Diễn đàn sinh viên công nghệ thông tin, chia sẻ, giao lưu, học hỏi. Kết nối ... Những ngôn ngữ cơ bản mà bạn cần phải nắm nếu muốn thành 1 lập trình viên ...VuaTenMien.Com
Thứ Ba, 27 tháng 12, 2011
Có nên đầu cơ tên miền thương hiệu ?
Vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay là cơ may lấy lại tên miền thuộc sở hữu hợp pháp của mình nhưng đã bị cá nhân, tổ chức khác “nhanh chân” chiếm giữ. Luật sư Trần Vương Thảo, Đoàn luật sư TP.HCM, cho biết: “Việc đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền sẽ bị xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, nghĩa là có thể bị kiện và không giữ được tên miền đó nữa”.
Khi xảy ra tranh chấp tên miền, luật sư Lê Thành Kính, trưởng văn phòng luật sư Lê Nguyễn (Đoàn luật sư TP.HCM), cho biết chủ thể phải có những tài liệu chứng minh tên được dùng trong tên miền có liên quan trực tiếp đến thương hiệu, sản phẩm hay một cái gì đó riêng của họ, chẳng hạn tên thương hiệu, sản phẩm đã được đăng ký bảo hộ kinh doanh; họ đã dùng tên đó cho kinh doanh hay sản phẩm từ lâu và phổ biến…
Tuy nhiên hiện nay quy định pháp luật về đăng ký tên miền và pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa lại không thống nhất với nhau. Trong khi đó nguyên tắc đăng ký tên miền hiện hành lại là “đăng ký trước được cấp phát trước”. Điều này khiến việc đăng ký tên miền trở nên dễ dãi, người dùng chỉ việc trình chứng minh nhân dân là có thể đăng ký được tên miền.
Đây chính là căn nguyên dẫn đến tình trạng tranh chấp tên miền. “Trong khi đáng lẽ nên có quy định chủ thể phải trình giấy tờ chứng minh được tên miền đó thuộc về mình. Điều này sẽ ngăn chặn việc một số cá nhân, tổ chức trục lợi dựa trên tên miền của người khác” – luật sư Kính đề nghị.
Theo quy định giải quyết tranh chấp tên miền, hiện nay Trung tâm Trọng tài quốc tế và tòa án đang là những đơn vị đảm nhiệm việc giải quyết các tranh chấp tên miền. Tuy nhiên các cơ quan này chỉ giải quyết các tranh chấp đã xảy ra. Thực tế có rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức muốn lấy lại tên miền nhưng vì ngại thủ tục pháp lý nên đã chấp nhận thỏa thuận ngầm mua lại tên miền như một loại hàng hóa.
Trong khi đó luật vẫn chưa có quy định cụ thể về việc mua bán, chuyển nhượng tên miền. Điều này dẫn đến sự không minh bạch trong việc đăng ký và sở hữu tên miền, gây ra nhiều rủi ro cho cả hai bên.
Sẽ xãy ra tranh chấp nếu bị kiện bạn có thể bị trắng tay đối với tên miền việt nam, còn tên quốc tế thì tuỳ theo thương hiệu có được bảo hộ toàn cầu hay không.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Bài đăng phổ biến
-
Website-Watcher 2011 sẽ theo dõi và thông báo cho bạn biết mỗi khi trên website, forum, blog,… ưa thích có tin bài mới. Nhờ Website-Watcher...
-
AirlineDomains.com Make Offer TouristDomains.com Make Offer MinhphuGroup.com Make Offer TurkeyDomain.com Make Offer TouristDomain.com Make O...
-
Mark Futon là cây bút sắc sảo cho DotSouce , một trang chuyên thông tin về các thủ thuật dành cho domain đã gửi cho tôi 1 bài viết mà the...
-
Rất rất nhiều SEOer cho rằng tên miền là hết sức quan trọng trong SEO. Đặc biệt một tên miền có...
-
clear declare -a a a=( [0]=$1 [1]=$2 [2]=$3 ) max=${a[0]} min=${a[0]} l=${#a[*]} for ((i=0;i<$l;i++)) do if [ $max -le ${a[i]} ...
-
#include<stdio.h> FILE *f1,*f2; long n,m,flag[1000][1000]; long u,v; void nhap_DSC(){ f1=fopen("VHKTS_DSC.inp","r...
-
TÀI LIỆU TỔNG HỢP Tài Liệu Đại Học Bách Khoa Hà Nội Tài Liệu Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng Tài Liệu Đại Học Bách Khoa HCM Tài Liệu FPT ...
-
So sánh 2 cách tạo stack bằng mảng và bảng kiểu cấu trúc nhé Mảng: http://codepad.org/rTA0NJgL #include <stdio.h> #include<co...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét