Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2013

Truyện ấy, Ngày tết kiêng không ta?

Vợ tôi là người cực kỳ mê tín, thế nên cô ấy luôn từ chối sex trong những ngày Tết vì cô ấy bảo làm chuyện ấy trong ngày cuối và đầu năm sẽ rất xui xẻo.
“Đừng có động vào em, đêm nay là giây phút chuyển giao năm cũ sang năm mới nên tránh gần gũi anh à”. (Ảnh minh họa).

Tất nhiên là tôi có thể nhịn để cô ấy vừa lòng, thế nhưng tôi không thể chịu được những chuyện mê tín dị đoan nhảm nhí đến mê muội của vợ.

Mọi sự bắt nguồn từ mẹ tôi mà ra, bà là người sống khá tâm linh và cực kỳ tin mấy chuyện bói toán. Ví như chuyện “Ngày tận thế” sắp đến, các nhà khoa học đã khẳng định ngày tận thế sẽ không xảy ra, vậy mà nghe mấy bà hàng xóm bảo là sắp có thiên tai, lũ lụt, đại hồng thủy, thế là mẹ tôi cũng tin. Bà lo dự trữ bao nhiêu muối gạo, mì tôm chất đầy ninh ních cả nhà. Vợ tôi cũng rất hợp mẹ tôi ở mấy chuyện thần linh ấy.

Hai vợ chồng lấy nhau khi tôi 24 tuổi còn cô ấy 22 tuổi, lại ở riêng nên “sống hiện đại như Tây”, ấy là lời mẹ tôi nói thế. Nhớ hồi mới cưới, bà đặt cho vợ chồng tôi một cái giường theo đúng phong thủy và thuyết ngũ hành. Bà bảo tôi mệnh Mộc nên đầu giường thiết kế hình chữ nhật, vợ tôi mệnh Thổ nên chân giường phải dựng hình quả trám. Tháng nào mẹ và vợ tôi cũng tốn tiền “tư vấn” cho mấy lão thầy bói. Mà sợ nhất là gặp mấy lão thầy “dỏm” phán: “Coi chưng chồng cô có con ngoài luồng, hạnh phúc gia đình lung lay, phải làm lễ giải hạn không thì chỉ hao tốn tiền bạc vô nghĩa” mà tôi phải chạy đôn chạy đáo lo đủ thứ lễ.

Năm hết Tết đến, mẹ và vợ tôi đi xem bói đã thành lệ. Mới ngoài 20 Tết mà bà đã chạy sang nhà tôi, bắt vợ tôi lấy giấy bút ghi lại cái danh sách kiêng cữ, cúng lễ dài dằng dặc. Bà bảo “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành, các cụ đã đúc kết thành kinh nghiệm thì cấm có sai, các con cứ theo thế mà làm. Kẻo làm đảo lộn hết thì còn đâu lễ nghĩa, may mắn đầu năm nữa”. Nào là kiêng quyét nhà, hót rác đổ ra ngoài, chọn tuổi người xông đất, trong nhà phải treo tranh gà, heo, em bé, hoa quả mới hên, năm mới sung túc. Không được nói mấy từ xúi quẩy như “chết rồi”, “tiêu rồi”, “chán quá”… miệng lúc nào cũng phải tươi cười, không được cãi cọ, giận dữ với nhau…. Rồi còn kê lại đồ đạc trong nhà để đón lộc.

Nhìn theo hướng “lạc quan” thì mấy chuyện kiêng cữ này cũng có cái lợi của nó. Chuyện kiêng cữ lời ăn tiếng nói là tôi hoan hô nhất. Mấy ngày Tết vợ chồng tôi ít cãi cọ, tranh luận hẳn. Vợ tôi kiêng lắm, tôi có về trễ hay chuếnh choáng hơi rượu cũng được nàng ân cần và nhẹ nhàng hỏi han. Thế nên ba ngày Tết thật vui, nhà cửa chan hòa tiếng cười. Nhưng bực mình nhất và vô lý nhất là vợ tôi bắt phải kiêng cả “chuyện ấy”. Nào là: “Phạm vào điều cấm kị này con cái sinh ra sẽ bị thương tổn, sức khỏe giảm sút”, “ngày Tết trong nhà hay thắp hương cúng ông bà tổ tiên, tưởng nhớ vong linh những người đã khuất. Cho nên trong ngày đó, vợ chồng phải tránh gần nhau để giữ mình trong sạch. Chứ lại chiu vào buồng đóng cửa nằm hú hí với nhau thì các cụ không thể nào chấp nhận được…”

Cứ tưởng vợ tôi nói đùa cho vui, ai ngờ vợ tôi làm thật. Đêm giao thừa, trong lòng phấn chấn, mường tượng đến những giây phút riêng tư thật tuyệt vời, tôi vòng tay ôm eo vợ thì bị cô ấy gạt mạnh tay, giọng cương quyết:“Đừng có động vào em, đêm nay là giây phút chuyển giao năm cũ sang năm mới nên tránh gần gũi anh à”. Trước thái độ gay gắt của vợ, thấy tôi thộn mặt ra khổ sở, vợ tôi giải thích rằng: “Nếu không kiêng kị mấy ngày đầu năm thì dễ xui xẻo lắm”, rồi ra sức an ủi: “Thôi, chịu khó kiêng đi anh, sau Tết em sẽ bù”.

Đêm 30 coi như thất bại, đêm mùng Một cũng chẳng ăn thua, sang mồng Hai rồi mồng Ba cũng thế. Đêm mùng Bốn đến thật chậm chạp trong sự nóng ruột và chờ mong của tôi. Vì mồng Bốn là hết Tết, không còn kiêng kị gì nữa. Vậy mà, khi tôi thủ thỉ vào tai vợ, cô ấy đẩy tôi ra ngay: “Thôi anh, đã cai được mấy Tết thì cai nốt thêm mấy ngày nữa cho linh nghiệm, không là xôi hỏng bỏng không đấy”.

Thế là thành thông lệ, vợ tôi kiên quyết không chịu “yêu” với một mớ lý do lý trấu, với những lý do tâm linh mê muội của cô ấy. Tính sơ sơ khoảng thời gian tôi bị “bỏ đói” cũng gần một tháng trời chứ không ít. Từ trước Tết đến tận rằm tháng Giêng, vợ tôi vẫn cấm tiệt. Cô ấy bảo: “Ngày rằm là ngày trăng sáng rõ, âm dương hòa hợp, ác quỷ rình rập dương gian. Vợ chồng càng không nên làm “chuyện ấy”.

Tết đến rồi, quan điểm kiêng cữ của vợ tôi đúng hay sai? Có cách nào để thay đổi quan điểm của cô ấy không?

B.V.N. (TP.HCM)

Ý kiến chuyên gia

Có nhiều ý kiến trái ngược về chuyện vợ chồng có nên ân ái trong đêm giao thừa, thời khắc chuyển giao giữa năm mới – năm cũ hay không. Có ý kiến cho rằng, thời khắc chuyển giao giữa hai năm là lúc khiến cơ thể như lấy lại tinh khí và thắm nồng tình cảm vợ chồng. Nhưng lại có người cho rằng, làm “chuyện ấy” đầu năm nếu có sinh con thì con cái sẽ ốm yếu, khuyết tật và ảnh hưởng đến sức khỏe đôi bên. Thực tế, một em bé khỏe mạnh hay bệnh tật là do sức khỏe của người mẹ trước khi thụ thai, ngoài ra còn do chế độ ăn uống, tinh trùng của người bố… chứ tuyệt đối không phải do việc thụ tinh ngày nào. Còn về mặt sức khỏe, giải thích theo khoa học thì đúng là không nên “yêu” vào ngày cuối năm bởi cơ thể đã trải qua bao lo lắng cho Tết nên sẽ gây mệt mỏi cho cả hai.
Theo: B.V.N.Xahoi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến