Chủ Nhật, 1 tháng 7, 2012

Tên miền quốc tê, Khổ vì cái… “đuôi” không phải Com

Đại diện một doanh nghiệp đã từng bị nhái tên miền trong không gian ảo cho biết bước sang năm 2012, việc đầu tiên ông làm là sẽ thuê một bộ phận IT chăm sóc vấn đề tên miền của doanh nghiệp. Theo đó, ông sẽ cho bộ phận này rà soát và tìm cách đàm phán để mua lại tên miền mang thương hiệu của doanh nghiệp ông sao cho “đủ bộ sưu tập”, để không còn ai “có cửa” làm mưa làm gió trên… thị trường ảo bằng tên thương hiệu mà doanh nghiệp ông đã đăng ký bảo hộ, nhưng ông lại không làm gì được vì “nó có cái… đuôi khác”.



Nghe rõ là… lẩm cẩm, nhưng hóa lại đó là trường hợp khá thông thuộc, phổ biến với rất nhiều doanh nghiệp. Thông thường, khi đăng ký tên miền (domain), nhiều doanh nghiệp Việt Nam thường lấy đuôi .vn là tên miền quốc gia để xác định xuất xứ, lãnh thổ. Một số doanh nghiệp đăng ký song song hai tên miền đuôi .vn và com.vn, tên miền đầu đã đảm bảo xuất xứ, tên miền sau vừa đảm bảo xuất xứ vừa đảm bảo tính “toàn cầu”. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng tính toán “đủ bộ sưu tập”, và muốn tính toán để đăng ký đầy đủ các… đuôi cũng không dễ. Đó chính là kẻ hở để các “thương hiệu tặc” tấn công những tên miền của các doanh nghiệp nổi tiếng. Đòn tấn công rất đơn giản: Chỉ cần đăng ký một tên miền đuôi .com - là đuôi tên miền thường được miễn phí, được hưởng những ưu đãi khi xuất hiện tra cứu trên Google và trên các dịch vụ seach internet khác – cộng thêm phần tên thương hiệu giữ nguyên. Lập tức tên miền “nhái” đã có thể hiển thị song song, thậm chí hiển thị trước nhất trên Google, khi từ khóa tìm kiếm xuất hiện. Đòn tấn công này vừa thông dụng, rẻ tiền, mà lại rất hiệu quả và các doanh nghiệp hầu như không làm gì được. Hoặc, một cách khác là vẫn giữ nguyên tên đó, đuôi đó, chỉ cần thêm một dấu gạch trên, dưới, ngang, giữa, hoặc thêm một ký tự tắt…, là đã có một “khai sinh” y hệt nhưng vẫn được cho là “khác biệt” mà các doanh nghiệp dù được “bảo hộ” cũng chỉ biết… kiện củ khoai.



Mobifone, một thương hiệu viễn thông được Roland Schatz, CEO Tập đoàn Truyền thông quốc tế Media Tenor, đánh giá là thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam, là một trường hợp bị tấn công điển hình theo cung cách này. Nếu gõ Mobifone, trên Google sẽ xuất hiện 2 tên miền đuôi com.vn và đuôi .vn dẫn đến trang chủ Mbifone, và một tên miền đuôi .com dẫn đến… trang chuyên bán nội thất, rèm cửa của doanh nghiệp Hàn Quốc. SJC, thương hiệu vàng miếng chiếm hơn 80% thị phần vàng miếng Việt Nam và hiện đang trên đường chuyển đổi thành thương hiệu vàng quốc gia SBV, cũng bị một doanh nghiệp của Mỹ chuyên về Tư vấn kỹ thuật (cũng có tên là SJC) cắt đuôi .vn, chỉ giữ lại đuôi .com. Nhiều người tiêu dùng lấy làm “đau khổ” vì mỗi lần muốn vào trang SJC để tra cứu giá vàng, đã phải mấy thời gian thoát ra khỏi trang chuyên về dịch vụ hosting, dịch vụ thiết kế web của Mỹ này. Những ai không rành về internet, sau những vụ tốn kém thời gian như vậy thì mất luôn cả “cảm hứng” và sự tin cậy về việc tra cứu thông tin trên mạng. Một số người cũng tự đặt câu hỏi là không biết liệu thương hiệu vàng SJC có biết và quan tâm đến việc này không, hay tới đây khi đã chuyển thành vàng miếng SBV, thì SJC sẽ yên tâm nhẹ gánh vì sẽ không còn phải chịu cảnh “chung tên” trên ngôi nhà mạng cùng một “anh” có domain tương tự ở cách nửa vòng trái đất? Người “nhiều chuyện” còn đặt vấn đề ngược là không biết “anh” SJC của Mỹ có biết có một “anh” SJC của Việt Nam trùng tên với mình trong cùng một cú click chuột ?…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến