Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011

Tại sao game thủ thường là những người học... không giỏi

Là học sinh hay sinh viên thì ai mà chẳng thích điểm cao, kết quả tốt để làm hài lòng cha mẹ hay thể hiện cái oai trước bạn bè. Vì vậy, khi mới bắt đầu chơi game online, có lẽ hầu hết chúng ta đều đặt chỉ tiêu cho mình là vẫn sẽ duy trì kết quả học tập hiện tại.
Là học sinh hay sinh viên thì ai mà chẳng thích điểm cao, kết quả tốt để làm hài lòng cha mẹ hay thể hiện cái oai trước bạn bè. Vì vậy, khi mới bắt đầu chơi game online, có lẽ hầu hết chúng ta đều đặt chỉ tiêu cho mình là vẫn sẽ duy trì kết quả học tập hiện tại. Nhưng càng chơi thì càng ham và số giờ bạn đầu tư vào game sẽ bắt đầu lan sang xâm chiếm quỹ thời gian dành cho việc học.
Đơn giản, mối quan tâm của họ thường không phải là việc học

Việc cày game thường có tác động gây nghiện rất lớn nên do vậy, nó thường trở thành mối quan tâm hàng đầu đối với mỗi game thủ. Ai chẳng thích chơi hơn học? Đó là điều tất nhiên và việc cày game dễ dàng chiếm lĩnh toàn bộ đầu óc của nhiều người khi vướng phải nó.

Vừa chơi vừa học, bạn là thiên tài?

Để có thể thực sự thành công trong một việc nào đấy, ta cần phải dốc toàn tâm để có thể thực sự lưu tâm, cố gắng hết sức mình để hoàn thành nó thật tốt. Việc học cũng như vậy và nếu chỉ cần sao nhãng đi một thời gian, sẽ rất khó để ta có thể bắt kịp được chuỗi kiến thức. Khi đó, nếu không thật sự cố gắng, ta sẽ chẳng thể có được một kết quả tốt trong các kì thi, đó là chưa kể bên cạnh việc ôn thi, chúng ta vẫn còn phải bỏ ra không ít thời gian cho việc ngồi máy cày game.

Chơi game rất tốn thời gian

Có thể game thủ là những người không thiếu sự thông minh nhưng tính cần mẫn, chăm chỉ lại ít đến mức báo động. Để có thể trở thành một học sinh giỏi, ngoài sự thông minh ra, chúng ta cũng cần phải thật chăm học bài, ôn bài cũng như hoàn thành đầy đủ những bài tập được rao.

Tất nhiên, một học sinh chịu khó học, ôn bài tới tận 2, 3 lần khi kiểm tra sẽ đạt kết quả cao hơn nhiều so với những người chỉ tới sát ngày thi mới chịu dở sách.


Chơi game rất tốn thời gian, đó là điều mà tất cả dân cày đều phải thừa nhận. Dân cày quá bận bịu với các hoạt động trong game khiến thời gian tự học bị giảm thiểu đi rất nhiều. Thậm chí, nhiều người còn do quá ham cày kéo mà không chịu lên lớp, bỏ tiết và chính điều này đã khiến cho các dân cày ngày càng học sa sút đi so với chúng bạn.

Với những người lúc đầu quan niệm chơi game online chỉ để "for fun - vui là chính" thì lầm tưởng mình có thể kiểm soát được thời gian cho việc chơi game chính là suy nghĩ cốt lõi của họ. Tuy nhiên, thực tế lại đưa đến cho chúng ta một kết quả ngược lại hoàn toàn bởi một khi đã bắt đầu sự nghiệp cày kéo trong game online, rất khó để chúng ta không cảm thấy thích thú mà càng chơi càng ham.

Làm thế nào để kiểm soát được số lượng thời gian cay khi càng chơi càng ham.

Lúc đầu, có thể ta chỉ chơi khoảng 1-2 tiếng mỗi ngày nhưng về sau, khi mà ta đã bắt đầu khám phá ra những cái hay mới của trò chơi thì việc ngồi cày một lúc 5-6 tiếng là chuyện quá bình thường. Thậm chí, bất cứ khi nào rảnh rỗi và kể cả thời gian ăn cơm cũng được chúng ta tận dụng để dán mắt vào màn hình chơi để chơi game. Kiểm soát được thời gian vào chơi game online gần như là điều không tưởng đối với những ai đã tham gia vào.

Trí não phải hoạt động nhiều

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng khi chơi game, não sẽ phải hoạt động nhiều hơn bình thường và việc liên tục cày kéo trong nhiều tiếng sẽ khiến cho bạn thường cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ,...

Kể cả khi ta có dành hẳn ra một khoảng thời gian cho việc học, cũng rất khó để ta có thể giữ vững được kết quả như xưa bởi đơn giản từ thực tế, chẳng ai có thể vừa chơi lại vừa học. Sau khi ngồi vài giờ đồng hồ bên máy tính để cày game, đầu của chúng ta bắt đầu quay cuồng, mệt mỏi và khi bạn ngồi vào bàn học, rất khó có thể tập trung trở lại để nắm vững kiến thức từ bài vở.

Thậm chí, không chỉ sức khỏe bị giảm sút mà quá nghiện game còn khiến dân cày trở nên lười biếng. Họ bắt đầu cảm thấy "ngại" khi bước ra khỏi căn phòng của mình hay làm bất cứ việc gì khác ngoài chơi game online.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến