Nếu bạn chọn 1 gói hosting với dung lượng bandwidth quá cao mà chỉ cần phục vụ cho 1 trang blog đơn giản thì sẽ gây ra sự lãng phí quá mức. Còn ngược lại, nếu chọn host với dung lượng vừa phải hoặc quá nhỏ để dùng với mục đích thương mại điện tử, kinh doanh trực tuyến thì chắc chắn không thể đáp ứng đủ nhu cầu. Vậy phải lựa chọn thế nào để đạt được mục đích và hiệu suất tối đa trong khi vẫn đảm bảo mức chi phí phù hợp.
1. Xác định rõ những gì cần thiết ở dịch vụ web hosting:
Quá trình này phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu thiết yếu của người sử dụng, một số đơn vị cung cấp host đề nghị các gói sản phẩm chia sẻ, khá phù hợp với những site có mô hình vừa và nhỏ, trong khi nhiều nhà cung cấp khác chuyên về dịch vụ Dedicate, đối tượng chính là các website thương mại điện tử, mua sắm trực tuyến... Và đi kèm với đó là giá cả tương đương với các chi tiết, thông số kỹ thuật như dung lượng lưu trữ, băng thông, hỗ trợ kỹ thuật, ngôn ngữ lập trình... Bất cứ công ty, đơn vị cung cấp hosting nào cũng có bộ phận tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật với tác phong chuyên nghiệp, sẵn sàng chia sẻ để giúp khách hàng lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất.
2. Dung lượng lưu trữ:
Đi kèm với những gói sản phẩm cụ thể là mức dung lượng lưu trữ nhất định, và khi người sử dụng vượt quá ngưỡng cho phép này thì họ sẽ phải xóa bớt dữ liệu, nâng cấp lên gói dịch vụ cao cấp hơn, hoặc trả thêm phí trên mỗi đơn vị lưu trữ (tính theo Gigabyte). Mức dung lượng lưu trữ ban đầu của các gói dịch vụ không quá quan trọng đối với đơn vị cung cấp vì họ có thể nâng cấp hoặc mở rộng, thực chất điều này cũng phù hợp, vì mỗi khách hàng đều có định hướng riêng với sản phẩm của mình. Khả năng mở rộng và nâng cấp này càng linh hoạt bao nhiêu, người sử dụng càng có nhiều cơ hội để thay đổi và mở rộng quy mô của website sau này, giảm thiểu thời gian khắc phục khi có sự cố và nâng cao hiệu suất hoạt động.
3. Chính xác chúng ta cần bao nhiêu Bandwidth?
Lưu lượng băng thông cần thiết để sử dụng thường khó dự đoán hơn dung lượng lưu trữ, bởi vì tất cả chỉ là lý thuyết, những con số nằm trên tờ giấy trước khi người sử dụng chính thức đưa website vào hoạt động. Đây cũng là 1 điểm then chốt trong quá trình chọn lọc gói hosting phù hợp, theo kinh nghiệm của những chuyên gia, các bạn nên hợp tác với những đơn vị, nhà cung cấp sẵn sàng đáp ứng việc nâng cấp băng thông một cách đơn giản và nhanh chóng, nên tìm hiểu kỹ về những điều khoản ràng buộc trong hợp đồng, đi kèm với công cụ tính toán yêu cầu độ chính xác cao như Google Analytics.
4. Độ ổn định và bảo mật:
Tại đây, nhiều người thường mắc phải 1 sai lầm khá phổ biến: đó là việc bảo mật hosting chỉ phù hợp với các website thương mại. Thực tế ở đây lại chỉ ra rằng, bảo mật chính là yếu tố then chốt, ảnh hưởng đến sự tồn tại của website, cho dù mục đích của người sử dụng là gì chăng nữa. Với những website không đủ mạnh thì chỉ cần 1 hacker trung bình cũng có thể dễ dàng xâm nhập, lấy cắp dữ liệu, thay đổi nội dung, xóa các bản sao lưu... Do vậy, hãy lựa chọn gói hosting có thuật mã hóa dữ liệu 128 bit, hỗ trợ giao thức SSL hoặc SFTP (Secure File Transfer Protocol) nếu bạn sử dụng để download. Hãy đặt câu hỏi chi tiết về khả năng hỗ trợ từ phía nhà dịch vụ, chính sách sao lưu dữ liệu như thế nào, có thường xuyên sao lưu hay không, đặt chế độ tự động hoặc thủ công...
5. Control Panel:
Control Panel – hay còn gọi nôm na là bảng điều khiển, công cụ hỗ trợ với giao diện đồ họa, người sử dụng sẽ dễ dàng hơn trong việc quản lý, giám sát các sản phẩm của bạn. Và hiện nay, cPanel VPS Hosting đang là 1 trong những giải pháp quản lý hàng đầu hiện nay kể từ khi giao diện điều khiển đồ họa được cải tiến và tích hợp để dễ dàng quản lý, giám sát các thành phần có liên quan như bảo mật, domain, cơ sở dữ liệu, ghi nhớ các sự kiện... tất cả đều được thực hiện bên trong 1 môi trường ảo.
6. Bảo mật các chuẩn kết nối để lưu trữ dữ liệu:
Nếu bạn muốn vận hành 1trang thương mại điện tử, hãy cân nhắc liệu đơn vị cung cấp hosting có hỗ trợ domain chuẩn HTTPS thay vì HTTP thông thường hay không. Về cơ bản, HTTPS được gắn thêm 1 lớp bảo mật đặc biệt với các dữ liệu hoàn toàn được mã hóa để ngăn chặn các cuộc tấn công theo kiểu Man in the middle và 1 số dịch vụ từ chối yêu cầu từ phía client khác. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là 1 phần trong việc đảm bảo an toàn cho website, còn lại người sử dụng vẫn phải tự trang bị cho mình những kiến thức bảo mật cần thiết, và việc sử dụng, thiết lập các trình duyệt sao cho phù hợp.
7. Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau:
Nhiều công ty hosting với các gói sản phẩm hỗ trợ đầy đủ các ngôn ngữ lập trình như Ruby, Perl và PHP. Trong đó Perl là 1 ngôn ngữ vô cùng mạnh mẽ và linh hoạt, nhưng không nhiều người “ưa chuộng” vì các câu lệnh và cú pháp sử dụng của nó. Ruby thì đơn giản hơn và không khác mấy so với các ngôn ngữ OOP (Object Oriented Programming) – lập trình hướng đối tượng. Còn lại PHP – rất phổ biến hiện nay, khá đơn giản, phù hợp với nhiều nền tảng công nghệ...
8. Cấu hình .htaccess:
Đây là 1 file cấu hình vô cùng cần thiết và quan trọng, nó cho phép người sử dụng tự thay đổi các cấu hình trên server, ví dụ như:
- Tạo mật khẩu bảo vệ thư mục
- Thiết lập trang thông báo 404
- Không cho hiển thị thư mục trực tiếp trên website
- Thiết lập mức băng thông cố định
- Thay đổi trang mặc định
- Chặn các chương trình độc hại, tự động spam...
Hiện nay, quá trình cấu hình .htaccess được coi là chuẩn dành cho mục đích thương mại điện tử, còn những dịch vụ host miễn phí thường bỏ qua tính năng này.
9. Hỗ trợ khách hàng:
Đây là điểm mấu chốt cuối cùng chúng ta đề cập đến tại đây, người sử dụng nên lựa chọn nhà cung cấp hosting với đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp và nhiệt tình, cơ chế làm việc đa dạng như hỗ trợ trực tiếp, qua email hoặc điện thoại. Trong trường hợp nếu website của bạn gặp lỗi qúa lâu, hãy tìm cách liên hệ trực tiếp tới bộ phận kỹ thuật của đơn vị cung cấp chính, không phải qua các công ty trung gian – vì họ thường chỉ giải quyết được những vấn đề đơn giản.
Chúc các bạn thành công!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét