh nghiệp khi lựa chọn sử dụng phần mềm mã nguồn mở đều vì lý do trước tiên chính là những ưu việt về mặt kỹ thuật mà phần mềm này có được.
3. Tính tùy biến
Cũng tương tự như thế, các doanh nghiệp có thể biến đổi một phần của gói phần mềm mã nguồn mở để biến chúng phù hợp với những nhu cầu của mình. Nhờ vào tính mở của các mã nguồn mà người sử dụng chỉ cần thay đổi mã nguồn để đạt được tính năng như ý muốn. Họ không thể làm được điều đó với các phần mềm có bản quyền.
4. Sự tự do
Khi các khách hàng khối doanh nghiệp chuyển sang sử dụng mã nguồn mở, họ được tự do thoát khỏi các nhà cung cấp “khó tính” với những yêu cầu khắt khe khi sử dụng gói phần mềm có bản quyền. Khách hàng của các nhà cung cấp này chính là những người hoạt động dưới tầm kiểm soát, yêu cầu, giá cả và khoảng thời gian được đặt ra từ các nhà cung cấp, do đó, khách hàng sẽ bị hạn chế trong việc sử dụng những sản phẩm mà họ đã bỏ tiền ra để có được. Nói cách khác, với các phần mềm mã nguồn mở, người sử dụng có thể kiểm soát được việc tự ra quyết định và những điều họ muốn làm với phần mềm của mình. Họ cũng luôn có một cộng đồng rộng lớn các nhà thiết kế và những người sử dụng khác sẵn sàng giúp đỡ họ.
5. Tính linh hoạt
Khi sử dụng phần mềm độc quyền như Microsoft Windows và Office, người sử dụng sẽ chỉ đơn điệu tuân theo các quy trình cập nhật cả phần cứng và phần mềm đã được dựng sẵn. Ngược lại, với các phần mềm mã nguồn mở, người sử dụng có thể chạy chúng trên các phần cứng lỗi thời hơn. Không phải các nhà cung cấp, mà chính người sử dụng mới là người quyết định khi nào cần cập nhật các phần mềm.
6. Sự tương kết
Phần mềm mã nguồn mở có khả năng tương kết với các chuẩn mực mở tốt hơn là các phần mềm bản quyền. Nếu người sử dụng đánh giá tính tương kết này với các doanh nghiệp, các máy tính và những người sử dụng khác, đồng thời cũng không muốn bị giới hạn bởi những định dạng dữ liệu độc quyền, thì phần mềm mã nguồn mở chính là một lựa chọn tin cậy.
7. Khả năng có thể kiểm tra
Với phần mềm mã nguồn đóng, nhà cung cấp sẽ thường chỉ bảo người sử dụng về những tiêu chuẩn bảo mật, và người sử dụng cần phải làm gì để tuân thủ theo những tiêu chuẩn ấy. Tuy nhiên, tính rõ ràng của các mã nguồn đằng sau một phần mềm mã nguồn mở sẽ cho phép người sử dụng tìm thấy chính mình trong đó và sẽ trở nên tự chủ hơn.
8. Hỗ trợ các tùy chọn
Nhìn chung thì các phần mềm mã nguồn mở là miễn phí, do đó có rất nhiều hỗ trợ trong thế giới sinh động xung quanh mỗi chi tiết của phần mềm. Hầu hết các nhà phân phối phần mềm Linux đều có một cộng đồng trực tuyến với những tài liệu, những diễn đàn, những danh sách địa chỉ email, từ điển, nhóm thông tin và thậm chí cả hỗ trợ tán gẫu trực tuyến.
Với những doanh nghiệp muốn nhận được nhiều đảm bảo hơn nữa thì còn có các tùy chọn hỗ trợ được tính phí đối với hầu hết các gói mã nguồn mở. Tuy nhiên, mức phí này vẫn thấp hơn rất nhiều so với các gói phần mềm có bản quyền. Việc cung cấp những hỗ trợ mang tính thương mại đối với các phần mềm mã nguồn mở sẽ có chiều hướng dễ được chấp nhận hơn, vì các doanh nghiệp thường yêu cầu hỗ trợ với những phần đem lại doanh thu cho chính doanh nghiệp.
9. Chi phí
Khi mua các phần mềm có bản quyền, thông thường, người sử dụng còn phải mua thêm phần mềm diệt virus có bản quyền với giá đắt đỏ, các chi phí hỗ trợ, chi phí cập nhật liên tục và các chi phí đi kèm khác. Điều này làm cho các doanh nghiệp tốn kém nhiều hơn mức mà họ có thể nhận thấy được. Với phần mềm mã nguồn mở, người sử dụng có thể có được sản phẩm với chất lượng cao hơn mà giá cả chỉ bằng một phần.
10. Dùng thử trước khi mua
Người sử dụng sẽ không tốn bất kỳ chi phí dùng thử nào nếu có ý định sử dụng một phần mềm mã nguồn mở. Điều này một phần là nhờ vào việc các phần mềm mã nguồn mở được cung cấp miễn phí, và một phần là nhờ vào sự tồn tại của các LiveCD và Live USB được các nhà phân phối Linux cung cấp. Người sử dụng không cần phải có bất kỳ cam kết nào cho đến khi họ chắc chắn muốn sử dụng sản phẩm.
Tất nhiên là tất cả các lý do trên đều không có nghĩa là các doanh nghiệp cần thiết phải sử dụng phần mềm mã nguồn mở trên tất cả các lĩnh vực. Nhưng với rất nhiều lợi ích có thể đem lại cho người sử dụng thì phần mềm mã nguồn mở là một giải pháp đáng được xem xét nghiêm túc.
Tôi đã kiếm 1 triệu đô đầu tiên trên Internet như thế nào ?
Dù bạn đang cố gắng tạo dựng và phát triển một công việc kinh doanh phát đạt trên Internet từ con số không hay đang tìm cách phát huy hết tiềm năng của công việc hiện tại, dù bạn không biết gì về Internet hay đã có một tấm bằng kinh doanh, bản kế hoạch kiếm triệu đô chi tiết của Ewen sẽ giúp bạn:
• Biết được ai đang mua gì và phát triển những giải pháp có lợi để thỏa mãn nhu cầu thị trường
• Lôi kéo và giữ sự chú ý của khách hàng mục tiêu bằng những chào hàng hấp dẫn đến khó cưỡng
• Tạo ra một hệ thống chào hàng phụ nối tiếp để tăng thu nhập và phát triển kinh doanh
• Tự động hóa công việc để bạn có thể tận hưởng tối đa phần thưởng lợi nhuận, thời gian và thư giãn
• Lặp lại mô hình kinh doanh để tăng gấp nhiều lần tổng thu nhập
Tôi đã kiếm một triệu đô đầu tiên trên Internet như thế nào? và bạn cũng có thể làm như thế là cuốn sách đầu tiên của tác giả, diễn giả Ewen Chia được xuất bản tại Việt Nam. Cuốn sách này trình bày chi tiết cách thức marketing và kiếm tiền online − tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing), là hình thức giới thiệu, quảng bá các sản phẩm và dịch vụ cho công ty khác để hưởng hoa hồng (một dạng môi giới). Điểm khác biệt cơ bản là, phương pháp này không đòi hỏi đầu tư vốn hay sản xuất sản phẩm, không phải tính toán hay điều hành hoạt động kinh doanh. Hoạt động chủ yếu của nó là quảng bá, giới thiệu sản phẩm đó đến người có nhu cầu. Mục đích là làm cho nhiều người mua sản phẩm và bạn sẽ nhận được nhiều tiền hoa hồng. Việc lựa chọn sản phẩm nào để giới thiệu, quảng bá thế nào, quảng bá cho ai, ở đâu, thị trường nào... để khách hàng biết và mua sản phẩm chính là “bí quyết” giúp bạn có kiếm được nhiều tiền hay không. Phương pháp này chưa thực sự phổ biến trong môi trường trực tuyến của Việt nam hiện tại, nhưng chắc chắn sẽ lan truyền mạnh mẽ trong thời gian tới. Bởi lợi ích mà phương pháp này mang lại là vô cùng to lớn. Nó giúp kết nối thông tin giữa người mua và người bán, giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng một cách nhanh chóng, giảm chi phí qua trung gian.
Đặc biệt, với mô hình marketing này, thông tin được lan truyền nhanh chóng, giảm thiểu chi phí marketing theo truyền thống. Đưa thông tin, tin tức đến đúng người đọc và người dùng. Điều này ngày càng trở nên rất quan trọng, bởi khi thông tin, tin tức và sản phẩm càng ngày càng nhiều, người tiêu dùng hoang mang trong sự đa dạng và hỗn loạn, cần có một giải pháp để họ ra lựa chọn nhanh hơn. Đó là lý do ra đời Affilate marketing. Ở nước ngoài, mô hình này hoạt động khá mạnh mẽ, giúp thương hiệu và sản phẩm nhanh chóng được người tiêu dùng biết đến. Đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa, những sản phẩm trong thị trường ngách.
Cuốn sách rất hữu ích cho những ai muốn tìm hiểu về cách bán hàng và tiếp thị sản phẩm trên Internet, từ đó trở thành trung gian bán hàng cho nhà sản xuất đến người tiêu dùng.
Nhằm giới thiệu tới độc giả Việt Nam một phương pháp marketing trực tuyến mới và hiệu qủa, công ty cổ phần truyền thông trực tuyến Micronet và Công ty Sách Alpha đã hợp tác xuất bản cuốn sách này. Hy vọng rằng cuốn sách là một cẩm nang đặc biệt cho các doanh nghiệp và cá nhân muốn tiếp thị, bán hàng và kiếm tiền Online.
Chúc các bạn thành công trong quá trình ứng dụng cuốn sách này để sớm trở thành triệu phú nhờ Internet!
Đánh giá
“Bằng cách thuật lại câu chuyện của chính mình về marketing liên kết, Ewen Chia đưa ra chỉ dẫn rõ ràng cho bất kỳ ai muốn sử dụng công thức mà ông thấy thành công.”
PAUL EDWARDS, Đồng tác giả cuốn Kiếm tiền trong thế giới số
“Ewen Chia là bậc thầy về marketing trên Internet. Ngay cả khi bạn chỉ áp dụng một phần nhỏ trong những điều ông truyền lại, bạn sẽ vẫn tiến xa hơn đến 10 bước so với những người đang cố kiếm tiền trực tuyến.”
JOEL COMM, Tác giả cuốn Kiếm tiền bằng Adsense
Tác giả
Sinh năm 1973 tại Singapo, Ewen Chia đã gây dựng tên tuổi và tài sản của mình trên Internet. Ngày nay ông là một trong những chuyên gia hàng đầu về marketing trên Internet và được nhiều nhiều người xem là “Chuyên gia liên kết số 1 thế giới”. Ewen cũng là một diễn giả hút khách, thường đi khắp thế giới để chia sẻ ý kiến chuyên môn của mình về marketing trên Internet với các nhà doanh nghiệp mới nổi. Để biết thêm thông tin về Ewen Chia, xin mời truy cập trang web của ông tại địa chỉ www.InternetWealth.com
11 giải pháp nhà cung cấp IT cần thực hiện trong năm 2011
Tuy nhiên, giải pháp cho một phía khách hàng thôi là chưa đủ. Chính vì lẽ đó, mở đầu năm 2011 này chúng tôi đưa ra thêm các giải pháp dành cho phía còn lại, phía các nhà cung cấp dịch vụ IT.
Giải pháp số 1: Giúp khách hàng định hướng
Những công ty thuê ngoài đã có được tất cả các cơ hội để cắt giảm chi phí trong năm 2010 và bây giờ là lúc họ chia sẻ những gì họ học được trong năm qua. Theo ông Adam Strichman, người sáng lập Công ty tư vấn Sanda Partners cho hay “Tìm cách đẩy các chi phí để làm lợi cho khách hàng” và “Đừng chỉ bán cho khách hàng những dịch vụ hứa hẹn sẽ tiết kiệm tiền cho họ một ngày nào đó mà cần phải tìm cách đẩy chi phí ngay bây giờ. Đây không phải là điều mà khách hàng yêu cầu nhưng đó là điều chúng ta tự hiểu là cần phải làm". Một khi điều này được thực hiện hoàn thiện sẽ làm cho khách hàng sửng sốt vì giá giảm bất ngờ.
Còn về phía ông Mark Ruckman, một nhà tư vấn độc lập đang làm việc với Sanda Partners thì cho rằng: “Các nhà cung cấp dịch vụ phải là những người cực kỳ thông minh, có thể hiểu được cả việc kinh doanh của khách hàng và hơn thế nữa họ phải là người luôn có những ý tưởng để cắt giảm chi phí”. Ông nói thêm: “Rất hiếm khi những ý tưởng này xảy ra từ phía khách hàng bởi chúng không tạo ra giá trị thặng dư cho nhà cung cấp. Bỏ những món lợi nhỏ để dành lợi ích lớn hơn. Việc tiết kiệm này không cần phải quá lớn mới có thể tạo nên tác động tích cực tới mối quan hệ 2 bên.”
Giải pháp số 2: Tìm kiếm và cung cấp một cách rõ ràng
Không có một CIO nào trên thế giới mà không cố gắng tìm ra phương thức, thời điểm, lý do và vị trí để áp dụng dịch vụ đám mây trong năm nay. Tuy nhiên hầu hết các nhà cung cấp vẫn còn e dè khi đi tìm tương lai “đám mây” cho chính công ty mình. Ông Steve Martin, đối tác của công ty tư vẫn Pace Harmon cho biết: “Các nhà cung cấp bậc 1 cần phải làm sáng tỏ hoặc ít nhất cũng cần làm rõ hơn các dịch vụ đám mây của mình bằng cách cung cấp các dữ liệu xác thưc về kinh tế và cách hoạt động cho khách hàng. Bắt đầu từ việc so sánh đơn giản các dịch vụ IT họ cung cấp với các dịch vụ dựa trên “đám mây” tương đương”.
“Nhà cung cấp dịch vụ cần kết nạp điện toán đám mây trước khi nó kết nạp họ”, ông Stan Lepeak, quản lý, giám đốc nghiên cứu toàn cầu về tư vấn thuộc công ty EquaTerracho hay. Còn ông Eric Simonson, đối tác quản lý của công ty tư vẫn Everest lại có lời khuyên răng: “ Cần phối hợp với những đầu sỏ của các ngành công nghiệp để tiếp tục phát triển các tiêu chuẩn về bảo mật và khả năng tương tác”.
Giải pháp số 3: Nói đúng ý muốn nói
Giải pháp này là đúng đắn đối với các nhà cung cấp cũng như nó đã từng đúng đối với khách hàng.
Không có gì có sức mạnh hơn thái độ thẳng thắn, vô tư trong việc thiết lập một mối quan hệ mới hay hàn gắn lại mối quan hệ trước đó. “ Thay vì dùng powerpoint hay bất cứ công cụ nào khác, hãy nói chuyện trực tiếp với khách hàng bằng ngôn ngữ dễ hiểu. Hãy thẳng thắn cho dù bạn đang nói về điện toán đám mây, hay bất cứ điều gì”, chia sẻ của ông Phil Fersht, CEO của công ty phân tích HfS Research.
Giải pháp số 4: Thành thật khi nói về những mặt hạn chế
Thời gian làm giảm giá trị đề xuất của tất cả các bản hợp đồng. “ Đôi khi đó chỉ là một hợp đồng dịch vụ nhỏ nhưng đôi khi nó cũng có thể liên quan tới cả lĩnh vực dịch vụ”, ông Strichman cho hay, “Các nhà cung cấp là người biết rõ nhất những điều đó và thường có thái độ không thích thừa nhận nó”. Không có điều khoản nào trong hợp đồng nói rằng bạn phải nói với khách hàng rằng họ đang chi hàng triệu đô la theo tỷ giá thị trường cho việc lưu trữ và hỗ trợ mấy tính để bàn. Nhưng hãy mở đầu câu chuyện với việc nói vợi họ rằng bạn sẽ tiếp tục nâng giá trị và đẩy mạnh kinh doanh với vị khách hàng đó thay vì phát triển thêm mối quan hệ.
Ông Ruckman chia sẻ: “Tôi thực sự khuyên các nhà cung cấp hãy đi theo mô hình Costco-like (COST), mô hình mà tại đây các nhà quản lý sẽ phải chịu mọi hình phạt nếu như để công ty đi chệch hướng quy định. Điều này sẽ giúp các nhà cung cấp tập trung hơn vào giá trị khách hàng và ký kết thêm nhiều hợp đồng”.
Giải pháp số 5: Tránh những mối quan hệ xấu
Đảm bảo chắc chắn rằng tình hình hiện nay là trong tầm kiểm soát nếu không tất cả mọi người sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức và rủi ro. Fersht của HfS chia sẻ: “Hãy bỏ những giao dịch xấu mà đang chịu sự chi phối của những kẻ nịnh bợ. Chỉ có 1 cách duy nhất để thay đổi trò chơi này đó là nhấn mạnh hơn vào các điều khoản có thể làm đổi mới và tăng giá trị mà không đơn thuần chỉ là chi phí thấp và ép lề bỏi những điều này cuối cùng thì cũng không phải là tất cả”.
Giải pháp số 6: Bắt đầu mọi thứ bằng bàn chân phải
“Tại sao việc chuyển đổi từ nhà cung cấp gia công phần mềm IT gốc sang nhà cung cấp mới gần như không thay đổi tình trạng báo động?”, ông Martin của Pace Harmon băn khoăn. Các nhà cung cấp gia công phần mềm rất giỏi trong việc tạo ra các kế hoạch chuyển đổi trên giấy tờ nhưng lại rất kém trong việc quản lý thực tế. Ông Martin cho rằng: “Các đại lý cung cấp đang dần trở nên yếu về việc quản lý dự án, một sự thật mỉa mai với lịch sử của họ. Thậm chí một người CIO đã hỏi chúng tôi rằng liệu các nhà cung cấp có tìm ra được nét độc đáo trong quá trình chuyển đổi để tạo ra cho khách hàng sự tin tưởng khiến họ phải suy nghĩ thật kỹ trước khi chuyển sang một nhà cung cấp mới trong 5 năm”.
Trong năm nay, hãy đảm bảo rằng tất cả các hợp đồng mới không chỉ có cấu trúc chuyển đổi rõ ràng mà cần có thêm kinh nghiệm quản lý và kiểm soát chất lượng của kế hoạch đó. Ông Martin còn khuyên thêm rằng cần chú trọng, quan tâm tới những nhà quản lý có năng lực, phát triển cơ cấu để đạt được điều này”
Giải pháp số 7: Đi theo con đường đúng đắn
"Bạn nói với khách hàng của bạn rằng bạn muốn trở thành đối tác của họ chứ không chỉ là một nhà cung cấp dịch vụ. Bạn bán sản phẩm dựa trên ý tưởng của sự đổi mới hơn là việc giữ nguyên hiện trạng. Bắt đầu phân phối. Hãy đầu tư thực sự đặc biệt đối với các tài năng tư vấn để giúp khách hàng di chuyển vượt ra ngoài chiến thuật để đạt tới tầm chiến lược”, ông Fersht của HfS Research cho hay.
Giải pháp số 8: Tập trung vào những gì quan trọng
Tạm ngưng việc chào hàng mà thay vào đó hãy tập trung vào việc cung cấp. “Đừng cố bán tất cả các sản phẩm mới cho khách hàng nếu các sản phẩm này không mang lại giá trị định lượng và phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Điều này làm lãng phí khoảng lớn thời gian của khách hàng”, ông Ruckma khuyên.
Thay vào đó hãy đầu tư và khả năng quản lý các mối quan hệ. “Khả năng tạo ra và duy trì quan hệ đối tác năng động sẽ tạo tiền đề cho việc tăng trưởng dài hạn và đầu tư liên doanh”, ông Everest chia sẻ, “Các mối quan hệ được xây dựng theo mô hình chia sẻ rủi ro sẽ tạo ra tiềm năng lợi nhuận lớn hơn cho cả hai bên về lâu dài."
Giải pháp số 9: Chia sẻ kiến thức
"Khi phải vất vả lắm mới chiến thắng một khách hàng gia công phần mềm bằng các chiến lược hay chiến thuật thì các chiến lược hay chiến thuật đó rất hiếm khi được chia sẻ với những người khác. Điều này thật lãng phí! Hãy để năm 2011 là năm bạn thực sự tận dụng các kiến thức trong cộng đồng khách hàng của bạn”, Ông Atul Vashistha, CEO của công ty tư vấn Neo Advisory chia sẻ.
Giải pháp số 10: Là chính mình
Bạn biết tầm quan trọng của sự khác biệt thị trường; hãy nắm lấy nó ngay bây giờ. “Các nhà cung cấp gia công phần mềm cần phải đưa DNA thực sự của họ ra thị trường và cho thấy ngành công nghiệp mà họ đang đi theo cũng như cái mà họ đnag cố gắng đạt được”, ông Fersht của công ty HfS Research chia sẻ.
Giải pháp số 11: Tuân theo “Golden Rule”- Nguyên Tắc Vàng
Đây là những nguyên tắc cũ nhưng nó lại rất hữu ích không chỉ cho các nhà cung cấp mà cho cả khách hàng. Hãy thử tưởng tượng bạn ký một bản hợp đồng giá cố định để xây một căn nhà nhưng chăng lâu sau khi bắt đầu xây dựng các yêu cầu bắt đầu thay đổi. Bạn muốn gạch lát nền loại đó? Không có trong hợp đồng. Cửa trong phòng tắm?- Không có trong hợp đồng. Ổ điện an toàn?- Ngoài phạm vi làm việc. Cuối cùng thì ngôi nhà mơ ước của bạn lại trở thành một cơn ác mộng.
Ông Ruckman chia sẻ: “Hầu hết mọi người không muốn nhà thầu dùng những đồ rẻ tiền kém chất lượng cho ngôi nhà của mình. Tuy nhiên nhân viên của các nhà thầu này lại luôn tìm cách để moi tiền của khách hàng bằng cách đó. Do đó, các nhà cung cấp dịch vụ cần phải dạy cho các nhà quản lý của họ đối xử với khách hàng như đói xử với chính mình”.
Xây dựng thương hiệu với những phương tiện truyền thông nổi bật
|
Trong quá khứ những nhà marketing B2B (doanh nghiệp đến doanh nghiệp) đã để lại ấn tượng trong tâm trí khách hàng với hàng loạt những mẫu quảng cáo được đặt ở vị trí tốt hay sự hiện diện đúng lúc trong các chương trình thương mại và được trang bị một cách hoàn hảo.
Gần đây những nhà marketing đã thử sử dụng những trang web đặc biệt hay những trang mà khách hàng không chỉ thu thập được những thông tin về sản phẩm mà còn có thể đặt hàng trực tiếp với người bán. Trong khi điều này giúp điều chỉnh liên lạc một phần nào đó, nhưng cuộc đối thoại giữa khách hàng và người bán vẫn chỉ là một chiều – vì người bán luôn nói nhiều nhất.
Như Bob Dylan nói: “Thời gian đang thay đổi. Cách mà con người được quy định để tiếp nhận thông tin sẽ quyết định hay củng cố sự yêu thích sản phẩm nào hơn và cách đó hiện nay đang phát triển. Những phương tiện truyền thông nổi bật – blog cụ thể, Podcast, video trực tuyến, và mạng lưới xã hội – giúp các nhà marketing tăng cường tiếp xúc của họ bằng cách truyền những nội dung được định sẵn mà các khán giả mục tiêu của họ yêu thích hơn. Khách hàng hiện tại và cả trong tương lai cũng đang tìm kiếm nội dung theo cách ấy, nó có thể là tải một tập phim trong chương trình tivi yêu thích của họ hay đọc blog được đăng theo xu hướng là những giải pháp trong quản trị quan hệ khách hàng.
Những phương tiện truyền thông nổi bật ngày nay tạo cơ hội cho các nhà marketing ở mức độ cao hơn và sự hưởng ứng nhiệt tình này không thể có trong các chiến lược marketing truyền thống. Nếu nó được sử dụng hiệu quả, nó sẽ giúp đỡ những nhà marketing muốn mở rộng thương hiệu của mình và thúc đẩy sự cam kết của khách hàng.
Blog
Điều gì giúp blog và việc viết blog trở nên hấp dẫn và nó được sử dụng như thế nào. Bạn đọc một ý kiến, bạn viết lời nhận xét và bạn nhận được hồi âm. Mọi việc rất nhanh chóng.
Nếu bạn cảm thấy mình có điều muốn nói, bạn có thể tạo blog riêng cho mình. Nó là “Wild West” có nghĩa là không có rào cản để bước vào, mọi người được mời vào và thiết lập một nơi cho mình.
Thật ra một bản nghiên cứu do KnowledgeStorm thực hiện với sự cộng tác của Universal McCann được gọi là "Emerging Media Series". Nó nghiên cứu về những phương tiện truyền thông nổi bật và nó ảnh hưởng đến giải pháp kỹ thuật dành cho B2B, 80% số người được hỏi cho rằng họ có đọc blog và hơn phân nửa số người cho rằng họ có ghé vào blog xem mỗi tuần một lần hay nhiều hơn.
Phần lớn số người trong cuộc khảo sát có đọc blog (57%) cho rằng nội dung trong blog của những người viết blog chuyên nghiệp thì đáng tin cậy hơn cả những phương tiện truyền thông truyền thống. Điểm phàn nàn chính trong thế giới blog là mức độ tin cậy của nội dung trong blog và cần nhiều nội dung chuyên nghiệp hơn nữa.
Đó vừa là điểm mạnh vừa là điểm yếu của thế giới Wild West – mọi người được mời đều nói một vài điều gì đó nhưng không có cách nào để đảm bảo chất lượng của những điều được nói. Tuy nhiên, sự thật là trong ý kiến của vài người cho rằng độ tin cậy của blog che khuất những phương tiện truyền thông truyền thống và nó mở ra cánh cửa cho những chuyên gia blog thật sự thiết lập lòng trung thành của người đọc và của cộng đồng.
Đứng trên phương diện xây dựng thương hiệu thì blog cung cấp hàng loạt các cơ hội. Những nhà marketing có thể xác định nhữnh người viết blog có sức ảnh hưởng để tài trợ, điều này sẽ đi kèm với hình ảnh thương hiệu hay nó được biết đến như một chuyên gia blog trong chính ngành của họ, đây là thử thách lớn nhất cũng vừa là cơ hội tuyệt vời để xây dựng thương hiệu nếu nó được thực hiện tốt. Đây không phải là thời gian nhắm vào doanh thu mà tốt hơn là nuôi dưỡng tính tin cậy của bạn như tiếng nói của chuyên gia và người dẫn đầu trong suy nghĩ ở thế giới của bạn.
Trong thế giới blog, blog trở nên phổ biến là nhờ vào truyền miệng và được tham khảo bởi những người viết blog khác. Khi mà blog đó tốt thì nó thật sự là mối lợi cho sự nhận biết thương hiệu của bạn. Khi nó trở nên xấu đi, những lời truyền miệng không tốt sẽ ảnh hưởng tới cộng đồng hàng triệu người trên thế giới. Dành thời gian để sáng tạo ra chiến lược thương hiệu trên blog vững chắc và cam kết làm cho nó trở nên tốt đẹp, nó sẽ xứng đáng với những gì bạn làm cho nó.
Podcast
Nếu so sánh với những phương tiện truyền thông khác như Blog hay video trực tuyến thì Podcast đang ở giai đoạn đầu của việc chấp nhận và sử dụng. Bảng nghiên cứu Emerging Media Series về podcasts cho biết 47% người tham gia trả lời cho rằng họ chưa bao giờ nghe podcast. Điều này đơn giản vì họ chưa hiểu rõ về chúng, nghe chúng như thế nào và nơi đâu nội dung của nó được tìm thấy.
Đối với những ai đã từng nghe podcast thì cho rằng nó có rất nhiều lợi ích cho marketing do tính dễ mang theo và linh hoạt của nó. Nó rất dễ sản xuất, xoay chuyển nhanh chóng – và các tổ chức nhanh chóng thiết lập lòng trung thành cho nội dung cân đối nếu họ cung cấp được những thông tin cần thiết.
Thêm vào đó, để lấp đầy những khoảng trống trong việc tìm hiểu Podcast, thì một thách thức khác đối với Podcast là tìm được nội dung Podcast tương thích. Thông thường, những người nghe podcast thường tìm thấy nội dung bên trong qua truyền miệng. Với dụng cụ tìm kiếm giúp người nghe đưa ra ý kiến của mình trên đó, điều này sẽ mang lại cái nhìn thấu đáo cho những người nghe khác đang tìm kiếm nội dung tương thích.
Theo thời gian, tôi tin rằng Podcast sẽ trở thành một trong những phương tiện phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất trong các kênh truyền thông nổi bật dành cho B2B. Ngày nay các nhà marketing có vị trí vững chắc trong lĩnh vực này vì nó không quá đông như blog hay video trực tuyến. Họ sẽ là tiếng nói duy nhất trong 10,000 thay vì 10 triệu người.
Video trực tuyến
Video trực tuyến tận hưởng được mức độ quen thuộc cao trong cả lĩnh vực B2B và B2C (doanh nghiệp đến khách hàng) và theo Emerging Media Series về cuộc khảo sát video trực tuyến – nó là phương tiện có tính ảnh hưởng cao khi nó đến với những quyết định trong kỹ thuật thương mại (57%). Video trực tuyến là một cách thu hút khán giả của bạn và làm nội dung audio của bạn thêm tính thuyết phục, trong khi nó cũng thiết lập hay củng cố hình ảnh thương hiệu của bạn.
Cái gì làm Video trực tuyến khác biệt với quảng cáo trực tuyến hay những dòng video trên trang web của bạn là do người xem có quyền quyết định. Cơ bản là khi một mẫu quảng cáo được chiếu trên ti vi thì bạn không được quyền chọn xem nó hay không trước khi trình chiếu. Tuy nhiên đối với video trực tuyến thì người xem có quyền kiểm soát. Họ có quyền chọn xem hay không phần nội dung. Bởi vì nó là sự lựa chọn của họ nên họ có thể nhớ thông điệp của bạn. Ví dụ như trong tâm trí của khách hàng nó sẽ có sự năng động khác hơn so với mẫu quảng cáo quá rõ ràng trên trang chủ.
Tiến xa hơn thì video trực tuyến chỉ trở thành phương tiện dễ hơn để sản xuất và để tiêu thụ. Nó sẽ cực kỳ quan trọng nếu nó được sử dụng để phân phối thông điệp nhạy cảm với thời gian nhưng nó cũng mở ra cánh cửa cho những hình thức tương tự mà thế giới blog phải đối diện trong điều kiện chất lượng toàn diện của nội dung. Nhưng so với blog và Podcast thì rất quan trọng khi xem trọng chất lượng cao của sản phẩm trong nội dung của video trực tuyến.
Trong khi thế giới truyền hình trực tuyến ngày càng đông đúc thì vẫn còn chỗ cho những ý tưởng dẫn đầu và các chuyên gia. Đảm bảo rằng vị trí thương hiệu của bạn vững chắc và mạnh mẽ nhất có thể, đừng có thêm vào những gì tầm thường vì nó có thể theo ám ảnh bạn trong suốt thời gian dài mặc dù bạn đã bỏ chương trình video đó.
Kết luận
Những phương tiện truyền thông nổi bật đang tạo cơ hội cho những nhà marketing B2B để đưa thương hiệu lên đến đỉnh cao. Tính chất gần gũi và có sức ảnh hưởng cao của các phương tiện truyền thông này thúc đẩy các nhà marketing sử dụng sự tháo vát và khả năng sáng tạo của họ để phân phối những nội dung có sức thuyết phục cao. Sự thật là người tiêu thụ những nội dung này đang ngồi ở “ghế tài xế” trước khi họ thực hiện những thông điệp marketing. Nếu thông điệp nổi tiếng, những nhà marketing có thể nắm giữ được khách hàng người bị cuốn hút bởi quyết định chọn hay không – đó là điều mà thậm chí những phương tiện tốt nhất hay những lá thư trực tiếp hay nhất cũng không thể làm được.
10 bài học từ Angry Birds cho các CIO
Bất kì khi nào chơi trò này, chúng tôi lại nghĩ tới CIO (các giám đốc thông tin). Dưới đây là kết quả ban đầu của nghiên cứu: 10 bài học từ Angry Birds có thể giúp ích cho các CIO.
1. Bạn sẽ phải chơi để biết được luật
Cách duy nhất để học cách vượt qua một cấp độ trong Angry Birds là chơi trò chơi này. Điều tương tự cũng đúng với công nghệ. Chúng tôi vẫn chứng kiến thấy có rất nhiều CIO không sử dụng các dịch vụ truyền thông trợ giúp hoặc thực hiện rất nhiều cuộc gọi. Điều này là bởi họ cho rằng công nghệ hiện nay không phù hợp với cấu trúc của doanh nghiệp hoặc bởi chúng ẩn chứa quá nhiều nguy hiểm về vấn đề sở hữu trí tuệ hoặc thông tin cá nhân của khách hàng. CIO nên nhớ rằng nếu họ không áp dụng các công nghệ hiện có và không cho phép mọi người sử dụng chúng trong công việc hàng ngày thì chẳng ai có thể biết được những hạn chế, nguy cơ tiềm ẩn của chúng hay những thuận lợi mà chúng có.
2. Một người chỉ thành công hơn tất cả khi tài năng đặc biệt được công nhận
Bất kì con chim nào trong Angry Birds đều sở hữu một tập hợp tài năng đặc biệt. Những con chim béo màu đen trắng có khả năng thả trứng và bắn lia lịa vào tường; những con màu vàng có khả năng tăng tốc khi bạn chạm hoặc nhấn vào, trong khi một con nhỏ màu xanh lại có khả năng tách thành ba khi được nhấn vào màn hình lúc còn bay trong không trung. Các CIO cũng phải là một nhà lãnh đạo tài ba (CTM, hoặc Chief Talent Manager), bằng cách giúp mọi người tìm thấy cân bằng giữa niềm đam mê với nhu cầu của tổ chức. Bên cạnh đó, CIO cũng cần phải hiểu, và đoán trước được các khả năng trong tương lai để có thể xây dựng một chiến lược thông minh sẵn sàng cho bất kì thử thách nào.
3. Bạn không thể khôi phục từ một khởi đầu quá tệ
Dừng lại những lần thua, khởi động và chơi lại. Người chơi Angry Birds có kinh nghiệm có thể biết được liệu rằng lần bắn của họ có được điểm cao hay chỉ là lần bắn tốn thời gian. Nếu họ biết được khả năng chỉ là tốn thời gian, họ thường không chơi tiếp và chơi lại trò chơi. CIO chia sẻ trực quan này về những gì đang và không được thực hiện trong thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, họ vẫn để mọi người “mò mẫm” với các dự án không có nổi một chút đam mê nào, cố gắng triển khai công nghệ sai địa điểm và sai thời điểm, vẫn để mặc cho công nghệ tự vượt qua các khó khăn. Thay vì thế, CIO cần phải can đảm và loại bỏ sớm những lần thua của mình hơn là sau này phải nói rằng mình đã không có đội ngũ chuẩn hoặc phương pháp thực hiện không chính xác. Sau đó, hãy suy nghĩ lại về chiến lược và chiến thuật rồi bắt đầu lại từ đầu.
4. Mỗi một vấn đề đều có chuyên gia giải quyết riêng
Các nhà lập trình của Angry Birds xây dựng các cảnh cho trò chơi này từ các vật ảo, ví như những đám mây, gỗ, bê tông và gương kính. Bất kì vật chất nào cũng đều phản ánh các thuộc tính vật lý riêng, và mỗi một vật đều phản ứng theo cách riêng đối với mỗi loại chim được dùng trong trò chơi. Chính điều này khiến trò chơi trở lên phức tạp hơn và thú vị hơn. Tuy nhiên, trở thành một CIO đôi khi lại phức tạp và nhiều thú vị hơn bởi công nghệ thường đi theo một mô hình giống nhau. Đã hết rồi những ngày bạn có thể có một “lập trình viên” giải quyết một vấn đề. Giao diện người dùng, mạng, chữa lỗi và một số quy tắc khác bên trong môi trường lập trình, đều yêu cầu các kỹ năng, kiến thức và tài năng đặc biệt. Trong Angry Birds bạn không thể thuê hỗ trợ ngoài, nhưng trong kỷ nguyên ngày nay, CIO thì có thể.
5. Loại bỏ những gì không cần thiết
Angry Birds có chứa một phiên bản “thuốc giải” rất độc đáo, nhưng trải nghiệm thực tế vẫn tốt hơn cả: Nếu bạn thả một quả bom quá xa, hoặc trong một khu vực có quá nhiều bảo vệ, bạn sẽ khó có thể đánh trúng mục tiêu. Đối với CIO, hãy nghĩ sáng suốt hơn. Nếu bạn muốn tạo ra một thay đổi lớn, bạn sẽ phải nghĩ về công việc và môi trường IT như một hệ sinh thái tổng thể. Bạn không thể chỉ đưa ra một giải pháp và hy vọng rằng nó sẽ phù hợp với toàn bộ công ty mình. Chắc chắn, tổ chức của bạn phải hiểu rõ được giải pháp là gì rồi mới có thể tạo nên thay đổi.
6. Cải tiến tăng dần
Kiếm điểm cao trong Angry Birds rất khó. Hầu hết mọi lúc, khi bạn vượt qua một bàn, điểm số có thể làm bạn không hài lòng. Thậm chí, có khi bạn còn chẳng vượt qua được một bàn. Nếu muốn có điểm cao, bạn sẽ phải kiên nhẫn và đón nhận những khó khăn gia tăng bằng cách áp dụng những bài học đã học được từ các bàn trước. Có thể một lúc nào đó, bạn thay đổi chiến thuật hoặc tự nhiên phát hiện ra một phương pháp mới có thể giúp kiếm được nhiều điểm hơn. Tuy nhiên, những trường hợp như vậy rất hiếm. Và khi lặp lại bàn, việc kiếm điểm cao rất khó, vượt qua bàn thậm chí còn khó hơn.
CIO cần nhận ra rằng rất khó cải thiện những đội có khả năng thực hiện cao. Nếu đội không có những người có khả năng cao, họ chỉ có thể cải thiện từng chút một, thay vì tạo một bước chuyển lớn. Điều tương tự cũng đúng với sự hài lòng của khách hàng hoặc độ tin cậy của hệ thống. Không thể chỉ vì những cải thiện tích cực đang có mà lại quên đi việc tìm kiếm các phương pháp mới. Một “bước nhảy” cơ bản sẽ làm thay đổi tất cả. Hãy tập trung vào chiến thuật, nhưng không nên bỏ qua chiến lược – và cũng đừng “chậm chân” trong việc nhận ra đổi mới mỗi khi nó xuất hiện.
7. Chuyên gia trong một lĩnh vực không đồng nghĩa với việc bạn là chuyên gia trong tất cả các mặt
Tất cả các cảnh của Angry Birds đều được sắp xếp khác nhau, nhưng hầu hết chúng đều có khá nhiều điểm chung. Cấu hình bên trong mỗi cấp độ, từ cấu trúc liên hệ giữa các vật liệu bên trong cho tới sắp xếp cảnh, tất cả đều yêu cầu chiến lược. Như đã đề cập ở trên, IT được nuôi dưỡng từ rất nhiều chuyên môn. Làm tốt ở một lĩnh vực của IT không có nghĩa là bạn tốt ở mọi mặt.
Đối với CIO, điều này có nghĩa là họ phải nhận ra được ưu và nhược điểm cá nhân cũng như chắc chắn rằng bạn có một đội ngũ nhân viên có khả năng bù trừ vào những điểm yếu mình có. Đối với các tổ chức, điều này có nghĩa là cần phải thú nhận về những gì bạn không biết, và sau đó có thể sử dụng một trong 2 cách: bỏ thời gian ra để thí nghiệm và học hỏi, hoặc tìm kiếm một người nào đó đáng tin cậy để hợp tác. Không nên chắc chắn rằng thành công trong một dự án sẽ dẫn tới thành công ở những dự án tiếp theo. Hãy đảm bảo rằng tổ chức của bạn đã có câu hỏi cùng lời giải đáp cho câu: “Lần này sự khác biệt là gì, và chúng ta sẽ lên kế hoạch ra sao cho những thay đổi này?” trước khi thực hiện bất kì điều gì.
8. Không thể thực hiện thành công một công việc nhiều lần chỉ với một phương pháp
Tương tự với bài học số 7. Ngay cả khi thực hiện một việc cùng với một phương pháp là một câu trả lời đúng, bạn vẫn không thể có cùng một kết quả. Trong Angry Birds, bạn sẽ phải tính toán về áp lực mỗi lần bắn cùng với mục tiêu. Trong một số trường hợp, hành động bắn lần thứ 2 có thể khiến một con chim thả bom hoặc kích hoạt chúng. Việc phải tính thời gian cho tất cả các yếu tố và qua rất nhiều lượt bắn, chuyện chính xác hoàn toàn dường như là điều không thể.
Hãy nghĩ về các dự án IT thông thường, ví như triển khai máy tính. Lặp lại sẽ không còn là lặp lại nữa. CIO cần phải khuyên khích nhân viên mở rộng học hỏi và trải nghiệm để mọi người có thể chấp nhận thay đổi. Bên cạnh đó, CIO cũng nên tránh việc đặt áp lực không cần thiết lên nhân viên của mình, bắt nguồn từ suy nghĩ “ngây thơ” rằng “ngày mai chỉ là một ngày khác của ngày hôm nay”.
9. Một số mục tiêu cần nhiều chim hơn
Một số cấp độ trong Angry Birds có thể chỉ phải sử dụng một loại chim cũng có thể mang lại hiệu quả không ngờ. Những bàn khác, bạn sẽ phải sử dụng tất cả số chim mình có chỉ để qua bàn. CIO cần phải hiểu được độ khó của một dự án trước khi chọn đội thực hiện, hoặc họ cũng cần phải biết sẵn sàng học hỏi nhanh chóng. Một dự án tưởng chừng như đơn giản nhưng vẫn có thể ẩn chứa rất nhiều khó khăn, phức tạp. Nếu xảy ra vấn đề, CIO cần phải khởi động lại và đầu tư thêm nhân lực mới (hoặc cũng như bài học số 3 ở trên, làm lại tất cả). Thành công của IT xoay quanh thực tế, hơn là những sự phức tạp khó hiểu.
Kinh nghiệm cho thấy sự thực thi, triển khai và khả năng chấp nhận của các dự án IT thường là mặt phức tạp nhất và cũng là mặt thiếu nhân lực nhất. CIO với hệ thống có sẵn để triển khai hoặc hệ thống mới cần được triển khai ngay thường gặp khó khăn lớn mỗi khi nhận ra giá trị của công việc. Đó là bởi họ đã không thừa nhận rằng mình đang thiếu nhân lực để có thể đẩy nhanh tốc độ công việc.
10. Có nhiều cách để chiến thắng
Một cú câu cầu vồng hoặc bắn thẳng. Đánh từ đằng trước hoặc đằng sau. Mỗi một phương pháp trong Angry Birds đều có thể giúp bạn kiếm được điểm. Nếu chỉ “trung thành” với một phương pháp nào đó, có thể chẳng bao giờ bạn biết cách kiếm được số điểm cao nhất. CIO cũng nên cởi mở với các ý tưởng mới về cách sử dụng các công nghệ hiện tại, cũng như tiếp nhận gợi ý về những công nghệ đang xuất hiện có thể mang lợi nhận cho công ty mình.
Luôn chọn một con đường an toàn không phải lúc nào cũng hay. Nếu thực sự muốn có được chiến thắng, bạn cần phải chấp nhận nguy hiểm. IT có thể là một lĩnh vực đầy cạnh tranh, hoặc nó có thể cũng chỉ là một form mà bạn chỉ việc áp dụng. CIO có khả năng phân biệt được 2 yếu tố này và chọn yếu tố ban đầu, sẽ thấy họ và tổ chức của mình ở vị trí hàng đầu.
7 công cụ tạo website trực tuyến tốt nhất
Hay bạn là một học sinh, sinh viên muốn làm một website cá nhân hoặc nhóm, lớp với mục đích chia sẽ, đăng thông báo các thông tin đến nhiều người một cách hiệu quả và ít tốn kém nhất Có rất nhiều nhu cầu cho một trang web hoàn thiện, hãy xem nhu cầu của bạn được đáp ứng đầy đủ nhất ở đâu trong các dịch vụ tạo website trực tuyến sau đây…
1. Google sites ( http://sites.google.com/ )
Với tiền thân là dịch vụ Google pages nổi tiếng, Google Sites mang nhiều đặc tính của người tiền nhiệm bên cạnh đó là sự nâng cấp khả năng tương tác với người dùng của Google, Google sites cung cấp một công cụ tạo web trực tuyến đơn giản với 10Gb dung lượng, rất thích hợp làm website với mục đích lưu trữ cá nhân. Bên cạnh đó bạn có thể tạo một mạng lưới site nội bộ cho các thành viên trong công ty thông qua các tài khoản google apps.
2. Wix.com ( http://wix.com )
Wix thật sự là một công cụ tạo web flash cực tốt cho cả các đối tượng cá nhân lẫn doanh nghiệp. các thao tác sử dụng ( hổ trợ kéo – thả ) vô cùng đơn giản, load flash cực nhanh, có thể tạo nhiều trang tùy ý và cho phép chèn vô số các đối tượng multimedia như hình ảnh , âm thanh, các đoạn video, văn bản, google maps… Wix sẽ tạo ra một website đẹp đến mê hồn khiến bạn cũng không ngờ rằng đó là do chính mình tạo ra !
3. DevHub ( http://www.devhub.com/ )
DevHub là một công cụ đa năng cho phép bạn tạo website một cách đơn giãn nhất có thể không cần nhiều kiến thức về lập trình html vẫn có thể làm được. Điểm đặc sắc của DevHub so với các dịch vụ khác là bạn có thể kiếm tiền từ trang web của mình bên cạnh đó là chức năng nhập thông tin, bài viết có một không hai từ tài khoản của bạn ở các dịch vụ blog nổi tiếng như : wordpress, Blogger, Typepad hay Tumblr về trang web của bạn ở DevHub.
4. SnapPages (http://www.snappages.com/learnmore )
Đây là dịch vụ được giới chuyên môn đánh giá là dịch vụ tạo website trực tuyến có thao tác dễ dàng nhất. Bạn chỉ việc kéo và thả các đối tượng vào một trang có sẳn sao cho vừa ý sau đó xuất ra website thành phẩm và có thể sẳn sàng để “khoe” website với mọi người.
5. Webs (http://www.webs.com/ )
Webs mang lại cho người xem cảm giác của sự chuyên nghiệp về mặt giao diện. Được tối ưu cho nhu cầu xây dựng các website công ty với một thư viện template khổng lồ (hơn 300 mẩu ) , giao diện đẹp và cho phép chỉnh sửa theo ý thích, hổ trợ đa dạng các tiện ích thống kê, SEO mạnh, cùng các chức năng nhúng hình ảnh, âm thanh, video, diễn đàn… và nhiều nữa những chức năng thú vị đang chờ bạn khám phá tại webs.com.
6. GetShopped (http://getshopped.com/ )
Nhiều người cho rằng tạo web bán hàng trực tuyến là rất khó khăn, đặc biệt là đối với những người chưa từng đụng chạm đến các mã nguồn PHP e-commerce. GetShopped sẽ thổi bay lo âu của các bạn, công cụ cho phép tạo web bán hàng trực tuyến có kèm nhiều chức năng như gửi bản tin hàng hóa hay blog thông tin rất lý thú và hoàn toàn miễn phí. Sử dụng đơn giản, tạo web nhanh chóng, đặc biệt là hỗ trợ thanh toán qua Google Checkout, Paypal, Payment Express.. tạo sự an tâm tuyệt đối cho cả bạn lẫn khách mua hàng.
7. Webnode (http://www.webnode.com/ )
Tương tự các dịch vụ trên Webnode cung cấp một ứng dụng xây dựng website trực tuyến trực quan, sinh động với 3 tùy chọn tạo trang chỉ trong khoảng 5 phút là : Personal website ( web cá nhân) , Business website ( web doanh nghiệp ) và E-Commerce ( web bán hàng – thương mại điện tử ). Với mổi nhóm chức năng tạo trang riêng biệt được xây dựng với độ hoàn thiện cao nhất, Webnode không hề thua kém bất kỳ các dịch vụ nào kể trên. Tính đến nay đã có hơn 2000000 cá nhân, doanh nghiệp đủ mọi ngành nghề tham gia xây dựng web trên Webnode cũng đủ để thầy tìm năng phát triển của dịch vụ này.
Trong thời điểm hiện tại để có thể cạnh tranh các dịch vụ buộc phải luôn làm mới mình và cải thiện chất lượng dịch vụ, khi “món đã bày sẳn trên cổ” bạn chỉ việc chọn sao cho hợp sở thích và yêu cầu công việc một cách thuận tiện và dể dàng nhất.
Bài đăng phổ biến
-
Website-Watcher 2011 sẽ theo dõi và thông báo cho bạn biết mỗi khi trên website, forum, blog,… ưa thích có tin bài mới. Nhờ Website-Watcher...
-
AirlineDomains.com Make Offer TouristDomains.com Make Offer MinhphuGroup.com Make Offer TurkeyDomain.com Make Offer TouristDomain.com Make O...
-
Mark Futon là cây bút sắc sảo cho DotSouce , một trang chuyên thông tin về các thủ thuật dành cho domain đã gửi cho tôi 1 bài viết mà the...
-
Rất rất nhiều SEOer cho rằng tên miền là hết sức quan trọng trong SEO. Đặc biệt một tên miền có...
-
clear declare -a a a=( [0]=$1 [1]=$2 [2]=$3 ) max=${a[0]} min=${a[0]} l=${#a[*]} for ((i=0;i<$l;i++)) do if [ $max -le ${a[i]} ...
-
#include<stdio.h> FILE *f1,*f2; long n,m,flag[1000][1000]; long u,v; void nhap_DSC(){ f1=fopen("VHKTS_DSC.inp","r...
-
Đây là chuyên trang online đầu tiên của Việt Nam có 100% nội dung được truyền tải thông qua video và hình ảnh. Ngày 12/3 vừa qua, báo Thể th...
-
TÀI LIỆU TỔNG HỢP Tài Liệu Đại Học Bách Khoa Hà Nội Tài Liệu Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng Tài Liệu Đại Học Bách Khoa HCM Tài Liệu FPT ...