Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012

Tên miền độc đáo - "Làm đỏm" - LamDom.com

"làm đỏm" có lẽ là nhu cầu muôn thuở của phụ nữ. Chính vì thế mà, cho dù có đến hơn 7 triệu liên kết cho từ khóa tìm kiếm “làm đỏm”, chị em vẫn cảm thấy chưa đủ, chưa đáp ứng được nhu cầu bởi vì trong bấy nhiêu kết quả, chỉ có vài website có thể gọi là uy tín, là “khả dĩ”…

Bước chân vào lĩnh vực kinh doanh thời trang và làm đẹp là bước vào một thảo nguyên đầy hoa thơm cỏ lạ, mặc sức cho bạn tung hoành, thể hiện cá tính kinh doanh và chọn lối đi riêng. Song, trong một không gian quá rộng và nhiều có nhiều đối thủ, liệu bạn có nổi bật, có đủ sức cạnh tranh và lôi kéo khách hàng về phía mình? Nếu bạn là người đến sau và chưa tìm được “bí quyết” kinh doanh, liệu bạn có bị đào thải khỏi cuộc chơi nhộn nhịp này?

Có thể bạn yếm thế hơn vì là người đến sau, nhưng chưa hẳn bạn đã phải chịu khuất phục bởi có nhiều “bí quyết” để bạn vượt qua đối thủ và chinh phục đỉnh cao. Một trong những bí quyết đó chính là sở hữu tên miền thoitranglamdep.com – một tên miền khá “hot” hiện nay. Đại diện cho nhóm ngành thời trang – làm đẹp, LamDom.com sẽ hỗ trợ tối đa cho bạn trong việc thể hiện ưu thế của một nhà kinh doanh chuyên nghiệp, một đơn vị uy tín, quy mô…
LamDom.com còn tích cực giúp doanh nghiệp bạn quảng bá tên tuổi trên kênh quảng cáo khổng lồ của internet thông qua việc xuất hiện ở top đầu các trang tìm kiếm nhờ hiệu ứng domain key.

LamDom.com tận dụng tất cả những ưu thế của một tên miền đẹp, dí dỏm để đưa bạn thoát khỏi vị thế của một đơn vị nhỏ, yếu, và đĩnh đạc tiến vào những vị trí thống lĩnh trong thị trường nhờ vào lượng pageview lớn, khách hàng đông đảo và doanh thu vượt trội…

Thời trang và làm đẹp vẫn mãi là nhu cầu “nóng” của chị em. Bước vào lĩnh vực kinh doanh này chưa bao giờ là muộn. Chỉ cần có “bí quyết” LamDom.com trong tay, dù bạn có là “em út” trong ngành thì vẫn tin chắc một ngày, cái tên LamDom.com sẽ đưa bạn đến vị trí hàng đầu.

Hãy bắt đầu cuộc đua của chính bạn với công cụ hỗ trợ đắc lực LamDom.com. Gọi cho chúng tôi theo số 0912191357 để được cung cấp tên miền với giá ưu đãi.

Tên miền đẹp - MeoVat.Info


Có lẽ chúng ta sẽ không phải nói quá nhiều đến mức độ phủ sóng rộng rãi của thương mại điện tử, đặc biệt là các website thủ thuật, mẹo vặt trong cuộc sống ngày nay. Ngày càng nhiều các diễn đàn mua bán, hướng dẫn, thủ thuật, mẹo vặt được xây dựng và quảng bá rộng rãi, thu hút một lượng lớn những người có nhu cầu. Và với sự bùng nổ của các công cụ trực tuyến, sự phổ biến của mạng internet như hiện nay thì thị trường này vẫn rất hứa hẹn còn rất nhiều tiềm năng để phát triển. Do đó, hoàn toàn không có gì là quá trễ nếu bạn muốn bắt đầu gia nhập vào cộng đồng kinh doanh này.

Tuy nhiên, thay vì xây dựng một trang điện tử về mua bán các sản phẩm như hàng ngàn các website khác đang hiện hữu trên thị trường, bạn hãy mở cho mình một “lối đi riêng” bằng cách khai thác vào nhu cầu hướng dẫn, thủ thuật, mẹo vặt trực tuyến… Như vậy, bạn vừa tạo ra được nét đặc trưng khác biệt cho website của mình, vừa thỏa mãn được nhu cầu của người dùng và người xem về hướng dẫn, thủ thuật, mẹo vặt trực tuyến – một trong những mảng thông tin quan trọng trong thị trường thương mại điện tử nhưng lại chưa được chú ý đúng mức.

Đặc trưng của tin hướng dẫn, thủ thuật, mẹo vặt trực tuyến là ngắn gọn, đủ ý, đi ngay vào vấn đề hoặc nhu cầu của người đăng tin, điều nay khiến cho cả người đăng tin và người đọc tin đều có thể nhận ra ngay đâu là những thông tin mình cần và đâu là đối tượng mình muốn tiếp cận. Hơn nữa, việc đăng các mẹo vặt còn rất phù hợp với những hướng dẫn không cần có hình ảnh cụ thể … Tóm lại, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự thành công của mình khi bạn lựa chọn con đường riêng này. Nhưng hãy chú ý một chút đến tấm bảng chỉ đường của bạn. Đó chính là tên miền cho website chuyên về tin rao vặt mà bạn đang muốn xây dựng. Và tên miền MeoVat.info là một câu trả lời hoàn hảo. Hãy so sánh tên miền này với những tên miền của các website nằm trong danh sách những kết quả được Google tìm thấy đầu tiên trong hơn 118 triệu kết quả cho từ khóa “meo vat”, bạn sẽ hiểu được lý do vì sao chúng tôi đánh giá rất cao giá trị của tên miền này trong kế hoạch của bạn. Và chúng tôi tin chắc rằng bạn sẽ sẵn lòng liên lạc ngay với chúng tôi để được sở hữu nó.

Với tên miền cực đỉnh MeoVat.info bạn có thể xây dựng ngay trang web thủ thuật, mẹo vặt đang rất ăn khách của Việt Nam, lĩnh vực phát triển rộng, tiềm năng lớn, bạn có thể đăng thủ thuật, mẹo vặt bất cứ ngành nghề, chia sẽ kiến thức cộng đồng từ bé đến lớn !

Hãy Liên lạc với chúng tôi ngay để sỡ hữu tên miền đẹp này ! Chúc thành công !

Hình ảnh hoa hậu - Tên miền đẹp MissWorldPhotos.Com

Thưởng thức vẽ đẹp có lẽ là nhu cầu muôn thuở của loài người. Chính vì thế mà, cho dù có đến hơn 17 triệu liên kết cho từ khóa tìm kiếm “Miss World photos”, chúng ta vẫn cảm thấy chưa đủ, chưa đáp ứng được nhu cầu bởi vì trong bấy nhiêu kết quả, chỉ có vài website có thể gọi là uy tín, là “khả dĩ”…

Bước chân vào lĩnh vực kinh doanh thời trang & nghệ thuật và làm đẹp của các hoa hậu, sao là bước vào một thảo nguyên đầy hoa thơm cỏ lạ, mặc sức cho bạn tung hoành, thể hiện cá tính kinh doanh và chọn lối đi riêng. Song, trong một không gian quá rộng và nhiều có nhiều đối thủ, liệu bạn có nổi bật, có đủ sức cạnh tranh và lôi kéo khách hàng về phía mình? Nếu bạn là người đến sau và chưa tìm được “bí quyết” kinh doanh, liệu bạn có bị đào thải khỏi cuộc chơi nhộn nhịp này?

Có thể bạn yếm thế hơn vì là người đến sau, nhưng chưa hẳn bạn đã phải chịu khuất phục bởi có nhiều “bí quyết” để bạn vượt qua đối thủ và chinh phục đỉnh cao. Một trong những bí quyết đó chính là sở hữu tên miền MissWorldPhotos.com – một tên miền khá “hot” hiện nay. Đại diện cho nhóm ngành thời trang & nghệ thuật, làm đẹp của Sao và hoa hậu, MissWorldPhotos.com sẽ hỗ trợ tối đa cho bạn trong việc thể hiện ưu thế của một nhà kinh doanh chuyên nghiệp, một đơn vị uy tín, quy mô…
Tên miền MissWorldPhotos.com còn tích cực giúp doanh nghiệp bạn quảng bá tên tuổi trên kênh quảng cáo khổng lồ của internet thông qua việc xuất hiện ở top đầu các trang tìm kiếm nhờ hiệu ứng domain key. MissWorldPhotos.com tận dụng tất cả những ưu thế của một tên miền đẹp để đưa bạn thoát khỏi vị thế của một đơn vị nhỏ, yếu, và đĩnh đạc tiến vào những vị trí thống lĩnh trong thị trường nhờ vào lượng pageview lớn, khách hàng đông đảo và doanh thu vượt trội…

Thời trang& nghệ thuật và làm đẹp của sao và hoa hậu vẫn mãi là nhu cầu “nóng” của chị em. Bước vào lĩnh vực kinh doanh này chưa bao giờ là muộn. Chỉ cần có “bí quyết” MissWorldPhotos.com trong tay, dù bạn có là “em út” trong ngành thì vẫn tin chắc một ngày, cái tên này sẽ đưa bạn đến vị trí hàng đầu.

Hãy bắt đầu cuộc đua của chính bạn với công cụ hỗ trợ đắc lực MissWorldPhotos.com Gọi cho chúng tôi theo số 0912191.357 để được cung cấp tên miền với giá ưu đãi.

Hiện nay tên miền đang xây dựng và phát triển thành 1 blog chuyên đề Miss World, nếu có nhu cầu sở hữu blog hãy liên hệ ngay với chúng tôi !

Thời trang việt - Tên miền đẹp VietnameseFashion.com


Thời trang và làm đẹp có lẽ là nhu cầu muôn thuở của phụ nữ. Chính vì thế mà, cho dù có đến hơn 7 triệu liên kết cho từ khóa tìm kiếm “Thời trang việt" hay "Vietnamese Fashion", chị em vẫn cảm thấy chưa đủ, chưa đáp ứng được nhu cầu bởi vì trong bấy nhiêu kết quả, chỉ có vài website có thể gọi là uy tín, là “khả dĩ”…

Bước chân vào lĩnh vực kinh doanh ở lĩnh vực thời trang là bước vào một thảo nguyên đầy hoa thơm cỏ lạ, mặc sức cho bạn tung hoành, thể hiện cá tính kinh doanh và chọn lối đi riêng. Song, trong một không gian quá rộng và nhiều có nhiều đối thủ, liệu bạn có nổi bật, có đủ sức cạnh tranh và lôi kéo khách hàng về phía mình? Nếu bạn là người đến sau và chưa tìm được “bí quyết” kinh doanh, liệu bạn có bị đào thải khỏi cuộc chơi nhộn nhịp này?

Có thể bạn yếm thế hơn vì là người đến sau, nhưng chưa hẳn bạn đã phải chịu khuất phục bởi có nhiều “bí quyết” để bạn vượt qua đối thủ và chinh phục đỉnh cao. Một trong những bí quyết đó chính là sở hữu tên miền thoitranglamdep.com – một tên miền khá “hot” hiện nay. Đại diện cho nhóm ngành thời trang sẽ hỗ trợ tối đa cho bạn trong việc thể hiện ưu thế của một nhà kinh doanh chuyên nghiệp, một đơn vị uy tín, quy mô…

Tên miền đẹp VietNameseFashion.com còn tích cực giúp doanh nghiệp bạn quảng bá tên tuổi trên kênh quảng cáo khổng lồ của internet thông qua việc xuất hiện ở top đầu các trang tìm kiếm nhờ hiệu ứng domain key. Thoitranglamdep.com tận dụng tất cả những ưu thế của một tên miền đẹp để đưa bạn thoát khỏi vị thế của một đơn vị nhỏ, yếu, và đĩnh đạc tiến vào những vị trí thống lĩnh trong thị trường nhờ vào lượng pageview lớn, khách hàng đông đảo và doanh thu vượt trội…

Thời trang và làm đẹp vẫn mãi là nhu cầu “nóng” của chị em. Bước vào lĩnh vực kinh doanh này chưa bao giờ là muộn. Chỉ cần có “bí quyết” VietNameseFashion.com trong tay, dù bạn có là “em út” trong ngành thì vẫn tin chắc một ngày, cái tên VietNameseFashion.com sẽ đưa bạn đến vị trí hàng đầu.

Hãy bắt đầu cuộc đua của chính bạn với công cụ hỗ trợ đắc lực VietNameseFashion.com. Gọi cho chúng tôi theo số 0912.191.357 để được cung cấp tên miền với giá ưu đãi.

Tên miền đang được xây dựng và phát triển 1 blog thời trang, nếu có nhu cầu bạn có thể mua cả dữ liệu của blog và tiếp tục phát triển!

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012

SPECIAL OFFER! .COM just $2.95*! Additional .COMs just $7.99* per year!

http://www.godaddy.com/domains/search-danica.aspx?isc=gofg2005ha&rct=j&q=domains

SPECIAL OFFER! .COM just $2.95*! Additional .COMs just $7.99* per year!
Plus ICANN fee of $0.18 per domain name per year. $2.95 price good for the first year of one new or transfer .COM per customer. Additional years or .COMs may be purchased for $7.99 per year. Discounts cannot be used in conjunction with any other offer or promotion. Customers may not use gift cards, PayPal® or AliPay to redeem this offer. Your discount will be applied in your shopping cart

SPECIAL OFFER! .COM just $3.95*! Additional .COMs just $7.99* per year!

SPECIAL OFFER! .COM just $3.95*! Additional .COMs just $7.99* per year!
Plus ICANN fee of $0.18 per domain name per year. $3.95 price good for the first year of one new or transfer .COM per customer. Additional years or .COMs may be purchased for $7.99 per year. Discounts cannot be used in conjunction with any other offer or promotion. Customers may not use gift cards, PayPal® or AliPay to redeem this offer. Your discount will be applied in your shopping cart.

http://www.godaddy.com/domains/search-danica.aspx?isc=gofe2005ha&rct=j&q=domains

Chủ Nhật, 1 tháng 7, 2012

Doanh nghiệp Việt thờ ơ với việc bảo vệ “mảnh đất online”

Hai tháng nay, một loạt công ty có tiếng ở Việt Nam bị mất tên miền quốc tế và các địa chỉ website này được rao bán với giá hàng tỉ đồng đang gây xôn xao trên Internet.

Tên miền Viettel.com thuộc sở hữu của một người sống ở Mỹ mua từ năm 1997 và đang được "hét giá" lên tới 1,5 triệu USD. VNPT.com, Vinaphone.com và MobiFone.com cũng được một người ở Australia đăng kí từ năm 2003. Để lấy lại tên miền trùng với tên thương hiệu, doanh nghiệp chỉ có thể đàm phán với bên sở hữu hoặc trình lên Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO nhờ xử lí.

Mới đây, công ty an ninh mạng Bkav quyết định bỏ ra 2,3 tỉ đồng để mua lại tên miền Bkav.com. Ông Nguyễn Tử Quảng, Giám đốc Bkav, cho rằng các doanh nghiệp nên mua ngay tên miền quốc tế để tránh phải chi nhiều tiền mua lại sau này.

Có nhiều lí do để giải thích cho việc mất tên miền quốc tế, tuy nhiên ngay cả tên miền quốc gia hiện nay cũng không được nhiều doanh nghiệp thực sự quan tâm.

Ảnh
Chỉ khoảng 20% doanh nghiệp đăng kí tên miền .vn.

Theo thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), hiện có 181.000 tên miền .vn được đăng kí, trong số này có 124.000 tên liên quan đến các tổ chức và doanh nghiệp. Trong khi đó, số doanh nghiệp đang hoạt động là trên 500.000 (số liệu của VCCI). Điều này có nghĩa chỉ có khoảng 20% doanh nghiệp trong nước đã đăng kí và thực sự sở hữu tên miền quốc gia. Chưa kể, một lượng không nhỏ tên miền .vn được đăng kí bởi những kẻ đầu cơ với mục tiêu bán lại với giá cao về sau. Một số doanh nghiệp cũng đã mua cho riêng mình hàng loạt tên liên quan tới các thương hiệu khác nhau của công ty như tập đoàn Walmart từ lâu đã bao vây thương hiệu của họ dưới tất cả các đuôi tên miền .vn và thường xuyên duy trì, dù hiện Walmart vẫn chưa chính thức có mặt trên thị trường Việt Nam.

"Việc đăng kí tên miền quốc tế để giữ thương hiệu là đúng, nhưng doanh nghiệp trong nước cũng cần tính đến thiệt hại khi để mất cơ hội đăng kí tên miền .vn. Dù mất tên miền quốc tế sẽ gây bất lợi khi vươn ra thị trường thế giới, người sử dụng ở nước ngoài sẽ không quá đánh giá khi doanh nghiệp không dùng tên miền quốc tế. Tuy nhiên, nếu mất tên miền .vn, họ sẽ có nhìn nhận không hay về cung cách làm việc của doanh nghiệp đó", đại diện của VNNIC khẳng định. "Ngoài ra, tên miền quốc gia ngoài các yếu tố kĩ thuật còn được pháp luật bảo vệ nên việc chủ thể yêu cầu lấy lại hoặc hỗ trợ khi gặp sự cố là không khó".

Theo VnExpress

Hơn 70% doanh nghiệp Việt Nam không có trang web

Hơn 70% doanh nghiệp Việt Nam không có trang web
Cục trưởng Cục Thương mại điện tử - Nguyễn Thành Hưng phát biểu tại hội thảo

- Đó là con số do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đưa ra ngày 19/8 tại cuộc hội thảo "Internet - Bạn đồng hành thời lạm phát". Theo đó, 24% doanh nghiệp không sử dụng dịch vụ công nghệ thông tin và 55% doanh nghiệp không sử dụng ADSL. Con số DN ứng dụng hoạt động thương mại điện tử chỉ chiếm 27%. Tỷ lệ ứng dụng CNTT của Việt Nam chỉ chiếm 30%, được đánh giá là thấp nhất trong khu vực.

Ông Nguyễn Chiến Thắng - đại diện cho Paynet cho biết tính đến năm 2007, số người sử dụng Internet ở Việt Nam là khoảng 18,2 triệu, tính trung bình 21,4 người sử dụng/100 dân. Paynet hiện nay được xây dựng theo các mô hình cổng thanh toán trực tuyến hàng đầu trên thế gới như Paypal (Mỹ) và Alipay (Trung Quốc) và đã vươn ra 54 tỉnh/thành trên cả nước với 2000 đại lý và xử lý tới 150 nghìn giao dịch/ngày. Theo nhận định của ông Thắng, việc thanh toán trực tuyến sẽ là một trong những lợi ích mà các doanh nghiệp cần phải tính tới để giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí giao dịch trực tiếp như thói quen trước nay.

Xây dựng website cũng là một hướng đi mà nhiều doanh nghiệp đang quan tâm để quảng bá thương hiệu và thực hiện các việc giao dịch thương mại, thanh toán trực tuyến. Theo thống kê của Công ty phần mềm HT2D thì tỷ lệ lĩnh vực kinh doanh có website lớn nhất thuộc về ngành ngân hàng, tài chính với 88,9%, theo sau đó là du lịch với 65,2%. Trong khi con số này ở lĩnh vực kinh doanh thủ công mỹ nghệ lại rất thấp, chỉ đạt 26,3%.

Đặc biệt, các doanh nghiệp sử dụng website hiện nay mới chỉ quan tâm tới việc giới thiệu doanh nghiệp trong khi mục đích giao dịch thương mại điện tử chỉ có khoảng 36,7% (năm 2007) và thanh toán trực tuyến mới chỉ dừng ở mức 4,8% (năm 2007).

HT2D cũng đã thống kê hiện nay chỉ có 64,5% doanh nghiệp có website tiến hành cập nhật thông tin trên website hàng ngày, chỉ có 12,7% doanh nghiệp là cập nhật hàng tuần và có tới 16,2% doanh nghiệp hầu như không cập nhật. Lý do được nhiều doanh nghiệp đưa ra là chi phí cao, khó quản trị, mắc nhiều lỗi về bảo mật và sử dụng. Đặc biệt, có những doanh nghiệp e ngại tâm lý bị phụ thuộc vào đối tác xây dựng website hoặc bị phụ thuộc vào nhân viên phòng CNTT.


Thiên Lam

Nhái tên miền, Vô tình hay hữu ý ?

Việc bắt chước, nhái theo những thương hiệu nổi tiếng, nhất là những thương hiệu có độ “phủ sóng” mạnh từ cộng đồng mạng như Apple, Nokia, Starabucks… vốn đã là “chuyện thường ngày ở huyện”. Chẳng thế mà cư dân mạng đồn đãi Apple từng phải bỏ 4,5 triệu USD cho công ty Xcerion của Thụy Điển chỉ để sở hữu một tên miền tưởng như không liên quan gì đến… quả táo, là icloud, để dùng cho dịch vụ đám mây của mình. Và cũng vì thế mà đã sinh ra cả một “trường phái” những nhà kinh doanh tên miền theo xu hướng dự đoán đâu sẽ là các tên có khả năng dính tới những thương hiệu nổi tiếng trong tương lai, chẳng hạn tiếp theo quả táo, biết đâu những tên miền có nghĩa là quả bưởi, quả ớt, quả lê… đều sẽ có giá hàng triệu đô nếu bạn biết “nẫng tay trên” từ trước. Dĩ nhiên, cũng không loại trừ có một số trường hợp ở Việt Nam có doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tên A, thì ở bất kỳ một thị trường quốc tế nào như Mỹ, Úc, Anh, Trung Quốc, Hàn…, cũng có thể có doanh nghiệp đã, đang hoặc sẽ đăng ký một cái tên A giống hệt. Do đó mới có chuyện chung tên miền, khác “đuôi” và có chuyện đặt ngược vấn đề là ngay chính các doanh nghiệp bị trùng thương hiệu cũng không hề biết trên đời có một thương hiệu tương tự.



Nhưng dù thế nào thì việc nhái tên miền có chủ đích cũng là một trong những cách thức kiếm tiền hoặc PR rất nhanh của doanh nghiệp trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt ngày nay. Ở Việt Nam, không nói đến những thương hiệu lớn như Mobi, Hoàng Anh Gia Lai hay VinCom (ngay Vincom cũng đã từng phải tốn phí Luật sư cho một thương vụ nhái tên)…, thì những thương hiệu lâu năm, hoặc đầu đàn trong một số lĩnh vực, ngành nghề, cũng bị “thương hiệu tặc” cố ý dẫm chân. Nếu tìm website của CTCP Cơ điện lạnh (REE) một doanh nghiệp niêm yết kỳ cựu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, người đọc sẽ bị dẫn tới website rao vặt nhà đất có cùng tên tắt là ree. Hay muốn tìm hiểu các phong cách thời trang, cập nhật các xu hướng mới nhất về thời trang tóc, sản phẩm dành cho tóc, dân văn phòng, công sở, các ngôi sao, người mẫu và các nhà tạo mẫu tóc thường vào website tocdep.vn, một địa chỉ hàng đầu về tóc đầu tiên ở Việt Nam, thì nay họ lại khá lúng túng khi xuất hiện thêm một tên miền y hệt, chỉ khác nhau có một dấu gạch ngang, mặc dù tocdep.vn vốn dĩ là một thương hiệu có đăng ký bảo hộ bản quyền hẳn hoi!



Hẳn không phải ngẫu nhiên khi hàng loạt tên miền như Trung Nguyên, Bảo Việt, Agribank, Ree, Tóc Đẹp, Việt Tiến, SJC… đều bị nhái. Theo thói quen của công chúng với một thương hiệu đã dày công xây dựng, khi có một tên miền tương tự, đôi khi khác đuôi, khác dấu, khác một chữ…, chỉ cần mỗi người tiêu dùng click chuột nhầm một lần, là thông tin của thương hiệu nhái đã chuyển tải đến hàng trăm, thậm chí hàng triệu người tiêu dùng đang sử dụng công nghệ thông tin. Thị trường video trực tuyến khi sốt YouTube đã chứng kiến hàng loạt website tương tự được tung ra. Một website cung cấp thông tin của người chủ sở hữu tên miền tại Mỹ đã thống kê lượng khách truy cập vào website nhái lên tới hàng nghìn mỗi tháng. Và cũng “nhờ” sự nhầm lẫn này mà một hiện tượng khiếu nại ngược hy hữu từ website utube.com về việc bị hàng triệu khách hàng của youtube truy cập nhầm vào năm 2006 đã cho thấy sức hấp dẫn và khả năng tăng lượt truy cập từ các thương hiệu mạnh là rất lớn.



Đáng tiếc là ở Việt Nam, dù chăm chỉ làm ăn và cần cù xây dựng thương hiệu, nhưng hiện tại nhiều doanh nghiệp vẫn chưa đặt hết tâm trí vào chuyện cạnh tranh bằng thương hiệu trong không gian ảo, nơi những công cụ trực tuyến có sức mạnh khôn lường. Năm 2011, Việt Nam chỉ có một vài vụ kiện đình đám về việc mất thương hiệu trong không gian ảo, như vụ café Buôn Mê Thuột mất về tay doanh nghiệp Trung Quốc. Nhiều người tiêu dùng Việt Nam lấy làm tiếc cho những thương hiệu đã mất. Và họ nóng lòng thay cho doanh nghiệp, mong mỏi một sự quan tâm hơn nữa của các doanh nghiệp đối với chính thương hiệu của doanh nghiệp trong năm 2012, để trả các tên tuổi về đúng vị trí của nó, cũng là trả cho người tiêu dùng quyền được sử dụng những domain “chính hãng”, không còn bị spam thương hiệu. Nhưng trước khi doanh nghiệp ráo riết tự bảo vệ mình cũng như quyền lợi cho các “thượng đế”, có lẽ, đã đến lúc cơ quan quản lý cần quan tâm xây dựng những chế tài cụ thể cho các hoạt động giao dịch mua bán, đàm phán lấy lại tên miền, thương hiệu – những dịch vụ “phái sinh” đang nảy nở trong chính không gian ảo và đang làm lợi cho không ít “sàn giao dịch” trung gian.



(Bài: Lục Lê – theo Diễn Đàn Doanh Nghiệp)

Tên miền quốc tê, Khổ vì cái… “đuôi” không phải Com

Đại diện một doanh nghiệp đã từng bị nhái tên miền trong không gian ảo cho biết bước sang năm 2012, việc đầu tiên ông làm là sẽ thuê một bộ phận IT chăm sóc vấn đề tên miền của doanh nghiệp. Theo đó, ông sẽ cho bộ phận này rà soát và tìm cách đàm phán để mua lại tên miền mang thương hiệu của doanh nghiệp ông sao cho “đủ bộ sưu tập”, để không còn ai “có cửa” làm mưa làm gió trên… thị trường ảo bằng tên thương hiệu mà doanh nghiệp ông đã đăng ký bảo hộ, nhưng ông lại không làm gì được vì “nó có cái… đuôi khác”.



Nghe rõ là… lẩm cẩm, nhưng hóa lại đó là trường hợp khá thông thuộc, phổ biến với rất nhiều doanh nghiệp. Thông thường, khi đăng ký tên miền (domain), nhiều doanh nghiệp Việt Nam thường lấy đuôi .vn là tên miền quốc gia để xác định xuất xứ, lãnh thổ. Một số doanh nghiệp đăng ký song song hai tên miền đuôi .vn và com.vn, tên miền đầu đã đảm bảo xuất xứ, tên miền sau vừa đảm bảo xuất xứ vừa đảm bảo tính “toàn cầu”. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng tính toán “đủ bộ sưu tập”, và muốn tính toán để đăng ký đầy đủ các… đuôi cũng không dễ. Đó chính là kẻ hở để các “thương hiệu tặc” tấn công những tên miền của các doanh nghiệp nổi tiếng. Đòn tấn công rất đơn giản: Chỉ cần đăng ký một tên miền đuôi .com - là đuôi tên miền thường được miễn phí, được hưởng những ưu đãi khi xuất hiện tra cứu trên Google và trên các dịch vụ seach internet khác – cộng thêm phần tên thương hiệu giữ nguyên. Lập tức tên miền “nhái” đã có thể hiển thị song song, thậm chí hiển thị trước nhất trên Google, khi từ khóa tìm kiếm xuất hiện. Đòn tấn công này vừa thông dụng, rẻ tiền, mà lại rất hiệu quả và các doanh nghiệp hầu như không làm gì được. Hoặc, một cách khác là vẫn giữ nguyên tên đó, đuôi đó, chỉ cần thêm một dấu gạch trên, dưới, ngang, giữa, hoặc thêm một ký tự tắt…, là đã có một “khai sinh” y hệt nhưng vẫn được cho là “khác biệt” mà các doanh nghiệp dù được “bảo hộ” cũng chỉ biết… kiện củ khoai.



Mobifone, một thương hiệu viễn thông được Roland Schatz, CEO Tập đoàn Truyền thông quốc tế Media Tenor, đánh giá là thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam, là một trường hợp bị tấn công điển hình theo cung cách này. Nếu gõ Mobifone, trên Google sẽ xuất hiện 2 tên miền đuôi com.vn và đuôi .vn dẫn đến trang chủ Mbifone, và một tên miền đuôi .com dẫn đến… trang chuyên bán nội thất, rèm cửa của doanh nghiệp Hàn Quốc. SJC, thương hiệu vàng miếng chiếm hơn 80% thị phần vàng miếng Việt Nam và hiện đang trên đường chuyển đổi thành thương hiệu vàng quốc gia SBV, cũng bị một doanh nghiệp của Mỹ chuyên về Tư vấn kỹ thuật (cũng có tên là SJC) cắt đuôi .vn, chỉ giữ lại đuôi .com. Nhiều người tiêu dùng lấy làm “đau khổ” vì mỗi lần muốn vào trang SJC để tra cứu giá vàng, đã phải mấy thời gian thoát ra khỏi trang chuyên về dịch vụ hosting, dịch vụ thiết kế web của Mỹ này. Những ai không rành về internet, sau những vụ tốn kém thời gian như vậy thì mất luôn cả “cảm hứng” và sự tin cậy về việc tra cứu thông tin trên mạng. Một số người cũng tự đặt câu hỏi là không biết liệu thương hiệu vàng SJC có biết và quan tâm đến việc này không, hay tới đây khi đã chuyển thành vàng miếng SBV, thì SJC sẽ yên tâm nhẹ gánh vì sẽ không còn phải chịu cảnh “chung tên” trên ngôi nhà mạng cùng một “anh” có domain tương tự ở cách nửa vòng trái đất? Người “nhiều chuyện” còn đặt vấn đề ngược là không biết “anh” SJC của Mỹ có biết có một “anh” SJC của Việt Nam trùng tên với mình trong cùng một cú click chuột ?…

Cuộc cách mạng tên miền internet



Theo Icann, khoảng 120 doanh nghiệp và tổ chức đã tỏ rõ sự quan tâm và Icann hy vọng sẽ có khoảng 300-1.000 tên miền được đăng ký trong đợt đầu.



Dùng chính tên thương hiệu của doanh nghiệp làm tên miền sẽ không còn là điều ước nữa. Nó sẽ trở thành hiện thực từ năm 2012.

Để các trang web của mình trở nên dễ nhận biết hơn, các doanh nghiệp và tổ chức có thể thay thế đuôi “.com” hay “.fr” bằng “.canon” hay “.paris” tùy theo ý mình. Đây là sự thay đổi mang tính chất lịch sử song còn gây nhiều tranh cãi.

Phát pháo từ Icann

“Ngày 20.6 vừa qua có thể sẽ được ghi vào lịch sử như là ngày internet thay đổi một cách sâu sắc”. Đó là đánh giá chưa đầy đủ của Icann, tổ chức quản lý số liệu và tên miền internet, về tác động của cuộc cải cách internet được thông qua ngày 20.6 tại Singapore. Theo đó, kể từ năm 2012, các doanh nghiệp tư nhân có thể sở hữu đuôi miền internet của riêng mình thay cho “.fr” hay “.com”.

Các địa chỉ internet này giúp mọi người tiếp cận với các trang web dễ dàng hơn, không cần phải vào các địa chỉ IP của máy chủ, vốn là những dãy số khó nhớ. Ví dụ, với địa chỉ www.lefigaro.fr của báo Le Figaro, người quản trị website này có thể thêm vào dữ liệu mà họ muốn, chẳng hạn như golf.lefigaro.fr hay iphone.lefigaro.fr. “Lefigaro” là tên miền đã được đăng ký với tổ chức phụ trách đặt tên miền Afnic, quản lý đuôi “.fr” của Pháp.

Trong khi các phần đầu của một trang web có thể do mỗi người tự chọn thì phần đuôi lại bị giới hạn. Hiện nay, có khoảng 300 tên miền internet cấp 1, thuộc về từng nước như “.fr”, “.de” hay tên miền chung như “.com”, “.net” do các tổ chức tư nhân quản lý.

Dưới áp lực của các cuộc vận động hành lang với mong muốn làm phong phú thêm các tên miền trên internet, Icann đã cho phép thêm 14 tên miền mới kể từ năm 2000 như “.xxx” dành cho các trang web đen hay “.mobi” dành cho các trang web về dịch vụ di động.

Song cho tới thay đổi lớn ngày 20.6 vừa qua thì doanh nghiệp tư nhân và các tổ chức mới bắt đầu được quản lý tên miền của chính mình. Cụ thể, điều này có nghĩa Canon được phép sở hữu tên miền “.canon” và quản lý mọi trang web tùy ý, cùng với đó là tên miền cấp 2 dành cho mỗi sản phẩm của doanh nghiệp này.

Ai hưởng lợi đầu tiên?

Các tổ chức muốn sở hữu tên miền dạng này có thể nộp hồ sơ đăng ký cho Icann kể từ ngày 12.1.2012. Đợt tiếp nhận đầu tiên này sẽ kéo dài trong vòng 90 ngày. Những hồ sơ đầu tiên sẽ được xét duyệt vào cuối năm 2012 và tên miền mới sẽ ra mắt vào đầu năm 2013. Thành phố Paris đã dự tính đăng ký tên miền “.paris”.

Theo Icann, khoảng 120 doanh nghiệp và tổ chức đã tỏ rõ sự quan tâm và Icann hy vọng sẽ có khoảng 300-1.000 tên miền được đăng ký trong đợt đầu. Các ứng viên chủ yếu mong muốn gìn giữ thương hiệu của mình. Nhưng một số khác lại quan tâm đến các tên miền có tính phân loại như “.bank” (ngân hàng).

Việc tự do hóa tên miền có vẻ là cơ hội kinh doanh tuyệt vời của Icann, cho dù tổ chức phi lợi nhuận này phủ nhận việc này. Các doanh nghiệp muốn đăng ký phải nộp đến 185.000 USD và sau đó là phí duy trì 25.000 USD/năm.

Icann hy vọng sẽ hạn chế được việc lạm dụng đăng ký tên miền vì mức phí cao và thủ tục phức tạp (phải hoàn thành hồ sơ dài gần 200 trang). Theo Le Figaro, các nhà quản lý tên miền mới còn phải chấp nhận có một khoảng thời gian chờ để các doanh nghiệp được ưu tiên mua lại tên miền thương hiệu của họ. Nhưng mỗi lần như thế, họ đều phải trả tiền cho Icann.

(Theo Le Figaro)

Tên miền quốc tế, doanh nghiệp Không nên chậm chễ

Tên miền “đẹp” như nhà mặt tiền phố cổ, cái sự ví von này quả là đúng ở thời điểm này. Đăng ký một tên miền chỉ mất vài USD, duy trì nó cũng chỉ mất vài chục USD/năm, nhưng khi bị mất mà muốn “chuộc” lại thì giá trị tên miền có thể lên đến vài chục, vài trăm nghìn, thậm chí cả triệu USD mà chủ sở hữu chưa chắc 100% chuyển nhượng lại đã không còn xa lạ. Đến nay câu chuyện tên miền là vấn đề đã cũ nhưng vẫn luôn có tính thời sự, bởi theo các chuyên gia hiện vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp thờ ơ với thương hiệu của mình trên “mảnh đất Internet” nên việc mất tên miền chỉ là vấn đề thời gian.

Bkav đã thẳng thắn chia sẻ và không giấu giếm về bài học đáng giá của mình, nó là hồi chuông cho tất cả các tập đoàn, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tại Việt Nam. Sự chậm chân hay dửng dưng với thứ “tài sản vô hình” nhưng vô cùng giá trị không chỉ gây ra hệ lụy sẽ mất rất nhiều tiền mà còn bị mang tật. Các loại chi phí dành cho đăng ký, duy trì tên miền trong nước lẫn quốc tế không phải là một con số quá lớn so với việc bỏ thời gian, công sức, tiền bạc để thương lượng mua lại tên miền thuộc chủ sở hữu khác; hoặc tiến hành các thủ tục pháp lý liên quan để lấy lại tên miền để bảo vệ thương hiệu. Ngoài ra, không những sở hữu tên miền quốc gia, việc lựa chọn đúng và đăng ký sớm, kịp thời để sở hữu nhiều tên miền quốc tế, cần thiết phải đăng ký một vài tên miền phổ biến có khả năng xảy ra tranh chấp theo hình thức “bao vây” để giữ thương hiệu là yêu cầu cấp thiết đối với bất kỳ ai.

Tên miền quốc tế, Cuộc đuổi bắt không có đích ?

Đến nay đã có quá nhiều bài học xoay quanh việc bị mất tên miền khiến ý thức trong việc nhanh chóng sở hữu những tên miền quốc tế được nâng cao trong cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam để hướng phát triển thương hiệu trong tương lai không gặp phải vật cản. Còn với những tập đoàn, doanh nghiệp đã lỡ bị mất thì nay sẽ cố gắng làm mọi cách để những người sở hữu “trả lại tên cho em”. Nhiều chuyên gia dự đoán, chính từ những bài học trong quá khứ, và những diễn biến từ đầu năm đến nay, trong năm 2012 này, không ít các tập đoàn, doanh nghiệp trong nước sẽ tiến hành nhiều cuộc thương thảo để mua lại tên miền quốc tế với dự kiến chi phí không hề nhỏ. Đem một câu hỏi đơn giản là có muốn sở hữu những cái tên quốc tế đáng nhẽ nên có không thì nhận được cái gật đầu của tất cả. Vinaphone, Viettel đều muốn mua lại tên miền của mình nhưng công cuộc này là không dễ. Netnam muốn mua lại tên miền quốc tế “Netnam.com” thuộc sở hữu của một người nước ngoài nhưng quá trình đàm phán vẫn chưa đi tới hồi kết vì giá quá cao cộng thêm sự rủi ro khi đăng ký lại chủ sở hữu.

Giá cả là một vấn đề, và khi bị ép giá thì vấn đề này càng trở nên khó khăn. Người cần thì luôn cần, còn kẻ sở hữu thì “ưng” giá mới thèm bán đã tạo thành một cuộc đuổi bắt mà không biết đích ở đâu. Chưa hết, một số người sở hữu còn sử dụng chiêu trò đó là “nhúng” những dịch vụ nhạy cảm, sản phẩm không liên quan hoặc của công ty đối tác vào nội dung thuộc tên miền sở hữu để “ép” người cần phải mua lại để bảo vệ thương hiệu, uy tín của mình. Ở nước ngoài, “đại gia” như Apple cũng phải bỏ ra con số lên tới 4,5 triệu USD để mua lại “icloud.com”, Facebook đã phải trả tới 8,5 triệu USD để mua lại tên miền “Fb.com”; còn HSBC, Ebay khi đặt chân đến thị trường Việt Nam cũng phải mua lại tên miền “.com.vn” và “.vn” với cái giá không hề dễ chịu để bảo vệ thương hiệu của mình. Nhưng khi hội nhập, hướng phát triển vượt ra ngoài quốc gia, đôi khi cái giá phải trả quá đắt nhưng là đáng giá và cần thiết cho sự phát triển lâu dài.

Tên miền, Bài học đắt giá cho doanh nghiệp

Đầu năm 2012, Công ty An ninh mạng Bkav đã phải móc hầu bao số tiền 2,3 tỷ đồng để mua lại tên miền quốc tế “Bkav.com” từ một công ty của Mỹ đã nhanh chân đăng ký trước từ năm 2001. Ông Nguyễn Tử Quảng, Tổng Giám đốc Bkav cho biết vào thời điểm cách đây hơn 10 năm Bkav không nghĩ tới việc có thể đưa thương hiệu ra toàn cầu, do đó Công ty đã không mua tên miền quốc tế mà chỉ mua tên miền trong nước là “Bkav.com.vn”. Mãi tới năm 1997 Việt Nam mới kết nối Internet, nền kinh tế lại chưa phát triển, trong hoàn cảnh đó doanh nghiệp chưa thể nghĩ đến toàn cầu. Có lẽ đây cũng là lý do mà các thương hiệu khác của Việt Nam đã để mất tên miền quốc tế.

Ông Nguyễn Tử Quảng chia sẻ, khi sản phẩm bắt đầu có thương hiệu, các doanh nghiệp nên mua ngay tên miền quốc tế để tránh phải chi nhiều tiền mua lại sau này, như trường hợp của Bkav. Hiện nay, không ít các “đại gia” là các tập đoàn, công ty lớn của Việt Nam đều bỏ lọt “tên tuổi” vào tay những người khác. Đến cả các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ của Việt Nam cũng bị mất tên miền quốc tế. Các tên miền như Viettel.com, Viettel.org, Viettel.net đều thuộc sở hữu của người khác. Viettel.com bị một người ở Mỹ mua từ năm 1997. Cuối năm 2011, chủ sở hữu tên miền Viettel.com đã rao bán tên miền này với giá 1,5 triệu USD. Năm 1995, tên miền quốc tế “FPT.com” đã được một người Mỹ mua và nắm quyền sở hữu đến năm 2012. Từ năm 2001, tên miền VNPT.net thuộc sở hữu của một tổ chức Hàn Quốc, đến tháng 10-2010, tên miền VNPT.com lại tiếp tục thuộc sở hữu của một tổ chức có địa chỉ tại Hàn Quốc. Chưa kể đến tên miền “Mobifone.com” vẫn đang thuộc quyền sở hữu của một cá nhân người Hàn Quốc…

Chưa hết, từ đầu năm đến nay chuyện tên miền lại được “đá” sang lĩnh vực bất động sản, phát triển du lịch quốc tế, các khu resort nghỉ dưỡng... trong xu hướng toàn cầu hóa. Không ít doanh nghiệp đã bỏ hàng tỉ đồng ra để PR, tiếp thị để rút ngắn khoảng cách giữa doanh nghiệp và khách hàng tiềm năng, nhưng lại bỗng dưng… quên mất, hoặc chưa được xem trọng việc xây dựng website quảng bá, mà tên miền nằm ở vị trí mấu chốt. Đối với những nhà kinh doanh lão luyện họ đều coi tên miền quốc tế là chìa khóa lợi hại nhất để khách hàng trên toàn thế giới biết đến dịch vụ, sản phẩm của họ.

Ai cũng có thể mất tên miền

Do trước đây, những tập đoàn, công ty, doanh nghiệp có tiếng ở Việt Nam chỉ đăng ký tên miền với đuôi (.vn), họ đã bị những người khác đăng ký thêm tên miền quốc tế đuôi (.com, .net) vây nên, đến giờ phút này có thể khẳng định ngay, ai cũng có thể bị mất tên, kể cả những “ông lớn” có máu mặt trong kinh doanh, kinh nghiệm đầy mình trên thương trường.

Chẳng nói đâu xa, trong tháng 4 này, một “ông lớn” như Trung Nguyên (Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên), một thương hiệu mạnh thực sự đã vượt tầm quốc gia vươn ra thị trường quốc tế lại “dính” vào vụ việc của một “cái tên”. Đó là tên miền tiếng Anh của café Chồn - một sản phẩm đặc biệt của café Trung Nguyên bị cá nhân khác đăng ký và “nhúng” nội dung quảng cáo cho thương hiệu café Starbucks nổi tiếng sắp vào thị trường Việt Nam. Trung Nguyên mua “Legendee.com”, nhưng hàng loạt tên miền có thể gây nhầm lẫn thương hiệu liên quan đến Legendee không biết vô tình hay hữu ý đã bị “bỏ rơi”. Và thực tế ngay lập tức đáp lại, một cá nhân đã bất ngờ mua “Legendeecoffee.com”. Khi truy cập vào địa chỉ này, nội dung trong website lại quảng bá cho một loại café khác.

Thực tế, một tên miền dù bị đánh cắp hay bị “nẫng tay trên” cũng đều đem đến cho người đáng nhẽ cần phải sở hữu nó rất nhiều nguy cơ. Ngoài việc ảnh hưởng về uy tín thương hiệu, gây nhiễu, loạn thông tin mà xét về lâu dài sẽ ảnh hưởng nặng nề trên bình diện kinh tế. Biết là vậy, nhưng không ít cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp một mặt vẫn khá chủ quan, mặt khác lại coi nhẹ việc sở hữu tên miền sẽ trực tiếp cản trở việc mở rộng đầu tư, tiến ra thị trường quốc tế. Thế mới dẫn đến việc các “ông lớn” như Vinaphone, Mobiphone, Viettel, Công ty An ninh mạng Bkav, Netnam… đều bị mất tên miền quốc tế liên quan đến thương hiệu của mình.

Tên miền doanh nghiệp - Giữ nhà hay mua cả phố?

Truy cập vào legebdeecoffee.com, trang web giống thương hiệu cà phê chồn của Trung Nguyên thì lại thấy hình ảnh quảng bá cho một loại cà phê khác và thông tin chủ sở hữu cũng là một người xa lạ.

Alexander Nguyen, chủ nhân của legendeecoffee.com, cũng là người đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu Legendeecoffee tại Mỹ. Nếu ông được cấp chứng nhận, Trung Nguyên sẽ vấp phải một rào cản lớn nếu muốn xuất cà phê chồn thương hiệu Legendee vào Mỹ.

Cà phê Legendee được quảng cáo ở nhiều nơi
Trung Nguyên đầu tư cho việc quảng bá loại cà phê chồn này rất nhiều (theo một con số thống kê không chính thức thì chi phí đến nay đã vào khoảng 100 tỉ đồng). Tham vọng đi ra thị trường thế giới cũng không phải là mới mẻ đối với ông chủ của Trung Nguyên, chính vì thế, những vị trí đắc địa có giá thuê từ 25-50 ngàn USD/năm ở sân bay Tân Sơn Nhất đều có biển quảng cáo cho cà phê Legendee. Tuy nhiên, điều ngạc nhiên là Trung Nguyên lại chưa đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu này tại Mỹ.

Trao đổi với báo chí, những "người trong cuộc" đã nêu rõ quan điểm của mình.

Ông Nguyễn Trọng Khoa - người đầu cơ tên miền legendeecoffee.com:

* Việc Trung Nguyên mất tên miền legendeecoffee.com có liên quan đến anh?

- Đúng. Tên miền legendeecoffee.com do tôi mua và mới bán cho Alexander Nguyen.

* Tại sao anh không bán lại cho Trung Nguyên?

- Ông Đặng Lê Nguyên Vũ không có ý định mua. Trước khi bài báo đầu tiên đưa tin Trung Nguyên bị mất tên miền legendeecoffee.com, tôi đã nhận được điện thoại đề nghị mua lại tên miền từ một người đàn ông lạ. Người này dùng điện thoại bàn gọi cho tôi và xưng là nhân viên của Công ty Cà phê Thu Hà, đặt vấn đề mua lại tên miền legendeecoffee.com. Tôi từ chối. Sau đó, tôi liên hệ Tổng đài 1080 thuộc Bưu điện TP.HCM thì biết đó là số máy của Trung Nguyên.

Tôi mua và bán tên miền legendeecoffee.com là muốn lấy Trung Nguyên để truyền thông điệp về tầm quan trọng của tên miền thương hiệu quốc tế cho các doanh nghiệp khác. Công ty Unilever là một điển hình cho các doanh nghiệp khác học hỏi. Sản phẩm nào của họ cũng đều được công ty đầu tư mua tất cả các tên miền liên quan. Đó là cách họ ngăn chặn những đối thủ muốn lợi dụng tên miền đó để quảng cáo cho họ hoặc bôi nhọ Unilever.

* Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu Legend Coffee tại Mỹ có phải anh làm?

- Nếu nói toàn bộ sự việc này là ai làm thì tôi xin trả lời: ”Tôi làm đấy!”, kể cả trước mặt anh Vũ. Nhưng tôi không ép Trung Nguyên để lấy số tiền lớn mà chỉ muốn họ nhìn thấy lỗ hổng nghiêm trọng. Rất tiếc, cách xử lý vấn đề của họ khiến sự việc bị đẩy đi xa hơn.

Alexander Nguyen là người quen của tôi trên mạng. Anh này làm việc cho một hãng công nghệ lớn ở Mỹ và hiểu giá trị của tên miền và bản quyền. Anh hỏi mua lại tên miền này và tôi đã khuyến khích anh đi đăng ký bảo hộ bản quyền. Tôi chỉ muốn các doanh nghiệp khác đừng để bị tương tự như Trung Nguyên khi để các cá nhân, tổ chức nước ngoài đăng ký hết bản quyền thương hiệu, tên miền thương hiệu thì khi đó doanh nghiệp chỉ còn đường sản xuất và bán trong nước, tự cung tự cấp lẫn nhau mà thôi. Trong khi đó, đăng ký bản quyền hoặc mua tên miền rất rẻ.

* Theo anh, còn nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp tình trạng giống như Trung Nguyên không?

- Rất nhiều. Kể cả những doanh nghiệp rất lớn cũng đang gặp trường hợp này. Thậm chí, nhiều tập đoàn bất động sản lớn, có nhiều trung tâm thương mại và khu du lịch lớn còn công khai tên các dự án trong tương lai lên mạng mà không thèm đi mua tên miền trước.

* Theo anh, Trung Nguyên còn đường thoát nào?

- Cách thứ nhất, Trung Nguyên bỏ thương hiệu Legendee Coffee và đặt cho dòng sản phẩm này một cái tên khác. Cách thứ hai, có thể tốt hơn: Trung Nguyên nên xúc tiến sớm việc mua lại tên miền legendeecoffee.com và bản quyền sở hữu thương hiệu Legendee Coffee tại Mỹ, và chắc chắn phải trả một cái giá không thấp. Tôi có thể làm cầu nối giúp Trung Nguyên làm việc với anh Alexander Nguyen nhằm khắc phục vấn đề này.

Bà Phạm Thị Điệp Giang, Phó giám đốc Truyền thông Trung Nguyên:

* Quan điểm của Trung Nguyên về vụ việc này như thế nào?

- Đây chỉ là một dạng quấy rối. Chúng tôi quảng bá cho Legendee Coffee rất nhiều, hình ảnh ở khắp mọi nơi sang trọng, sản phẩm Legendee không đủ để bán. Có thể những điều này khơi gợi lòng tham một số người, khiến họ hành động như thế.

Tuy nhiên, theo đúng Luật Bảo hộ Thương hiệu của Mỹ, phải mất 12 - 18 tháng để xét văn bằng bảo hộ độc quyền thương hiệu. Sau thời gian xem xét, nếu thấy không có vấn đề gì vướng mắc thì cơ quan thẩm quyền mới trao quyền cho người đã đăng ký.

Kể cả khi đã được cấp giấy chứng nhận, người chủ vẫn có thể gặp rắc rối nếu như trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy có phát sinh vấn đề kiện tụng, khiếu nại, tranh chấp. Trong trường hợp này, chúng tôi hoàn toàn có thể gửi đơn kiện sang Mỹ có khả năng thắng. Chúng tôi có nhiều bằng chứng, ví dụ như những đơn hàng đã bán sản phẩm này trong 2 năm 2009 và 2010.

* Trung Nguyên đã đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu Legendee chưa?

- Tháng tới Trung Nguyên sẽ được cấp quyền độc quyền thương hiệu tại Việt Nam. Công ty cũng tiến hành song song việc đăng ký tại Mỹ. Chúng tôi đang hợp tác với một số đơn vị tư vấn luật để họ giúp về vấn đề pháp lý. Họ đã có kinh nghiệm cùng chúng tôi đồng hành trong việc đăng ký và lấy lại những thương hiệu nổi tiếng của chúng tôi trên thị trường quốc tế như Trung Nguyên, G7.

* Anh Nguyễn Trọng Khoa và Trung Nguyên tiếp xúc với nhau chưa?

- Chưa hề. Chúng tôi có nhận được thông tin là anh Khoa nói sẽ biếu không tên miền đó cho Trung Nguyên. Nhưng trên thực tế, anh ta đã bán nó. Nếu là một người có thực tâm với thương hiệu Việt như anh ta nói thì có nhiều cách để giúp đỡ, khác với cách đã làm, đó là đi bán và sau đó mới nói thông qua một tờ báo.

* Trung Nguyên có tiếp tục xuất khẩu cà phê sang Mỹ?

- Tất nhiên chúng tôi sẽ tiếp tục xuất sản phẩm một cách bình thường. Chúng tôi đã có tên miền legendee.com, không cần mua thêm những tên miền khác như legendeecoffee.com. Chúng tôi đã xây căn nhà của mình thì phải lo sao cho nó được vững chãi, đẹp đẽ chứ không thể mua cả dãy phố xung quanh chỉ để đảm bảo căn nhà của mình. Đồng thời, chúng tôi sẽ đấu tranh tới cùng để bảo vệ quyền lợi của mình nhằm xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu Legendee tại Mỹ và trên thị trường quốc tế.


Nguồn: NCĐT

Tầm quan trọng của nhãn mác và tên miền

Việc công bố đầy đủ, rõ ràng các thông tin cơ bản thể hiện chất lượng sản phẩm trên bao bì, nhãn mác là điều quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng và năng lực cạnh tranh của thương hiệu trên thị trường.

Các con số to nhỏ thể hiện trên bao bì luôn nói lên giá trị của sản phẩm và người tiêu dùng không nên bỏ qua chi tiết này khi chọn mua hàng. Mua hàng theo thói quen thương hiệu hoặc sự bắt mắt của bao bì mà không lưu tâm đến các thông tin trên nhãn mác là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc mua phải hàng giả, nhái hay hàng kém chất lượng.
Do vậy, nhãn mác hàng hóa là cơ sở quan trọng để người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn được sản phẩm theo đúng mong muốn. Và họ có quyền được biết đầy đủ thông tin về bản chất của sản phẩm để có sự lựa chọn chính xác nhất.
Đề cập đến tầm quan trọng của việc công bố thông tin sản phẩm trên bao bì, nhãn mác hàng hóa tại hội thảo “Những con số biết nói” diễn ra ngày 20/8 ở Hà Nội, ông Bạch Văn Mừng - Cục trưởng Cục Quản lý Cạnh tranh, Bộ Công Thương cho biết: “Thực trạng hiện nay là không ít doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh khi trình bày nhãn mác sản phẩm đã thiếu minh bạch hoặc không trung thực trong thông tin giới thiệu sản phẩm...

Điều này dẫn đến việc người tiêu dùng ngộ nhận về tính năng của hàng hóa, sản phẩm và thất vọng khi không được như mình trông đợi. Đây là hiện tượng không lành mạnh, làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng, khiến họ thiệt hại vì mua phải hàng hóa không đúng với giá trị”.
Trong dự thảo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dự kiến được trình Quốc hội thông qua trong năm nay có điều khoản quy định nghĩa vụ của người sản xuất hàng hóa phải cung cấp thông tin về sản phẩm của mình một cách công khai, minh bạch. Hiện nghị định 89/2006/NĐ-CP đã quy định các nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của hàng hóa được thể hiện cụ thể trên nhãn mác.
Đây là căn cứ giúp tiêu dùng nhận biết, lựa chọn và sử dụng; giúp nhà sản xuất, kinh doanh quảng bá cho hàng hóa và giúp các cơ quan chức năng dễ dàng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát.
Tuy nhiên, về phía người tiêu dùng, không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa, nội dung của chỉ dẫn trên nhãn mác. Bởi vậy, theo ông Bạch Văn Mừng, giới truyền thông phải tích cực hơn nữa trong việc thông tin đến người tiêu dùng, tuyên truyền và hướng dẫn cho họ về thói quen đọc hiểu bao bì sản phẩm trước khi quyết định chọn lựa; giúp họ chọn sản phẩm có chất lượng, đánh giá đúng giá trị tương xứng của sản phẩm mình mua.
Ví dụ thông tin về độ tuổi của sản phẩm đặc biệt quan trọng đối với một số ngành hàng đồ gỗ, các loại thực phẩm cần ủ men, rượu, xì gà... vì nó thể hiện chất lượng và giá trị của sản phẩm. Với những loại sản phẩm này, độ tuổi càng cao, giá trị sản phẩm càng lớn.

Đến đây thì bạn đã hiểu, tại vì sao hãng Apple chịu chi ra 4.5 triệu đô la để sỡ hữu tên miền trùng tên sản phẩm của mình iPad.com!

Chúc các bạn chọn tên miền trùng tên nhãn mác hàng hoá kinh doanh của bạn !

Đặt tên doanh nghiệp như thế nào?


Trong tên doanh nghiệp có gì? Nhiều thứ. Tên doanh nghiệp của bạn không chỉ phản ảnh thương hiệu và dễ nhớ, mà còn có các vấn đề pháp lý cần cân nhắc. Đây là cách đặt tên phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn.

Trong tên doanh nghiệp có gì? Nhiều thứ. Tên doanh nghiệp của bạn không chỉ phản ảnh thương hiệu và dễ nhớ, mà còn có các vấn đề pháp lý cần cân nhắc. Đây là cách đặt tên phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn.
Trong tên doanh nghiệp có gì? Nhiều thứ, đặt biệt là khi doanh nghiệp thành công. Tên doanh nghiệp hay có thể đại diện cho thành phố, tên dở dễ bị mờ nhạt và lãng quên. Bạn nên dành lượng thờ gian để đặt tên doanh nghiệp tương đương với thời lượng tạo ra ý tưởng, viết kế hoạch kinh doanh và lựa chọn thị trường , địa điểm.
Lý tưởng nhât tên doanh nghiệp truyền tãi chuyên môn , giá trị và tính độc đáo mà sản phẩm hoặc dịch vũ của bạn đang phát triển.
Có rất nhiều tranh cãi về thế nào là một tên doanh nghiệp hay. Một số chuyên gia tin rằng tên hay cần phải trừu tượng, không trùng lặp và chưa được phát triển, và tạo lên một hình ảnh. Một số chuyên gia khác lại nghĩ rằng tên doanh nghiệp cần truyền đạt thông tin để khách hàng biết ngay doanh nghiệp làm gì.
Một số khác lại tin rằng tên doanh nghiệp mới được tạo ra bằng cách ghép từ để tạo mới dễ nhớ hơn dùng từ thường. Một số khác lại tin rằng phần lớn tên ghép từ tạo mới dễ quên. Thực tế là bất kỳ loại đặt tên nào cũng hiệu quả nếu được chiến lược tiếp thị phù hợp hỗ trợ.
Tự Đặt Tên?

Sau khi xem xét mọi yếu tố trong tên hay của doanh nghiệp, bạn nên tìm tư vấn của chuyên gia trong ngành bạn sẽ kinh doanh. Chuyên gia đặt tên doanh nghiệp cũng là nguồn tốt để bạn tiếp cận vì họ có chuyên môn để khuyên bạn tên nào xấu, tên nào tốt trong danh sách tên dự định của doanh nghiệp bạn.
Họ cũng hiểu về luật bản quyền nhằm tránh cho bạn các rắc rối. Việc sử dụng dịch vụ đặt tên doanh nghiệp chuyên nghiệp tại Việt Nam có chi phí giao động từ 300 đô la tới 1.000 đô la. Tuy nhiên lợi ích là việc đầu tư số tiền này sẽ tiết kiệm cho bạn gấp nhiều lần về sau, đặc biệt là khi bạn bán doanh nghiệp và định giá thương hiệu, tài sản vô hình.
Các chuyên gia có thể tìm ra tên hay hơn bạn tên dễ nhận ra và dễ nhớ, giúp bạn giảm chi phí tiếp thị và quảng bá về lâu về dài và tránh các vấn đề pháp lý với thương hiệu và bản quyền khi đăng ký trong trường hợp đã có ai đó đăng ký trước.
Các chuyên gia có thể tính đến cả yếu tố thiết kế liên quan tới tên doanh nghiệp của bạn để khi bạn in tên doanh nghiệp trên văn phòng phẩm được hài hòa và đẹp mắt. Nếu bạn muốn tiết kiệm ngân quỹ eo hẹp của mình khi khởi nghiệp, bạn có thể tự đặt tên áp dụng theo quy trình một chuyên gia đặt tên thực hiện, việc này sẽ do bạn làm và hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Có Nghĩa Gì?

Bắt đầu bằng việc quyết định xem bạn muốn giao tiếp những gì thông qua tên doanh nghiệp. Hiệu quả nhất là tên doanh nghiệp bạn cần củng cố cho các thành tố quan trọng trong doanh nghiệp bạn.
Ví dụ trong ngành bán lẻ, thị trường phân đoạn rõ ràng, tên doanh nghiệp phải truyền tải rất nhanh những gì khách hàng tìm. Ví dụ doanh nghiệp bán thực phẩm tại các cửa hàng cao cấp, thì tên doanh nghiệp phải truyền tải ấn tượng này.
Ví dụ doanh nghiệp đào tạo cho các nhà quản lý cao cấp, tên doanh nghiệp là Giáo Dục Hoàng Gia tạo ấn tượng về ngành đào tạo và dịch vụ đào tạo cao cấp, thay vì tên là Thần Nông hay Hương Lúa là những tên không phù hợp. Tên doanh nghiệp kết hợp với biểu tượng logo rất quan trọng trong vấn đề này. Bước đầu tiên và quan trọng nhất và chọn tên tạo ấn tượng doanh nghiệp cung cấp gì.
Tên doanh nghiệp có nên có ý nghĩa không? Phần lớn các chuyên gia cho rằng có. Tên doanh nghiệp của bạn càng giao tiếp truyền thông điệp tới người tiêu dùng, bạn càng ít phải giải thích về sản phẩm, dịch vụ của mình. Nhiều chuyên gia ưu tiên việc sử dụng từ thực hơn là việc ghép các từ thực để tạo từ mới và tránh dùng dãy số hoặc chữ đầu.
Tuy nhiên cũng nên cẩn thận khi sử dụng từ quá ý nghĩa, đặc biệt là các từ có nghĩa hẹp về địa lý và nghĩa. Ví dụ tên doanh nghiệp là “Công ty TNHH Đĩa cứng Nông cống.” Vậy khi công ty phát triển sang các huyện, thành phố, tỉnh khác như Hà nội, Đà nẵng hoặc ngành phần mềm, ngành đĩa mềm thì sao?
Các tên cụ thể chỉ có ý nghĩa khi bạn muốn mãi mãi chỉ hoạt động trong thị phần hẹp đó. Nếu bạn muốn doanh nghiệp phát triển sang thị phần khác thì cần đặt tên đủ bao quát để bạn có thể phát triển. Tên thế nào để vừa có ý nghĩa, vừa đủ bao quát? Các chuyên gia nêu ra sự khác biệt giữa tên miêu tả (như Đĩa cứng Nông cống) và tên gợi tưởng.
Tên miêu tả nêu ra điều rất cụ thể về doanh nghiệp, doanh nghiệp làm gì, địa điểm ở đâu, .v.v. Tên gợi tưởng thường trừu tượng hơn. Tên này tập chung vào doanh nghiệp làm gì. Bạn muốn truyền đạt chất lượng? sự tiện nghi? tính mới lạ? Đây là các loại đặc tính mà tên gợi tưởng thể hiện.
Ví dụ, tên “Vinatour” giúp khuếch trương các tour du lịch tại Việt Nam. Bạn sẽ nhận ra ngay đây là công ty có cung cấp tour du lịch tại Việt Nam, đôi khi bạn còn tưởng tượng ra công ty này cũng cung cấp các chuyến du lịch nước ngoài.
Tên này sẽ rất khác nếu bạn đặt tên là “Vietnamtour”, từ “Vina” khá thông dụng trong ngôn ngữ Việt nghĩa là “Việt Nam” và dễ đọc đối với các người Việt lẫn người nước ngoài, và vẫn có hương vị Việt. “Vinatour” sẽ không bị giới hạn ấn tượng là công ty chỉ cung cấp tour tại Việt Nam như “Vietnamtour.”

Trước khi bạn nghĩ về tên, hãy nghĩ tới các đặc tính chất lượng mà bạn muốn doanh nghiệp của mình được khách hàng nhìn nhận. Ví dụ bạn cung cấp dịch vụ đào tạo quản trị kinh doanh cao cấp, đặc tính bạn muốn khách hàng nhận ra là đào tạo mức độ học viên cao cấp. Ngay lập tức bạn có thể đặt tên là “Công ty CP Đào tạo Hoàng Dương” hoặc “Giáo Dục Hà nội” nhưng tên này không truyền tải thông điệp về những đặc tính kể trên. Nhưng hãy xem tên “Giáo Dục Hoàng Gia” vừa gợi tưởng đặc tính cao cấp.

Trước khi nghĩ về tên doanh nghiệp, hãy xem từ điển, sánh và các tạp chí để có ý tưởng. Nhờ bạn bè và người thân cùng giúp đỡ để có càng nhiều gợi ý và các quan điểm khác nhau càng tốt. Các chuyên gia đặt tên thường có tới 100 tên để lựa chọn. Bạn có thể không thể nghĩ ra nhiều đến như vậy, nhưng cố gắng có ít nhất 10 tên bạn nghĩ rằng phù hợp.
Khi bạn tham khảo ý kiến các nhà đầu tư cho doanh nghiệp của bạn, bạn sẽ loại bỏ ít nhất một nửa số đó. Các tiêu chí về tên giao động tùy theo mức độ quan trọng của bạn. Ví dụ tên doanh nghiệp cần dễ đọc nếu bạn có kế hoạch tập chung quảng cáo nhiều trên ấn phẩm và biển hiệu. Nếu mọi người không phát âm được tên doanh nghiệp bạn, họ sẽ tránh nói đến tên đó. Ví dụ doanh nhân Nguyễn Thị Luyến Lúa đặt tên doanh nghiệp là “Công ty TNHH Luyến Lúa.” Tên này rất khó phát âm nên việc quảng cáo truyền miệng cũng khó hiệu quả.
Trong trường hợp doanh nghiệp bạn sẽ phát triển thị trường nước ngoài, hãy cân nhắc các tên không có nghĩa xấu trong tiếng ngoại quốc. Ví dụ doanh nhân Nguyễn Ai Phúc hoặc Trần Mai Dũng nếu đặt tên doanh nghiệp là “Công ty TNHH Ai Phúc” hay “Công ty CP Mai Dũng” sẽ có nghĩa xấu khi phát âm bằng tiếng Anh.
Nếu doanh nghiệp của bạn quảng cáo trọng tâm trên danh bạ điện thoại, bạn có thể cân nhắc yếu tố từ đầu tiên gần chữ A để dễ được liệt kê lên gần trên đầu danh sách. Nếu bạn đọc tên doanh nghiệp của mình mà không người nghe nào bật cười thì có thể tên đó được.
Chức năng chính của tên doanh nghiệp là tạo sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh khác. Bạn phải xem xét, đo lường các đối thủ cạnh tranh trên thị trường và xem loại thương hiệu nào các đối thủ cạnh tranh đã xây dựng và bạn có thể sử dụng tên doanh nghiệp để tạo khác biệt ra sao.
Tạo Tên Mới

Khi phần lớn các từ hay và thông dụng đã bị đăng ký thì việc ghép từ để tạo ra từ mới trở lên phổ biến. Ví dụ doanh nghiệp sản xuất tủ thép bảo mật đặt tên là “Công ty TNHH Thiết Sơn.” Tên doanh nghiệp gợi tưởng cho người nghe tủ thép rất chắc chắn như núi thép theo đúng thông điệp về đặc tính công ty muốn truyền tải. Một trong những lý do công ty mới được đặt tên mới là công ty mang giá trị và ý tưởng mới.
Nếu bạn sử dụng từ thông dụng, thì khó diễn đạt tính mới mẻ của ý tưởng. Nhưng tên ghép mới hay thường ngoài khả năng đối với người không chuyên đặt tên. Tên mới phức tạp sẽ ngụ ý sản phẩm hoặc dịch vụ bạn cung cấp sẽ phức tạp, mà đây không phải là điều bạn muốn. Một giải pháp nữa là dùng cách viết hoặc đọc khác của từ thông dụng.
Ví dụ “Vina” thay cho “Việt Nam”, “ Saigon” thay cho “TP.HCM” và các cách đọc này nhiều khả năng là chưa bị đăng ký trước.
Sau khi đã lọc ra được 4-5 tên doanh nghiệp dễ nhớ, có ý nghĩa, và dễ đọc, bạn cần tìm xem các tên đó đã bị đăng ký chưa. Có hai nơi bạn cần xem là Sở kế hoạch đầu tư để xem tên doanh nghiệp đó đã bị đăng ký chưa và Cục sở hữu công nghiệp để xem tên đó đã được đăng ký bản quyền nhãn hiệu trong ngành hàng của bạn chưa.
Vậy có phải mọi tên đều phải đăng ký nhãn hiệu, bản quyền? Không. Có rất nhiều doanh nghiệp nhỏ không đăng ký nhãn hiệu hay bản quyền với Cục sở hữu công nghiệp mà chỉ đăng ký kinh doanh với Sở kế hoạch đầu tư. Bạn vẫn có thể hoạt động kinh doanh bình thường miễn là không vi phạm nhãn hiệu, bản quyền của ai đó đã đăng ký trước.
Nhưng việc đăng ký nhãn hiệu, bản quyền tại Cục sở hữu công nghiệp là cần thiết vì bạn không muốn bỏ tiền xây dựng thương hiệu của mình rồi sau này phát hiện ra ai đó đã đăng ký thương hiệu này trong lúc bạn đang kinh doanh mà bạn không hề biết.
Nếu bạn kinh doanh với nước ngoài thì việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế là cần thiết. Hãy tưởng tượng ra hai viễn cảnh: Bạn mới khởi nghiệp và xuất lô hàng đầu tiên sang Mỹ. Bỗng đâu nghe tin một công ty mơ hồ nào đó ở Texas khiếu kiện bạn vi phạm nhãn hiệu hàng hóa của họ và đưa bạn ra tòa với các chi phí pháp lý tại Mỹ làm doanh nghiệp bạn phá sản.
Hoặc viễn cảnh, doanh nghiệp bạn đang hoạt động và phát triển được sáu năm. Bạn muốn bán nhượng quyền cho các đại lý, nhưng lại phát hiện ra rằng có một đối thủ cạnh tranh không tên tuổi đã lẳng lặng đăng ký tên doanh nghiệp của bạn ba năm trước và bạn không thể phát triển tên đó nữa. Việc bỏ thêm một ít tiền để đăng ký bây giờ sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều vấn đề rắc rối và chi phí về sau.
Nhóm Ngành Tên Thương Mại
Một trong những nhầm tưởng về đăng ký tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa là doanh nhân nghĩ rằng việc đăng ký tên sẽ bao gồm rất cả các ngành cho tên đó. Nhưng thực ra không phải như vậy, Cục sở hữu công nghiệp có trên bốn mươi nhóm ngành đăng ký tên thương mại, nhãn hiệu.
Công ty nộp đơn đăng ký “Đồng tâm” cho một nhóm Gạch, Vật liệu xây dựng thì chỉ được bảo vệ cho nhóm này. Công ty khác hoạt động về Y tế có thể đăng ký tên “Đồng tâm” này. Khi đăng ký bạn cần xác định các nhóm ngành doanh nghiệp mình sẽ hoạt động trong tương lai. Tại Mỹ USPTO có 45 nhóm ngành tên thương mại để đăng ký.
Tên Miền Việt Nam Và Quốc Tế

Tên miền – domain – rất quan trọng với trang web giới thiệu về công ty và sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Hãy tìm xem tên miền của bạn đã bị đăng ký chưa. Có hai nhóm tên miền bạn cần lưu ý. Tên miền Việt Nam .VN như Kinhdoanh.vn được đăng ký với Trung tâm Internet Việt Nam www.vnnic.net.vnvà tên miền quốc tế .COM như Kinhdoanh.com được đăng ký qua nhà đăng ký quốc tế như www.godaddy.com
Chi phí đăng ký tên miền là 1.000.000 đồng lần đầu và 450.000 đồng từ năm thứ hai cho tên miền Việt Nam và 8 đô la Mỹ mỗi năm cho tên miền quốc tế. Bạn nên đăng ký tên miền cấp 2 Việt Nam .VN hay vì tên miền cấp 3 .COM.VN và đăng ký tên miền quốc tế .COM thay vì .NET hay .ORG

Nếu bạn may mắn bạn sẽ có 3-5 tên doanh nghiệp qua được tất cả các kiểm tra kể trên. Vậy bạn phải quyết định thế nào?

Hãy nhớ lại các tiêu chí ban đầu của bạn. Tên nào phù hợp với mục tiêu của bạn nhất? Tên nào miêu tả chính xác nhất doanh nghiệp của bạn? Tên nào bạn thích nhất? Mỗi doanh nhân có cách quyết định cuối cùng khác nhau.
Một số người chọn tên theo lý do cá nhân hoặc cái tôi của họ. Một số khác chọn tên do mang tính khoa học hay nghệ thuật hơn. Một số nghiên cứu người tiêu dùng hoặc thử nghiệm nhóm khách hàng tiềm năng để xem phản ứng của họ với các tên có sẵn. Một số người lại lựa chọn tên theo dáng thiết kế, xem tên nào có khả năng được thiết kế đẹp nhất và chọn tên đó.
Sử dụng bất kỳ tiêu chí nào hoặc dùng luôn tất cả các tiêu chí, và hỏi ý kiến của người khác về tên đó. Xem tên đó được thiết kế trên văn phòng phẩm như tiêu đề thư, danh thiếp ra sao. Chú ý đến cách phát âm tên đó thử nghiệm trên nội dung quảng cáo tương tự trên đài hoặc tivi hoặc qua nói chuyện điện thoại xem âm thanh nghe có xuôi và dễ nghe không.
Các công ty đặt tên chuyên nghiệp thường mất 2-8 tuần để đặt tên và làm các cuộc thử nghiệm này. Có thể bạn không có nhiều thời gian nhưng hãy dành ít nhất vài tuần để chọn và đặt tên doanh nghiệp. Khi đã quyết định, hãy bắt đầu xây dựng ngay lòng nhiệt huyết cho tên mới doanh nghiệp của bạn. Tên doanh nghiệp là bước đầu tiên tiến tới xây dựng hình ảnh đặc thù của công ty, cái tên sẽ gắn với bạn suốt chặng đường kinh doanh.

Lựa Chọn Địa Điểm Kinh Doanh

Việc quyết định kinh doanh ở đâu là một trong những quyết định quan trọng nhất khi kinh doanh. Bạn hãy sử dụng bảng dưới đây và trả lời tất cả các câu hỏi về điểm mạnh, điểm yếu của địa điểm bạn dự định kinh doanh.

Trả lời các câu hỏi sau đây bằng việc đánh dấu ô chữ M (điểm mạnh) hoặc ô chữ Y (điểm yếu) về địa điểm bạn dự định kinh doanh. Khi đã hoàn thành bảng cho mỗi địa điểm, so sánh điểm mạnh và yếu của mỗi địa điểm để xác định giá trị của mỗi địa điểm tới sự thành công doanh nghiệp của bạn.

Các tiện nghi trong khu bạn định kinh doanh có phù hợp với sản phẩm/dịch vụ của bạn?

Mạnh
Yếu

Tiện nghi có đủ lớn cho doanh nghiệp bạn?

Mạnh
Yếu

Địa điểm này có đáp ứng đủ nhu cầu về bố trí và xắp đặt?

Mạnh
Yếu

Nội, ngoại thất của tòa nhà không cần sửa chữa?

Mạnh
Yếu

Các điều khoản thuê nhà có thuận lợi?

Mạnh
Yếu

Các tiện ích hiện hữu có đáp ứng nhu cầu của bạn hay bạn phải đi lại dây điện hoặc ống nước? Hệ thống thông gió có đủ?

Mạnh
Yếu

Các khách hàng tiềm năng có dễ dàng vào vị trí bạn kinh doanh không?

Mạnh
Yếu

Có chỗ gửi xe không? Miễn phí hay mất tiền? Điều này có ảnh hưởng tới doanh nghiệp của bạn?

Mạnh
Yếu

Phương tiện công cộng có thuận lợi không? (nếu phù hợp)

Mạnh
Yếu

Nhà cung cấp mang hàng tới địa điểm này có thuận tiện?

Mạnh
Yếu

Bạn có thể tuyển dụng được các nhân viên đủ trình độ trong khu vực địa điểm kinh doanh?

Mạnh
Yếu

Địa điểm kinh doanh có thuận tiện với nơi bạn sống?

Mạnh
Yếu

Địa điểm có phù hợp và đồng nhất với hình ảnh doanh nghiệp bạn muốn tạo dựng? Địa điểm có đẹp và hấp dẫn nhìn từ bên ngoài?

Mạnh
Yếu

Có không gian để treo biển hiệu trong và ngoài tiệm? Nội quy khu vực có cho phép bạn treo biển?

Mạnh
Yếu

Địa điểm có nằm trong khu an toàn, có tỷ lệ tội phạm thấp? Bảo hiểm doanh nghiệp địa điểm tại khu vực này có quá mắc?

Mạnh
Yếu

Hệ thống chiếu sáng bên ngoài có đủ sáng để khách hàng buổi tối cảm thấy an toàn khi mua hàng?

Mạnh
Yếu

Khách hàng của các doanh nghiệp khác cạnh bên có sang mua thêm sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp bạn?

Mạnh
Yếu

Có đối thủ cạnh tranh nào trong khu vực địa điểm của bạn? Nếu có thì bạn có cạnh tranh thành công được không? Tại sao?

Mạnh
Yếu

Lượng người đi bộ và xe qua lại có đáp ứng yêu cầu của bạn?

Mạnh
Yếu

Địa điểm này có nằm ở khu vực có phần lớn nhóm khách hàng trọng tâm của bạn?

Mạnh
Yếu

Mật độ dân cư ở đây có đủ cho nhu cầu bán hàng của bạn?

Mạnh
Yếu

Khu vực kinh doanh có bị ảnh hưởng nhiều theo mùa không?

Mạnh
Yếu

Nếu doanh nghiệp bạn phát triển trong tương lai, cơ sở này có đủ cho sự phát triển của doanh nghiệp?

Mạnh
Yếu

Chọn Cấu Trúc Doanh Nghiệp Và Mô Hình Pháp Lý
Việc lựa chọn cấu trúc mô hình pháp lý của doanh nghiệp rất quan trọng vì nó không chỉ liên quan tới thuế, trách nhiệm tài chính, khả năng phát triển và huy động vốn, mà còn tới giấy tờ liên quan để đăng ký kinh doanh và sau này. Bạn nên tìm chuyên gia tư vấn pháp lý để giúp bạn lựa chọn mô hình pháp lý phù hợp với hoàn cảnh cá nhân bạn.
Mỗi mô hình có điểm mạnh, điểm yếu riêng nên không thể coi mô hình pháp lý này tốt hơn mô hình kia. Bạn cần cân nhắc các yếu tố sau đây khi lựa chọn mô hình doanh nghiệp: Trách nhiệm pháp lý, thuế, chi phí thành lập và hành chính, tính linh động khi chuyển giao quyền sở hữu doanh nghiệp, nhu cầu tương lai.

Có bốn loại mô hình đăng ký kinh doanh chính gồm doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH). Việc phân biệt các loại hình doanh nghiệp này dựa trên những đặc trưng pháp lý cơ bản.

Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản, không có tư cách pháp nhân, không có quyền phát hành bất cứ loại chứng khoán nào. Mỗi cá nhân chỉ đựơc thành lập một doanh nghiệp tư nhân.

Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh, ngoài thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn, uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Công ty hợp danh không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào.

Công ty cổ phần có vốn điều lệ của công ty được chia thành cổ phần, có ít nhất 3 thành viên và có khả năng huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán. Các cổ đông không phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài sản của công ty ngoài phạm vi giá trị cổ phần mà cổ đông nắm giữ.

Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là có 2 loại là công ty TNHH có 2 thành viên trở lên và công ty TNHH 1 thành viên (là tổ chức). Vốn điều lệ của công ty TNHH không nhất thiết phải chia thành những phần có giá trị bằng nhau và không được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu. Công ty TNHH không được phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
Thành viên của công ty TNHH muốn chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn thì phải ưu tiên chuyển nhượng phần vốn đó cho các thành viên còn lại trong công ty; chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên của công ty trong trường hợp các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết.
Đăng Ký Kinh Doanh Và Các Thủ Tục Hành Chính
Giờ đây sau khi bạn đã chọn được tên doanh nghiệp, mô hình kinh doanh bạn cần đăng ký kinh doanh và làm con dấu. Việc đăng ký kinh doanh thường được tiến hành ở Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương.
Ngoại trừ Sở kế hoạch đầu tư TP.HCM bạn có thể đăng ký kinh doanh trực tuyến còn phần lớn bạn phải đến sở kinh doanh được hướng dẫn thủ tục, xem mức phí, nhận mẫu đơn và nộp hồ sơ. Thời gian cấp đăng ký kinh doanh giao động từ 1 tuần tới 2 tuần tùy theo địa phương và tính đầy đủ hồ sơ của bạn.

Sau khi đã được cấp đăng ký kinh doanh, bạn cần đăng ký mẫu dấu công ty tại công an thành phố hoặc tỉnh thành doanh nghiệp bạn hoạt động. Việc cấp con dấu mất 1-2 tuần tùy địa phương.

Bạn cần đăng ký mã số thuế tại Cục thuế thành phố, tỉnh thành hoặc chi cục thuế địa phương. Thời gian cấp mã số thuế giao động 1-2 tuần.

Sau khi đã có Mã số thuế, bạn cần làm thủ tục đăng ký thuế và mua hoá đơn tại Chi cục thuế, nơi doanh nghiệp làm trụ sở, thời gian hoàn thành phụ thuộc vào cơ quan thuế và doanh nghiệp. Ngoài ra bạn cần làm dự kiến thu nhập của doanh nghiệp trong năm với Chi cục thuế, và nộp thuế tạm ứng ở mức bạn dự kiến theo từng quý.

Doanh nghiệp cần làm gì để bảo vệ toàn diện tên miền?

Nhiều doanh nghiệp lớn bị các cá nhân, tổ chức khác “nhanh tay” đăng ký mất tên miền quốc tế, nhiều website bị hacker “chiếm giữ” tên miền, tên miền .xxx bị đầu cơ…, chưa bao giờ câu chuyện tên miền lại nóng như thời điểm này.

Doanh nghiệp cần làm gì để bảo vệ toàn diện tên miền?

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực Internet, một tên miền dù bị đánh cắp hay bị “nẫng tay trên”, cũng đem đến cho doanh nghiệp rất nhiều nguy cơ, không chỉ ảnh hưởng về uy tín thương hiệu, gây nhiễu loạn thông tin mà còn có thể thiệt hại nặng nề về kinh tế. Về lâu dài, thái độ thờ ơ, chủ quan trong việc bảo vệ tên miền có thể cản trở doanh nghiệp khi mở rộng đầu tư hay tiến ra thị trường quốc tế. Chính vì thế, vấn đề bảo vệ thương hiệu thông qua việc giữ nhiều tên miền trở thành yêu cầu cấp thiết đối với bất cứ một cơ quan, doanh nghiệp nào.

Thực trạng việc cấp phát tên miền tại Việt Nam hiện nay? Bài học kinh nghiệm từ các vụ tranh chấp quyền sở hữu tên miền nổi bật thời gian qua? Bảo vệ toàn diện tên miền nên bắt đầu từ đâu? Các quy định cụ thể về việc sử dụng, sở hữu tên miền ở Việt Nam và quốc tế? Khi bị mất tên miền, doanh nghiệp cần phải làm gì?… là những vấn đề sẽ được các chuyên gia CNTT cùng bàn luận trong chương trình “Nhân vật sự kiện Thông tin và Truyền thông” tháng 12/2011 được phát sóng vào lúc 9h-10h sáng Chủ nhật ngày 25/12/2011, tại trường quay S4 Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, số 65 Lạc Trung, Hà Nội.

Tham dự chương trình gồm các khách mời là những chuyên gia trong lĩnh vực Internet và tên miền như ông Trần Minh Tân, Phó Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), ông Vũ Thế Bình, Tổng giám đốc Công ty CP NetNam, hay luật sư Phạm Thành Long, Trưởng Văn phòng Luật sư Gia Phạm...

Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh VTC2, VTC HD3, trực tuyến trên các báo điện tử VTC News, VietNamNet, VnMedia, Trang tin điện tử ICT News của Báo Bưu điện Việt Nam và Trang tin MIC của Bộ TT&TT.


Theo ICTnews

Những trường hợp mất tên miền không ngờ đến

Quên gia hạn: Đây là trường hợp phổ biến nhất, các doanh nghiệp thường quên gia hạn tên miền dẫn đến việc mất tên miền do có người đăng ký trước. Thông thường một tên miền sẽ được bảo lưu 30 ngày kể từ ngày hết hạn và có thể bị mất vào ngày thứ 31. Có doanh nghiệp do tính chủ quan của lãnh đạo, không giao chi tiết cho ai quản lý, cuối cùng khi tên miền hết hạn mà không hay biết, khi thấy không có web nữa thì mới tìm hiểu, nhưng thôi đành chịu mất tên miền là thương hiêu của mình, Gmail.com của google đã từng bị như vậy!

Lộ thông tin: Có nhiều trường hợp các tên miền liên quan đến dịch vụ, kế hoạch đầu tư của công ty trong tương lai bị đăng ký trước do lộ thông tin trong quá trình triển khai ý tưởng, lập kế hoạch. Cũng có trường hợp bị nhân viên của nhà cung cấp dịch vụ nhanh tay đăng ký sau khi tư vấn cho khách hàng.

Quản lý lỏng lẻo: Thông tin về tên miền, e-mail đăng ký có thể bị lộ hoặc quên gia hạn với nhà cung cấp dịch vụ do nhân viên quản lý thôi việc mà không có biện pháp bàn giao, bổ sung nhân sự kịp thời.

Nhà cung cấp dịch vụ không đủ uy tín, quy mô nhỏ: Khi chọn các nhà cung cấp này, thông tin về chủ sở hữu tên miền có thể dễ dàng bị thay đổi khi tên miền trở nên có giá trị hoặc tên miền ngừng hoạt động do nhà cung cấp dịch vụ phá sản dẫn đến đóng cửa.

Tranh chấp nội bộ: Đối với các doanh nghiệp phát triển từ công ty một thành viên lên các doanh nghiệp cổ phần, việc rút lui của một thành viên trong ban quản trị có thể làm xảy ra tranh chấp về các vấn đề liên quan đến tên miền.

Báo động đỏ: Nhiều chủ doanh nghiệp vẫn còn thờ ơ với tên miền quốc tế

Trên thực tế, theo các chuyên gia, vẫn còn không ít doanh nghiệp thờ ơ với thương hiệu của mình trên Internet, việc mất tên miền chỉ là vấn đề thời gian.

Có trường hợp một doanh nghiệp kinh doanh khu nghỉ mát do không rành thủ tục đã nhờ đối tác đăng ký giùm dẫn đến việc tên miền thì vẫn có nhưng chủ sở hữu thì không phải doanh nghiệp kể trên. Theo một chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ, trường hợp này không phải là hiếm và việc mất tên miền hoàn toàn có thể xảy ra nếu vị đối tác kia trở mặt. “Thậm chí, nhiều doanh nghiệp sau khi đăng ký cũng không quan tâm hay lưu trữ giấy chứng nhận sở hữu tên miền từ nhà cung cấp. Trong khi đây là một bằng chứng rất quan trọng nếu xảy ra các vụ tranh chấp”, vị chuyên gia này cho biết thêm.

Còn theo quan điểm của ông Ngô Đức Anh, Phó tổng giám đốc Công ty Netnam, nhìn chung các doanh nghiệp đã có ý thức đăng ký tên miền .vn và các tên miền quốc tế (nếu có điều kiện và tên miền còn trống), nhưng hầu hết vẫn chưa có ý thức bảo vệ toàn diện cho thương hiệu của mình, mặc dù bài học về đầu cơ tên miền vẫn luôn nóng hổi. “Có thể thấy nhiều doanh nghiệp có tên miền .com.vn nhưng lại không giữ tên miền .vn và các tên miền khác như .biz.vn, .info.vn,... Trong tương lai không xa, có khả năng họ phải mua lại các tên đó với giá cao”, ông Anh cho biết.

Bên cạnh đó, theo ghi nhận của TBVTSG, các vị lãnh đạo doanh nghiệp thường ủy quyền cho nhân viên CNTT quản lý tên miền và không có quy định pháp lý cụ thể hay thống kê số lượng tên miền liên quan đến dịch vụ, hoạt động của công ty. Không ít trong số đó đều cho rằng việc bảo vệ là của nhà cung cấp dịch vụ, trong khi tài khoản sử dụng tên miền lại được chia sẻ để dễ quản lý.

Theo bà Trần Thị Hoàng Dung, Giám đốc bộ phận Sàn giao dịch tên miền thương hiệu, trực thuộc Công ty Fibo, chính điều này đã dẫn đến tình trạng mất tên miền khi nhân viên được ủy quyền quản lý tên miền thuyên chuyển công việc mà không thông báo cho nhà cung cấp. Công ty sẽ không nhận được thông báo gia hạn dẫn đến việc mất tên miền quốc tế hoặc trong nước vì không cập nhật các yêu cầu từ nhà cung cấp. Trong trường hợp xấu nhất có thể bị nhân viên đó đánh cắp luôn tên miền.

Ông Phạm Đặng Ngọc Hoàng, Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ IDS, cho biết vai trò của nhà cung cấp dịch vụ là khai báo giấy tờ với cơ quan quản lý đối với tên miền trong nước và hỗ trợ bảo mật về mặt kỹ thuật đối với tên miền quốc tế vì chưa doanh nghiệp nào bảo đảm 100% vấn đề này, kể cả các nhà cung cấp ở nước ngoài. Do đó rất cần sự hợp tác và ý thức bảo vệ tên miền từ phía doanh nghiệp.

Hiện nay, do tính chủ quan trong quan điểm, am hiểu về tên miền quốc tế của một số chủ doanh nghiệp còn mờ nhạt, cứ nghĩ "tên miền nào cũng được" miễn là có web là được... đang đưa doanh nghiệp tụt hậu, thậm chí làm trò cười... chứ đừng nói đến trình độ chuyên nghiệp! Còn nhớ có hải cảng lớn của VN cái tên miền còn sai chính tả, không biết chúng ta nghĩ gì về doanh nghiệp này! BóTay.com!

Chúc các bạn tự bảo vệ được thương hiệu của mình!

Đầu tư tên miền là đầu tư cho tương lai

Theo các doanh nghiệp, đầu tư cho các tên miền liên quan đến thương hiệu và hoạt động của công ty trong tương lai nên cần có kế hoạch triển khai và lộ trình cụ thể, trong đó vấn đề về bảo mật thông tin luôn phải được bảo đảm.

Trên thực tế, có không ít trường hợp mất tên miền về tay giới đầu cơ do lộ thông tin trong quá trình lên ý tưởng, cũng có trường hợp bị mất do nhân viên của nhà cung cấp dịch vụ đã nhanh tay đăng ký sau khi tư vấn cho khách hàng.

Do đó, theo bà Phương của Công ty Điện hoa Việt Nam, tất cả các thông tin về các dịch vụ, hoạt động của công ty đều phải được bảo mật và chỉ có thành viên trong ban quản trị mới được quyền nắm giữ những thông tin này. Còn ông Anh ở Công ty BOM cho biết, các tên miền liên quan đều được đăng ký ngay khi hình thành ý tưởng, bởi theo ông, thà rằng đăng ký thừa còn hơn bỏ sót dẫn đến bị đầu cơ. Ngoài ra, theo ông Tài của Công ty Naiscorp, cần bảo đảm rằng tất cả các tên miền liên quan bao gồm .com, .vn, .net, .info... phải được đăng ký cùng một lúc.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đều cho rằng đối với các tên miền liên quan đến các hoạt động mang tính chiến luợc, cần gia hạn càng lâu càng tốt, tối thiểu là năm năm trở lên. Ngược lại, với các hoạt động ít quan trọng hơn, tên miền chỉ cần gia hạn từ một đến hai năm là đủ.

Hiên nay, các doanh nghiệp việt nam đang thờ ơ với tên miền quốc tế, trong tương lai không xa doanh nghiệp sẽ phải chi một số tiền không nhỏ để sở hữu những tên miền này!
Chúc các bạn thành công !

Bảo vệ tên miền từ trong ra ngoài cho doanh nghiệp

Theo các doanh nghiệp, điều họ quan tâm nhất chính là các tên miền quốc tế, vì tên miền này chưa có chính sách bảo hộ rõ ràng như các tên miền .vn, việc kiện tụng lại rất mất thời gian và chi phí cao.

Đại diện một doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản cho biết, cách đây không lâu công ty ông đã bị đối tác phàn nàn vì tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy. Nguyên nhân là tên miền quốc tế của công ty ông bị chiếm và dẫn đến các trang web đen. Sau sự cố đó, công ty quyết định chuyển tất cả về tên miền .vn cho dễ quản lý.

Tuy nhiên, theo quan điểm của ông Nguyễn Xuân Tài, Tổng giám đốc Công ty Naiscorp, chủ sở hữu trang web Socbay, trình độ nghiệp vụ của các nhà cung cấp dịch vụ tên miền quốc tế rất cao, vì thế độ bảo mật tên miền do họ cung cấp là rất đáng tin cậy, việc bị mất mát phần lớn là do phía người sử dụng lỏng lẻo trong công tác quản lý.

Ông Tài cho biết, năm 2009 trang web socbay.com đã từng bị tấn công phải ngưng hoạt động một ngày, nguyên nhân là lộ tài khoản Gmail chứ không phải bởi nhà cung cấp dịch vụ. Do đó theo ông Tài, các doanh nghiệp khi đăng ký tên miền quốc tế nên đăng ký trực tiếp với nhà cung cấp nước ngoài, đồng thời phải chọn các nhà cung cấp có các gói dịch vụ dành cho doanh nghiệp và gửi tất cả các chứng từ liên quan để hỗ trợ cho việc tranh chấp (nếu xảy ra). Ngoài ra, theo ông Tài, doanh nghiệp cũng nên sử dụng các dịch vụ bảo mật đi kèm.

Chia sẻ quan điểm của ông Tài, ông Trần Ngọc Anh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần CNTT BOM, cho biết hiện tất cả các tên miền của công ty ông đều được đăng ký trực tiếp với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, với các mức độ bảo mật cao nhất như chống di chuyển tên miền, nhắc nhở việc gia hạn… Trong đó quan trọng nhất là ẩn địa chỉ e-mail của chủ sở hữu, vì theo ông Anh, giới hacker thích tấn công vào các địa chỉ đó hơn là tấn công trực tiếp vào hệ thống của nhà cung cấp dịch vụ quốc tế.

Vấn đề sử dụng và quản lý tên miền cũng cần phải được quan tâm. Ông Anh cho biết hiện tất cả các tên miền đều do chính ông quản lý, việc giao dịch phải diễn ra trên máy tính bảo đảm an toàn, tuyệt đối không dùng chung máy tính.

Còn theo bà Lê Thị Thanh Phương, Giám đốc Công ty cổ phần Điện hoa Việt Nam, hiện việc quản lý tên miền của công ty do bộ phận CNTT đảm trách, tuy nhiên tất cả các giao dịch với nhà cung cấp đều được thông báo cho ban quản trị. Một số trường hợp vượt quá thẩm quyền của bộ phận CNTT, bắt buộc nhà cung cấp phải thông báo cho ban giám đốc biết. Đồng thời, công ty cũng đầu tư một hệ thống máy chủ riêng, tránh các trường hợp bị tấn công do sử dụng máy chủ chung với các doanh nghiệp khác. Ngoài ra, bà Phương cho biết công ty thường xuyên hợp tác với các đối tác an ninh mạng tổ chức các đợt tấn công ngẫu nhiên nhằm đánh giá khả năng bảo mật của hệ thống, để từ đó có thể chuẩn bị các giải pháp đối phó một cách hữu hiệu.

Theo các doanh nghiệp, tài khoản giao dịch với nhà cung cấp phần lớn là các địa chỉ e-mail của Gmail, Yahoo... để bảo đảm tính liên tục và bảo mật. Do đó, theo ông Tài, việc đặt mật khẩu phải đạt tính phức tạp cao như dài ít nhất 12 ký tự, bao gồm cả chữ, số, ký hiệu; đồng thời phải có kế hoạch thay đổi mật khẩu định kỳ hằng tháng hoặc vài tháng một lần.

Việc sử dụng tên miền quốc tế là cần thiết trong thời đại toàn cầu hoá, nếu không biết tự bảo vệ thì doanh nghiệp sẽ gặp rắc rối, bản thân nhà cung cấp tên miền có hệ thống bảo mật rất tốt, ít khi bị chiếm đoạt, thông thường bị mất là do người sự dụng tên miền!

Chúc các bạn thành công !

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

Register any new domain (.COM, .US, .MOBI, .BIZ, .NET, .ORG, .CA, .CO.UK and .IN) for just $0.99

Register any new domain (.COM, .US, .MOBI, .BIZ, .NET, .ORG, .CA, .CO.UK and .IN) for just $0.99* Use code: GETFIT99
Register any new .com, .us, .mobi, .biz, .net, .org, .ca, .co.uk, and .in for just $0.99*. Plus ICANN fee of $0.18 per domain per year for .com, .mobi, .biz, .net, and .org. Discount applies to the first year only of one new registration. Cannot be used in conjunction with any other offer, sale, discount or promotion. Limited to one order per customer, expiring after 10,000 discount redemptions or at 11:59 PM PST on 7/31/2012 (whichever comes first). Customers may not use gift cards, PayPal® or AliPay to redeem this offer.

Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012

Tên miền giảm giá tại godaddy.com: $0.99* Use code: h4hp99

Register any new domain (.COM, .US, .MOBI, .BIZ, .NET, .ORG, .CA, .CO.UK and .IN) for just $0.99* Use code: h4hp99
Register any new .com, .us, .mobi, .biz, .net, .org, .ca, .co.uk, and .in for just $0.99*. Plus ICANN fee of $0.18 per domain per year for .com, .mobi, .biz, .net, and .org. Discount applies to the first year only of one new registration. Cannot be used in conjunction with any other offer, sale, discount or promotion. Limited to one order per customer, expiring after 10,000 discount redemptions or at 11:59 PM PST on 7/31/2012 (whichever comes first). Customers may not use gift cards, PayPal® or AliPay to redeem this offer.

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Kênh tên miền Trao đổi link liên kết giữa các website


Trao đổi link liên kết giữa các website, blog là việc cần thiết và rất cơ bản với mỗi trang Web, tăng backlink bền vững trên mỗi trang web hay blog rất quan trọng với mỗi chúng ta, nhưng trên hết là giao lưu kết bạn, học hỏi, chia sẽ kinh nghiệm lẫn nhau.


Kênh Tên Miền sẵn sàng liên kết trao đổi với tất cả các bạn, ưu tiên các Sites có nội dung về Online marketing, tên miền, hosting, thủ thuật CNTT, Blogger, wordpress,.. không phân biệt thứ hạng, PR, nhưng theo KTM đó là những site giúp ích cho khách hàng ghé thăm. Bản thân KTM cũng rất thường xuyên ghé qua những webSite như vậy để học hỏi, đúc rút kinh nghiệm cho bản thân.

Các bạn muốn liên kết link thì để lại thông tin ở mục comment bên dưới và kèm theo các thông tin như sau:

Tittle: Tên bạn muốn hiển thị trên site của Kênh Tên Miền.

Mô tả: Mô tả ngắn gọn về site của bạn

Url: Địa chỉ website của bạn


Sau đó bạn add link của Kênh Tên Miền trên trang chủ của bạn với thông tin:


Tittle: Kênh Tên Miền


Mô tả: Đấu giá tên miền, tin tức tên miền, kinh nghiệm, thủ thuật, đầu tư, mua bán tên miền


Url: http://Kenhtenmien.com


Kênh Tên Miền sẽ ghé qua website của các bạn, nếu bạn đã add link như thông tin trên Kênh Tên Miền sẽ add lại link của các bạn.


Kênh Tên Miền không liên kết với các Site có nội dung Chính trị, Đồi Trụy, kích bác, bôi nhọ cá nhân...


Chúc hợp tác lâu dài, chúc các bạn thành công !

Bài đăng phổ biến