Thứ Sáu, 16 tháng 7, 2010

Mẹo nhỏ giúp bạn xây dựng liên kết

alt

Xây dựng liên kết là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình quảng bá một website. Có rất nhiều cách để thực hiện việc xây dựng liên kết nhưng chúng tôi xin giúp bạn một trong những cách để giúp bạn thực hiện việc xây dựng link như sau:

1. Thay vì tìm những directories với những mức phí duy trì cao ngất ngưởng, bạn hãy nghĩ tới những trang blogs có nội dung tương tự với nội dung trên website của bạn. Ngoài lí do về chi phí cao, hầu hết các blogger sẽ chỉ yêu cầu bạn trả mức phí là một lần thay vì phí hàng năm như các directories thường làm. Bạn có thể tìm kiếm hàng nghìn blog có nội dung như thế trên các website như : http://www.reviewme.com/, hay http://www.sponsoredreviews.com/

2. Sau khi đã lựa chọn được những blogs có cùng nội dung với nội dung website của bạn, bạn nên tiến hành chọn lọc kỹ lưỡng về chất lượng của những blogs đó. Đối với những blogs có những banner lớn hoặc những link có chất lượng không tốt, bạn nên loại bỏ những trang đó vì nó sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của website của bạn.

3. Sau khi chọn lọc, bạn nên bỏ chút thời gian để truy cập vào từng blogs để chắc chắn là bạn sẽ có thể trao đổi liên kết với blogs đó và nếu họ tiến hành việc trao đổi thì website của bạn có những dấu hiệu của việc mua lại liên kết khi bạn kết nối với trang của họ hay không (giả sử thông qua những disclosure, nếu có thì bạn nên loại bỏ trang đó vì google sẽ “ban or penalize” trang của bạn vì chuyện này)

4. Điều cuối cùng, khi đã liệt kê được một danh sách các blogs bạn muốn mua, điều quan trọng là bạn không được nóng vội, bạn phải làm sao cho việc trao đổi liên kết thật tự nhiên giống như là website của bạn có nội dung hay và người ta muốn liên kết với bạn. Vì thế, mỗi lần mua liên kết bạn không nên mua quá nhiều. Đống thời với việc này, bạn cũng nên chú ý sử dụng các từ nối (anchor text) sao cho thật khéo léo và hiệu quả.

10 điều lưu ý khi chọn tên miền

alt

Khi mua tên miền bạn cần chọn cho mình một tên miền phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Để giúp bạn có thể chọn cho mình một tên miền phù hợp, bạn hãy tham khảo tài liệu dưới đây.

1 . Bạn muốn tậu một tên miền cho website hay doanh nghiệp của mình nhưng tiếc rằng người khác đã nhanh chân đăng kí trước bạn . Trong trường hợp cần thiết , bạn có thể các trang có tiện ích whois hoặc từ các trang web chuyên cho thuê Domain và Hosting để tìm được thông tin và liên hệ với người chủ Domain mà bạn định đăng kí . Bạn nêu nhu cầu muốn được nhượng lại Domain và đề nghị họ ra một cái giá mà bạn có thể chấp nhận được.

2 . Nếu họ không chịu hoặc “hét” cái giá ngoài tầm đối với khả năng của bạn thì tốt nhất là thay vì cố tìm cách mua lại thêm miền , bạn nên thay tên domain bằng những từ đồng nghĩa khác . VD : MusicOnline.com thì có thể thay bằng MediaOnline.com. Hoặc xem xét kỹ cách đặt tên miền vì trong thực tế , các website nổi tiếng hay sử dụng những cái tên rất đặc biệt . VD : Bạn có hiểu từ Google nghĩa gì không ?

3 . Tên miền có rất nhiều loại (đuôi mở rộng) khác nhau . Số tên miền mang những đuôi mở rộng phổ biến như .com , .net , .org thì lên đến hàng triệu nên rất khó tìm được những cái tên đẹp nhưng chưa được đăng kí (chẳng khác “mò kim đáy biển”) . Có những tên miền đã được đăng kí với các loại đuôi phổ biến trên nhưng có thể nó chưa được đăng kí với các đuôi ít phổ biến và các tên miền cấp quốc gia khác . Vậy bạn có chấp nhận lấy một tên miền như ý nhưng với một đuôi kém phổ biến không ?
4 . Ngược lại nếu đăng kí tên miền của bạn với tất cả các loại đuôi hiện có thì thật lãng phí và rất tốn kém . Nếu có thể bạn nên dùng domain .com vì khi khách viếng thăm chỉ nhớ đuôi tên miền và quên mất đuôi mở rộng nhưng họ vẫn có thể tìm đến website của bạn vì theo mặc định , các trình duyệt web sẽ tự động gán thêm .com nếu người dùng chưa nhập đuôi mở rộng.
5 . Nếu tên miền bạn chọn chứa nhiều từ , bạn nên đăng kí nhiều phiên bản cho nó : có dấu gạch nối ngăn cách các từ và không có dấu gạch nối . VD : nghenhaconline.com và nghenhac-online.com
6 . Giá domain hiện giờ đã khá rẻ , nếu được hãy mua thêm các tên miền gần giống với domain của bạn
7 . Mua thêm nhiều Domain phụ xem như là một cách rẻ nhất để tăng thêm lượng khách cho website
8 . Mặc dù đăng kí nhiều domain nhưng bạn chỉ nên dùng một tên miền duy nhất cho Email của bạn.
9 . Bảo đảm rằng tất cả domain đều đã được chuyển hướng (forwarding) đến website của hoặc là khách viếng thăm sẽ chỉ thấy được trang web mặc định của nhà cung cấp domain mà bạn đăng kí .
10 . Một vài nhà cung cấp hosting có giới hạn số domain mà website được phép sử dụng . Vì thế, hãy đọc kỹ quy định và điều lệ của nhà cung cấp Hosting

10 điều cần biết về Thương mại điện tử

10 điều cần biết về Thương mại điện tử

Khái niệm Thương mại điện tử (TMĐT) gần đây đã được nhắc đến nhiều ở Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ TMĐT là gì và nó có lợi ích gì? Và càng ít người hơn có thể hiểu rõ những gì quan trọng và tiên quyết, thiết yếu để thực hiện TMĐT thành công. Bài viết này tóm tắt 10 điểm quan trọng mà bạn cần phải nắm khi quyết định tham gia TMĐT, dù là một phần khởi đầu của TMĐT, đó là xây dựng hệ thống web và bắt đầu tiếp thị hay bán hàng trên mạng

1. Nếu TMĐT là dễ thì ai cũng có thể làm được : không phải chỉ cần thuê một nhóm kỹ thuật xây dựng một hệ thống web cho bạn rồi đưa hệ thống này lên mạng là bạn đã tự hào rằng mình đã thực hiện TMĐT. Để thực sự thu lại lợi ích mang lại bởi hệ thống web của bạn, bạn cần phải làm nhiều điều hơn. Đơn giản nhất là marketing website của bạn, nếu không, nó sẽ chìm mất trong hơn 2 tỉ trang web khác. Sau đó là làm sao để giữ người xem quay lại thường xuyên trang web của bạn. Nếu bạn không có thời gian, bạn có thể thuê những công ty dịch vụ để họ “chăm sóc” cho website của bạn.


2. Tiếp thị (marketing) là quan trọng nhất : bạn phải dành nhiều thời gian để thu hút đối tượng khách hàng vào xem trang web của bạn. Điều này cực kỳ quan trọng cho những trang web bán hàng trên mạng. Hoặc bạn có thể trả tiền cho dịch vụ marketing website của bạn. Thực ra, đây là hình thức rất phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thay vì phải thuê ít nhất một nhân viên làm việc này và trả tiền cho đường truyền Internet, bạn có thể chỉ phải trả vài chục đô-la Mỹ mỗi tháng để thuê một công ty chuyên nghiệp tiếp thị và quảng cáo website của bạn đến với những đối tượng khách hàng của bạn trên khắp thế giới.


3. Bạn không thể bán những gì khách hàng không cần : không phải bất cứ thứ gì cũng có thể bán được qua mạng. Ví dụ, sẽ không ai mua gạo hay dầu gội qua mạng bởi vì họ có thể mua chúng dễ dàng ở các cửa hiệu ở mọi nơi. Khi bạn quyết định bán hàng qua mạng, bạn phải khảo sát kỹ liệu sẽ có thị trường tiêu thụ qua mạng cho mặt hàng của bạn hay không. Nếu có, thì ắt sẽ có người khác có cùng ý tưởng với bạn, nên cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi, do đó, bạn phải biết cách làm nên sự khác biệt cho sản phẩm, dịch vụ của mình để tăng lợi thế cạnh tranh

4. Khách hàng sẽ không thể mua nếu như họ không tìm thấy nơi bán : chìm ngập trong hơn 2 tỉ trang web, làm sao khách hàng có thể tìm thấy website của bạn? Thông thường một người biết được một website là do: tìm kiếm từ Search Engine, bạn bè giới thiệu, hay đọc được thông tin về địa chỉ website đó từ một nguồn nào khác. Cách tìm qua Search Engine là thông dụng nhất. Vì thế, bạn phải đăng ký website của mình với các Search Engine, kể cả trả tiền cho các Search Engine để được liệt kê ở những trang đầu. Ngoài ra, việc bố trí phân loại thông tin hay hàng hóa trên trang web của bạn cũng phải nhắm đến mục tiêu làm sao cho người xem tìm kiếm được cái họ muốn dễ dàng nhất. Nên nhớ, khách hàng sẽ không kiên nhẫn dạo chơi trong website của bạn lâu đâu. Nếu bạn làm họ mất kiên nhẫn, bạn sẽ mất khách hàng đấy!

5. Tốc độ : tốc độ là một yếu tố quan trọng trong TMĐT. Tốc độ truyền tải trang web của bạn chậm sẽ khiến khách hàng mất kiên nhẫn và bỏ đi. Có 2 yếu tố để cải thiện tốc độ truyền: trang web của bạn không nên có nhiều hình ảnh, âm thanh không thực sự hữu ích. Lý tưởng là mỗi trang web nên bé hơn 50KB. Và khi mua dịch vụ hosting, nên chọn lựa chất lượng hosting kha khá để có thể đảm bảo tốc độ xử lý và truyền tin không quá tệ. Ngoài ra, những khâu khác cũng cần lưu ý tốc độ như: trả lời email, thanh toán, giao hàng v.v… Bạn cũng luôn muốn được phục vụ nhanh chóng và có chất lượng phải không.

6. Website đơn giản : bạn hãy xem thử website www.google.com hay www.amazon.com và sẽ thấy rằng chúng rất đơn giản về thiết kế, không có hình ảnh động, nhiều màu sắc, nhưng điều tối quan trọng là chức năng mạnh của chúng. Đó là mấu chốt của vấn đề: khách hàng không cần một website mang tính “nghệ thuật” cao, mà họ cần một website cung cấp cho họ những chức năng, sản phẩm, thông tin họ cần.

7. Nếu bạn không hiểu khách hàng thì bạn không thành công được : đặc điểm của TMĐT là giao dịch ảo: người bán và người mua không cần phải gặp nhau. Do đó, việc tìm hiểu thói quen, sở thích của khách hàng trong TMĐT lại càng quan trọng và không dễ thực hiện. Do đó, bằng nhiều hình thức, bạn phải nghiên cứu kỹ về sở thích, thói quen, nhu cầu của nhóm khách hàng của bạn, để từ đó phục vụ khách hàng tốt hơn, và cũng là đẩy mạnh doanh số của bạn. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, thuê một công ty dịch vụ chuyên về lĩnh vực này để nghiên cứu và tư vấn cho bạn sẽ hiệu quả hơn về chất lượng và chi phí

8. Không phải ai cũng có khiếu về thiết kế web : cách tốt nhất để xây dựng hệ thống web của bạn, nếu bạn chưa hiểu biết sâu về TMĐT, là thuê một nhóm chuyên môn để làm việc này cho bạn. Ngày nay, chi phí dịch vụ cho việc xây dựng một website quảng cáo thông tin về doanh nghiệp của bạn chỉ vào khoảng trên dưới 100 đô-la Mỹ. Nếu bạn bán hàng qua mạng, chi phí này có thể cao hơn 3-4 lần. Ngoài ra, khi viết nội dung, bạn cũng có thể nhờ dịch vụ để chất lượng bài viết và bài dịch (tiếng Anh) cao hơn. Hiện nay có rất nhiều công ty dịch vụ xây dựng website và giá cả dịch vụ cũng rất đa dạng. Bạn nên tham khảo kỹ giá cả và các điều khoản dịch vụ, hậu mãi để có quyết định đúng đắn và không bị trả tiền quá nhiều.

9. Khách hàng dừng chân càng lâu thì càng có cơ hội bán được hàng : điều này cũng dễ hiểu vì nó cũng giống như trong thương mại truyền thống. Khi khách hàng chịu dừng chân lâu trong gian hàng của bạn ở siêu thị hay hội chợ, có nghĩa là họ đã bắt đầu quan tâm đến sản phẩm hay dịch vụ của bạn và họ thật tình muốn mua. Do đó, hãy tìm cách giữ chân khách hàng ở lâu trong trang web của bạn bằng cách xây dựng diễn đàn (forum), cung cấp thông tin hữu ích và hấp dẫn, tổ chức các trò vui chơi v.v…

10. Những chuyên gia không phải lúc nào cũng đúng : đúng là bạn phải nhờ đến các dịch vụ chuyên nghiệp khi xây dựng website, khi quảng cáo website v.v… Tuy nhiên, tốt nhất bạn hãy tự tìm hiểu những kiến thức chung nhất về TMĐT và mạnh dạn hỏi các chuyên gia những điều bạn muốn biết. Hãy có lập trường riêng của mình, trong khi vẫn biết lắng nghe người khác và sàng lọc các ý kiến. Đây là việc kinh doanh của bạn, và bạn phải có ý kiến riêng của mình.

3 công cụ của Google bao gồm: Analytics, AdSense, AdWords

3 công cụ GoogleSau đây là những lời khuyên hữu ích dành cho chủ nhân các trang web khi sử dụng 3 công cụ của Google bao gồm: Analytics, AdSense, AdWords.

Từ một blogger chân ướt chân ráo bước vào thế giới online, đến một cá nhân sở hữu trang web từ nhiều năm, chắc hẳn ai cũng muốn hái ra tiền từ trang web của mình.

  • Với công cụ Google Analytics, bạn có thể dễ dàng theo dõi lưu lượng người truy cập cũng như các địa chỉ trỏ tới trang web.
  • Google AdSense sẽ đặt những mẩu quảng cáo nhỏ có nội dung liên quan đến trang web của bạn. Bạn sẽ nhận được tiền sau mỗi cú click chuột của khách truy cập. Cuối cùng, Google
  • AdWords cho phép bạn tuỳ biến quảng cáo, chọn từ khoá thích hợp, giúp trang web bạn thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm.

Google Analytics

1. Nắm vững những khái niệm cơ bản.

• Visits là số lượng phiên truy cập vào trang web - số lần khách ghé thăm trang web.
• Bounce Rate là tỷ lệ phần trăm khách vãng lai, những người chỉ vào xem trang đầu tiên rồi bỏ đi ngay.
• Page View là số lần trang web được tải bởi trình duyệt.
• Average Time on Site là thời gian trung bình khách truy cập lưu lại trên web.
• % New Visits là số phiên truy cập - số lần ghé thăm trang web từ những vị khách mới.

2. Hiểu rõ nguồn lưu lượng.

• Direct Traffic là lượng khách truy cập web trực tiếp bằng cách gõ địa chỉ web lên URL hoặc vào từ bookmark.

• Referring URLs là những trang web chuyển lưu lượng khách truy cập đến trang của bạn, có thể là từ banner quảng cáo hoặc liên kết trực tiếp.

• Search Engines: các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, MSN, v.v..

• Other: các nguồn khác chẳng hạn như e-mail quảng cáo..v..v.

3. Quyết định báo cáo nào quan trọng nhất.

• Nhận xét xem xu hướng tăng trưởng bắt nguồn từ đâu trong khoảng từ 3 đến 6 tháng gần nhất. Từ những nguồn miễn phí hay có phí? Những nỗ lực để thu hút khách truy cập từ những nguồn khác đã thành công chưa?

• Đào sâu nghiên cứu những trang web, từ khoá, cụm từ khoá mang lại lượng khách truy cập lớn để nắm được tâm lý độc giả.

• Tăng cường chăm sóc, cải thiện những trang có chỉ số Bounce Rate cao

• Đảm bảo rằng chiến dịch quảng cáo không làm tăng chỉ số Bounce Rate

• Xác định rõ những trang chủ chốt để tính toán đầu tư.

4. Đặt bản thân vào vị trí khách truy cập.

• Xem xét những liên kết thu hút nhiều cú click chuột.
• Thử vào liên kết đó và nghĩ xem người ta sẽ làm gì tiếp.
• Kiểm tra lượng người chuyển đến mỗi trang. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn chỉ số Bounce Rate.

5. Tập trung vào kết quả.

• Xác định những sự cải tiến cần thiết với trang web.
• Cân nhắc những cơ hội buôn bán.
• Trả lời câu hỏi: Tại sao trang web tồn tại? Sau đó đi qua 4 bước nói trên nhằm xác định những điểm mấu chốt để đánh giá kết quả.
Google AdSense

1. Trước tiên bạn cần có một trang web với nội dung chấp nhận được và địa chỉ URL hợp lệ. Sau đó hãy đăng ký một tài khoản AdSense.

2. Chắc chắn rằng sau khi đặt quảng cáo lên, giao diện trang web của bạn vẫn hấp dẫn. Cố gắng đừng để những mẩu quảng cáo trở nên lạc lõng trên trang web.

3. Đặt quảng cáo tại những vị trí tốt nhất trên web.

4. Tạo nhiều chuyên mục mới lạ, độc đáo. Những web có nội dung phong phú, chuyên mục mới lạ và thật nhiều trang sẽ có nhiều cơ hội dành cho quảng cáo hơn. Rõ ràng một web có 10 trang không thể kiếm được nhiều tiền bằng web có 50 - 500 trang.

5. Quảng bá trang web bằng cách gửi e-mail giới thiệu tới bạn bè và dẫn trang web của bạn tới tất cả các công cụ tìm kiếm để nội dung được đánh chỉ mục.

Google AdWords

1. Hiểu tâm lý độc giả.

Tính chính xác là chìa khoá tìm kiếm với những chương trình như Google AdWords. Bạn muốn hướng tới những độc giả nhất định vào thời điểm thích hợp. Hãy xem xét kỹ sản phẩm bạn rao bán, dịch vụ bạn cung cấp và khách hàng - những người có nhu cầu.

2. Xác định mục tiêu.

Một khi bạn có ý thức rõ ràng với công việc của mình, hãy tập trung vào việc làm cách nào để đến với khách hàng. Bạn cần nắm rõ đâu là mục tiêu tối thượng để đi tới thành công. Tổ chức từng chiến dịch dựa trên yếu tố đơn giản và hiệu quả, xác định rõ dòng sản phẩm chiến lược (cà phê, trà hay thiết bị máy móc), mục đích (mang tính thời vụ hay quảng bá)

3. Lựa chọn những từ khoá đắt giá.

Lựa chọn từ khoá là cả một nghệ thuật. Hãy lập một danh sách tất cả những từ khoá bạn nghĩ ra, rồi thu hẹp lựa chọn dần. Cố gắng đặt mình vào vị trí khách truy cập. Nghĩ xem những từ khoá nào tốt nhất và đặt cược vào nó để thu được tối đa hiệu quả.

Những sai lầm khi xây dựng liên kết cho Website

1. Khai thác triệt để trao đổi liên kết. Việc lạm dụng trao đổi liên kết đã lỗi thời. Tuy nhiên, nếu sử dụng hợp lý và tự nhiên một cách hạn chế thì phương pháp trao đổi liên kết hai chiều vẫn có thể khai thác được;

2. Càng nhiều liên kết trỏ tới thì càng tốt. Số lượng liên kết là cần thiết nhưng chưa đủ. Bạn cần chú ý đến chất lượng liên kết; chú trọng các yếu tố xác thực và độ tin cậy của Website;

3. Không sử dụng ký tự liên kết (text links). Ký tự liên kết có giá trị gấp nhiều lần liên kết sử dụng hình ảnh hay JavaScripts hoặc Flash;

4. Trang trại liên kết - liên kết miễn phí. Đây là một trong những thủ thuật SEO mà các Webmaster sử dụng rất nhiều, nhưng thủ thuật này không còn hiệu quả từ vài năm nay. Các máy tìm kiếm dễ dàng phát hiện và áp dụng các biện pháp phạt Website tham gia hệ thống trang trại liên kết trên;

5. Chỉ liên kết tới trang chủ. Hãy tối ưu cấu trúc bên trong Website bằng cách liên kết tốt tới các thành phần khác nhau trên trang. Ngược lại, quá nhiều liên kết từ trang chủ nhưng lại không có liên kết trên các trang trong khiến cho liên kết của Website không được tự nhiên và các máy tìm kiếm sẽ chú ý tới điều này;

6. Sử dụng redirect 302. Hãy sử dụng Redirect 301 thay vì 302. Sử dụng chuyến hướng Redirect Permanent 301 sẽ giúp chuyển thứ hạng của trang cũ tới trang mới. Theo lý thuyết thì phương pháp chuyến hướng trang 301 giúp giữ nguyên thứ hạng trang cho cấu trúc mới;

7. Không sử dụng nofollow. Google đang cố gắng khuyến khích các Webmaster vận dụng tối đa thẻ nofollow để tối ưu việc “chia sẻ thứ hạng” trang và chống spam;

8. Nội dung website không có giá trị. Nội dung Website càng phong phú và độc đáo thì bạn càng có nhiều cơ hội có các liên kết tự nhiên trỏ đến;

9. Không xã hội hóa nội dung. Xã hội hóa nội dung sẽ giúp tạo ra các sự kiện, tiếng vang trên phương tiện truyền thông và giúp mang thêm truy cập tới Website của bạn;

10. Mua bán liên kết. Hãy cẩn thận với việc mua bán liên kết và chắc chắn việc bạn đang làm, hoặc tối thiểu cũng nên nhúng các liên kết mua bán tại phần nội dung liên quan tới chủ đề Webstie của bạn.

Đăng ký website vào Google, Yahoo và Teoma/Ask Jeeves

Theo: BiQuyetThanhCong.com

Điều đó có nghĩa là, khác với các thư mục internet, mặc dù bạn chẳng cần đăng ký gì thì các trang web của bạn cũng mặc nhiên được các cỗ máy tìm kiếm tự động tìm đến lập chỉ mục. Điều đó cũng có nghĩa là, nếu bạn thiết lập được một website tốt, thì bạn rất có nhiều cơ hội để đạt kết quả tìm kiếm cao hơn những trang web khác.

Tuy nhiên, điều này sẽ được bàn chi tiết trong một bài khác. Trong bài này, chúng tôi tập trung phân tích việc đăng ký website hiệu quả vào các search engine chính: Google, Yahoo và Teoma.

Đăng ký vào Google.

Một trong những cỗ máy tìm kiếm quan trọng nhất trên thế giới là Google, bởi vì có rất nhiều người tìm kiếm thông tin trên thế giới sử dụng dịch vụ của Google. Hơn nữa, Google còn là nhà cung cấp kết quả tìm kiếm cho khá nhiều cỗ máy tìm kiếm chính khác.

Cách hay nhất để đạt kết quả cao trong Google là bạn phải xây dựng thật nhiều liên kết từ bên ngoài đến website của bạn. Thật vậy, đây là phương thức hiệu quả nhất để bạn có thể được liệt kê tại các cỗ máy tìm kiếm chính. Các robots (crawlers, spiders) thường index các website trên thế giới thông qua các đường liên kết. nếu bạn có những liên kết tốt với những website tốt, thì các robots cũng rất thích đến index website của bạn.

Một thông tin vui dành cho bạn: Nếu bạn đã đăng ký website của mình vào các thư mục internet – và một trong những thư mục lớn đã chấp nhận liệt kê website của bạn thì bạn không cần thiết phải đăng ký website của mình vào các cỗ máy tìm kiếm, vì mặc nhiên, các cỗ máy tìm kiếm sử dụng kết quả tìm thấy trong thực mục để tự động index website của bạn.

Ngoại trừ cách xây dựng các liên kết, Google còn cho bạn đăng ký trực tiếp website của mình vào danh bạ của nó bằng đường dẫn: Add URL page . Tuy nhiên, điều này không đảm bảo là cứ đăng ký xong là website của bạn đã được index bởi Google. Bất chấp điều đó, bạn vẫn nên đăng ký theo đường dẫn trên để Google có thể sẽ liệt kê cho bạn trang chủ và 1 đến 2 URL trong hệ thống danh bạ của nó.

Như vậy là đủ, bạn không nên đăng ký website của mình thêm nữa. Lý do duy nhất để bạn đăng ký các trang trong (không phải là trang chủ) là do trang chủ của bạn có vấn đề, không thể đăng ký được. Còn không, bạn chỉ cần đăng ký trang chủ là đủ. Việc đăng ký trang trong của website là để cung cấp cho Google một URL thay thế khi trang chủ có vấn đề (như không thể truy cập được..). Nhưng cho dù bạn cung cấp cho nó trang nào đi nữa, nó cũng tìm đến tất cả các đường liên kết trong website của bạn và tiến hành index toàn bộ.

Nếu bạn có một website mới tinh, thì hầu như chắc chắn là bạn phải mất cả tháng trời chờ đợi trước khi Google bắt đầu lập chỉ mục website của bạn. Điều này cho thấy, bạn không nên quá sốt ruột cho việc hiển thị kết quả tìm kiếm của mình.

Đăng ký vào Yahoo.

Yahoo là một trong những cỗ máy tìm kiếm quan trọng nhất vì nó được rất nhiều người trên thế giới sử dụng để tìm kiếm thông tin trên internet (chỉ sau Google). Không nhữngt thế, Yahoo còn là nhà cung cấp kết quả tìm kiếm cho rất nhiều cỗ máy tìm kiếm chính lớn trên thế giới.

Cũng giống như đối với Google, việc xây dựng thật nhiều liên kết hữu ích đến website của bạn là phương thức tốt nhất để bạn đạt kết quả tìm kiếm cao với Yahoo. Ngoài ra, bạn còn có thể đăng ký website của mình trực tiếp tại Yahoo the đường dẫn Yahoo submiting. Việc đăng ký vào Yahoo cũng tương tự như với Google - ngoại trừ việc bạn phải có một tài khoản Yahoo mail trước khi đăng ký.

Nhưng phải làm gì nếu bạn không được liệt kê miễn phí tại Yahoo? Yahoo cung cấp thêm cho bạn tính năng đăng ký theo dịch vụ có trả tiền. Cũng theo đường dẫn trên, thay vi chọn mục free submitting (hoặc basic), bạn chọn Express (tốc hành). Ngay sau khi đăng ký và thanh toán chi phí, Yahoo sẽ giúp bạn được liệt kê nhanh chóng trong danh bạ của nó (xem thêm “Đăng ký website vào thư mục internet”). Nhưng tại sao không đăng ký miễn phí mà lại phải trả tiền? Là vì Yahoo đang sở hữu hệ thống tìm kiếm hàng đầu thế giới với 3 loại Crawler (robots) khác nhau mà họ đã mua được vào 2 năm 2002 – 2003, đó là Inktomi, Altavista và Alltheweb. Nếu bạn được index bởi tất cả 3 loại crawler này, coi như bạn đã đạt được một phần thắng lợi vì chúng đang kiểm soát một số lượng lớn search engine trên thế giới.

Đăng ký vào Teoma

Teoma là cỗ máy tìm kiếm quan trọng bởi vì nó cung cấp kết quả tìm kiếm cho một trong những cỗ máy tìm kiếm chính là Ask Jeeves. Ngược lại, Ask Jeeves lại là chủ sở hữu của Teoma.

Teoma không có trang đăng ký website miễn phí. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn sẽ không được liệt kê bởi Teoma và Ask Jeeves. Teoma tiến hành lập chỉ mục trang web của bạn - nếu bạn có được những liên kết hữu ích, Teoma sẽ tiến hành liệt kê website của bạn vào thư mục của nó một cách tự nhiên.

20 mật pháp quảng bá trang web của bạn thành công

20 mật pháp quảng bá trang web của bạn thành côngBuôn bán, trao đổi sản phẩm đang ngày càng khẳng định vị trí thống soái trên không gian ảo, khi mà mọi người đua nhau thiết lập các trang web thương mại điện tử và bổ sung chức năng mua sắm trực tuyến trên trang web của mình. Mặc dù mức độ cạnh tranh ngày một gia tăng, hoạt động kinh doanh trực tuyến vẫn có thể đạt được những doanh số bán hàng ấn tượng, nếu bạn biết cách xúc tiến hiệu quả.

Mới đây, chương trình cộng tác tại Amazon.com và những nhà bán lẻ trực tuyến khác đã được công bố. Chỉ bằng việc giới thiệu các khách ghé thăm trang web của bạn tới một quyển sách liên quan hay một sản phẩm nào đó trên Amazon.com, bạn đã có thể nhận hoa hồng từ bất kỳ giao dịch mua sắm nào của khách hàng này tại Amazon. Thành công của Amazon và nhiều công ty B2B khác đã khiến các nhà tư vấn kinh doanh trực tuyến không ít lần đưa ra lời khuyên rằng nếu có thể, hãy bán mọi thứ qua Internet. Song để bán được hàng, bạn cần có những chiến lược quảng bá thích hợp. Và 20 mật pháp dưới đây sẽ giúp bạn xúc tiến quảng bá hoạt động kinh doanh trực tuyến một cách hiệu quả nhất:

Xúc tiến e-business ngoại tuyến.

1. Luôn đặt địa chỉ trang web trong các tiêu đề thư, danh thiếp và phần chữ ký ở cuối mỗi e-mail hay ở bất cứ nơi nào khác mà các nhà đầu tư tiềm năng có thể sẽ chú ý tới.

2. Nếu nhân viên của bạn mặc đồng phục, hãy in địa chỉ web trên bộ trang phục đó để bất kỳ khách hàng nào cũng đều nhìn thấy các quảng cáo trang web di động mọi nơi mọi lúc.

3. Đính kèm địa chỉ trang web vào tất cả các sản phẩm/dịch vụ khuyến mãi, quảng cáo mà bạn cung cấp cho khách hàng, ví dụ như tách cà phê, áo thun, dây đeo chìa khoá.... Các vật nhắc nhở hàng ngày như vậy sẽ là một cách hay để thu hút mọi người ghé thăm trang web của bạn.

4. Hãy đưa địa chỉ trang web vào tất cả các bản thông cáo báo chí mà bạn gửi cho giới truyền thông. Một khi đã có sẵn trong các thông tin PR, địa chỉ trang web của bạn sẽ có nhiều khả năng xuất hiện tại các bài viết của giới báo chí về công ty bạn.

5. Đừng quên đặt địa chỉ web vào trong quảng cáo Trang vàng. Đây là một nơi mà mọi người sẽ xem thường xuyên nhất.

6.Công ty bạn có sở hữu một vài chiếc xe riêng? Hãy viết địa chỉ web lên thành xe con, hay xe tải chuyên dùng để giao nhận sản phẩm.

7. Bên cạnh việc in số điện thoại tổng đài miễn phí, hãy viết địa chỉ trang web của bạn vào cuối mỗi trang catalogue để các khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận cửa hàng trực tuyến của bạn một cách nhanh nhất.

Xúc tiến e-bussiness trực tuyến.

8. Tận dụng và tối ưu hoá lợi thế từ các công cụ tìm kiếm trực tuyến nhằm thể hiện một cách tốt nhất hình ảnh trang web của bạn.

9. Nếu bạn muốn quảng bá mạnh mẽ hơn nữa, bạn có thể khai thác hoạt động tiếp thị trên các công cụ tìm kiếm trực tuyến, nơi bạn sẽ trả tiền để có một đoạn quảng cáo nhỏ xuất hiện khi ai đó tìm kiếm thông tin qua các từ khoá nhất định.

10. Tổ chức cuộc chơi để cho bất cứ ai đăng ký vào trang web của bạn hay đăng ký nhận các bản tin trong một thời gian nhất định sẽ có cơ hội giành được một vài món quà miễn phí.

11. Hàng tuần gửi đi các bản tin qua e-mail cho các thành viên đăng ký trang web của bạn, với nội dung là những lời khuyên và thông tin liên quan đến ngành nghề kinh doanh hay công ty của họ. Bạn hãy nhớ để cho các đường dẫn quay về trang web của bạn.

12. Cung cấp một số nội dung miễn phí cho các trang web khác. Đây là hành động có lợi cho cả hai bên: Các trang khác sẽ có được những bài viết miễn phí để quảng bá hình ảnh, trong khi bạn sẽ có thêm nhiều người ghé thăm trang web từ đường link mà bạn cung cấp, đồng thời tạo ra hình ảnh một chuyên gia thực thụ.

13. Gửi qua e-mail các bản tin xúc tiến kinh doanh được soạn thảo chuyên nghiệp và có trọng tâm hướng đến khách hàng. Hãy dành thời gian quan tâm tới nội dung và hình thức của e-mail: Bạn cần thông qua e-mail để đem lại một giá trị nào đó cho khách hàng, đồng thời không để nó trở thành thư rác.

14. Đề nghị các trang web khác (không phải các trang web cạnh tranh) đặt đường link của họ trong trang web của bạn và, ngược lại, bạn cũng đặt đường link của bạn trên web của họ.

15. Liên kết chặt chẽ với cộng đồng web để hàng trăm trang web có đường dẫn tới trang web của công ty bạn. Việc đó sẽ thu hút thêm người truy cập từ những trang web khác nhau có các nội dung liên quan.

16. Chủ động tham gia vào các diễn đàn, nhóm thảo luận trực tuyến, và luôn ghi địa chỉ web trong phần chữ ký ở bên dưới. (Mặc dù vậy, đừng gắng sức quảng bá để bán hàng. Đa số các nhóm thảo luận đều không tán thành những hành vi như vậy và sẽ nghĩ rằng bạn đang làm phiền cả nhóm).

17. Bất cứ khi nào một ai đó đặt hàng sản phẩm/dịch vụ của bạn trên trang web, hãy gửi kèm cho họ một bộ catalogue hoàn chỉnh để họ quay trở lại với trang web trong các lần tiếp theo.

18. Động viên những người ghé thăm trang web của bạn cho biết ý kiến về các kỹ thuật tiếp thị khác nhau, qua đó giúp bạn cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh trực tuyến.

19. Bạn không biết chắc các khách hàng muốn gì? Hãy thử một vài cuộc thăm dò trực tuyến nhằm tìm hiểu về sở thích, nhu cầu và quan điểm đánh giá của họ về trang web của bạn.

20. Khi xây dựng các chương trình quảng cáo, bạn cần tìm hiểu thật kỹ về đối tượng mà quảng cáo nhắm đến, mục tiêu của chiến dịch quảng cáo, và cần sử dụng yếu tố sáng tạo nào để mọi người nhắp chuột vào đó, chứ không bỏ đi.

Có thể nói, sự xuất hiện của các hoạt động kinh doanh trực tuyến đem lại nhiều cơ hội mới cho cả công ty và các khách hàng nhờ những lợi thế mà không một phương thức kinh doanh nào khác có được, đó là tốc độ, sự thuận tiện và đơn giản. Giữa một “rừng” những cái tên công ty, trang web B2B, bạn phải thật sự nổi bật và được nhiều người biết đến và nhớ đến khi họ nghĩ đến hình thức mua bán trực tuyến. Chỉ khi đó, bạn mới có thể nghĩ đến thành công thật sự trong không gian ảo này.

Chế tác Pagarank (pagerank sculpting) thủ thuật xây dựng liên kết

Chế tác Pagarank (pagerank sculpting) thủ thuật xây dựng liên kết

Chế tác pagerank là cụm từ đưa ra khi dịch thuật ngữ Pagerank Sculpting. Khái niệm chung chung của Chế tác pagerank là webmaster phải ngồi tỷ mẩn quản lý những link liên kết ra ngoài của website mình. Liên kết nào phải dùng no-follow để chặn không cho các máy tìm kiếm nhận biết sự liên quan, liên kết nào phải chú trọng link sang để promotion cho site đó .v.v.

Trong thế giới SEO, những link liên kết không chỉ là việc đơn thuần là chiếc cầu kết nối từ Site A tới Site B, mà còn là chìa khóa cho các máy tìm kiếm đánh giá mức độ liên quan giữa hai site. Với mỗi page, hàng ngày hàng giờ các search engine thả bọ tung tăng vào thu thập thông tin của những liên kết trên pagesite để xác định ba vấn đề: page này “nói” về cái gì, các site khác “nói” gì về page này và vị trí của page này so với các page khác (pagerank).

Đôi khi, do sử dụng những link mặc định áp dụng trên toàn website (như ở sidebar, menu hay thanh ngang navigator bar), bạn phải chấp nhận những liên kết tới các site có nội dung ít liên quan đến chủ đề của page. Việc chế tác pagerank một mặt sẽ giúp bạn hạn chế các những tác động tiêu cực từ các liên kết ngoài này hay hạn chế nhận diện sự thất thoát link liên kết đó, một mặt củng cố lại cho Google nhận diện những liên kết có ý nghĩa đến các site khác liên quan.

Nói đến chế tác pagerank (Pagerank Sculpting) là nói tới thẻ no-follow. Lý do các webmaster hay sử dụng thẻ no-follow để kiểm soát link liên kết là vì thẻ này chặn sự thất thoát liên kết từ site của mình dẫn ra site khác. Việc thêm thẻ no-follow để kiểm soát link sẽ che giấu được link đó khỏi sự ghi nhận của máy chủ tìm kiếm và làm gia tăng thêm tỷ lệ chất lượng chia sẻ cho những link còn lại. Đó được gọi là sự chế tác pagerank

Kỷ nguyên mới của chế tác pagerank

Gần đây, chiến thuật của các chuyên gia SEO trở nên mất phương hướng khi Google đã thay đổi cách thức xử lý liên kết có dùng no-follow. Theo cách thức mới đề xuất, thì thay vì coi như liên kết có thẻ no-follow đó bị ẩn đi và chất lượng pagerank dồn cho các link bình thường khác thì hiện nay Google đã chia đều chất lượng pagerank cho các link và coi chúng là như nhau, dù có no-follow hay không.

Ví dụ: bạn có 1 page có pagerank 4
Bạn có 4 link ra ngoài ra 4 site khác nhau trong đó có 2 link dùng nofollow và 2 link không dùng (link bình thường).

Trước kia những link không dùng no-follow sẽ được nhận giá trị pagerank là 2, thì bây giờ chúng chỉ được nhận giá trị 1 vì pagerank đã được chia đều cho cả 4 link.
Sự thay đổi này dẫn webmaster không còn có thể tập trung dồn pagerank cho 1 số link “hạt giống”được nữa mà bắt buộc phải chia sẻ pagerank đều cho tất cả các link ra ngoài.

Để website tăng số lượng truy cập

Theo: GiaovienVietnam.com

Để website tăng số lượng truy cậpĐể website tăng truy cập làm thế nào để website tăng lượng nếu điều hành website dù mới xây dựng hay đã hoạt động nhiều năm thì yếu tố tiên quyết để trang nhà của bạn thành công là phải hiện diện trên máy tìm kiếm.

Theo thống kê, trung bình 61% lượt truy cập vào một trang Web là từ kết quả dẫn đường của máy tìm kiếm, trong đó Google chiếm tới 41% lưu lượng. Chính vì vậy, các công ty không ngừng đầu tư để dưa website của họ vào vị trí xếp hạng cao nhất có thể trong trang kết quả tìm kiếm và làm hình thành lên ngành tối ưu hóa máy tìm kiếm (SEO) trị giá nhiều tỷ USD.

Tuy nhiên không có thủ thuật nào cụ thể để trang web có vị trí cao nhất trang kết quả tìm kiếm chính xác mà chỉ có kinh nghiệm thành thạo mới tìm giải pháp. Những kỹ thuật và phương pháp cơ bản sau đây sẽ giúp cho những ai mới làm quen với sân chơi SEO nắm được quy trình xử lý website trên máy tìm kiếm.

Tối ưu hóa từ khóa

Máy tìm kiếm sẽ không hiệu quả nếu bạn không xác định được cái gì cần tối ưu. Một số doanh nghiệp lựa chọn từ khóa thích hợp với ngành nghề kinh doanh nhưng điều đó lại trở nên khó khăn hơn với các siêu thị online với hàng ngàn chủng loại hàng hóa cung cấp khác nhau. Vì làm thế nào để tạo ra thuật ngữ tìm kiếm một cách cô đọng và hấp dẫn cho website.

Trước hết, bạn nên lựa chọn những thuật ngữ có liên quan đến ngành kinh doanh của mình nhưng cũng đồng thời được nhiều người sử dụng thường xuyên nhất trên máy tìm kiếm. Cách nhanh nhất là bạn sử dụng công cụ thiết kế từ khóa sẵn có của máy tìm kiếm để xác định thuật ngữ hữu dụng. Công cụ Google Keyword Tool và SEO Book Keyword Suggestion Tool đều có thể đưa ra những thuật ngữ liên quan giúp bạn hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và chính xác.

Sử dụng các thuật ngữ tối ưu sẽ giúp cho máy tìm kiếm đưa đến cho website nhiều người truy cập và ngược lại dùng từ khóa mà không mấy ai nhập vào máy tìm kiếm thì đương nhiên sẽ ít người biết đến trang nhà của bạn. Vì vậy hãy thận trọng lựa chọn từ khóa tối ưu để thu hút được nhiều người quan tâm nhất.

Đánh dấu tiêu đề và địa chỉ từng trang web

Các chuyên gia thừa nhận việc đánh dấu tiêu đề mới là yếu tố cốt lõi SEO. Khi đặt chỉ số nội dung, máy tìm kiếm thường xử lý các từ xuất hiện trên thanh tiêu đề trình duyệt và coi đó là yếu tố quan trọng trên mỗi trang web. Vì vậy, bạn nên gắn thẻ tiêu đề cho trang web bằng từ khóa độc đáo. Giống như việc đặt tên cho cuốn sách thật hấp dẫn để các khách hàng tiềm năng chú ý tìm đến.

Trước đây nhiều người cho rằng cấu trúc URL không quan trọng mà chỉ có nội dung trên trang mới thực sự cần thiết. Tuy nhiên, máy tìm kiếm có cơ chế tham chiếu những từ khóa ngay tại địa chỉ, thậm chí là cả từ khóa ở mỗi trang con. Để theo kịp kỹ thuật này, nhiều tờ báo từng sử dụng hệ thống đặt tiêu đề bằng chữ số nay chuyển sang đặt địa chỉ bằng chính tiêu đề bài viết.

Google pagerank có ảnh hưởng đến việc làm SEO ?

Theo: GiaovienVietnam.com

Google pagerank có ảnh hưởng đến việc làm SEO ?Rất nhiều người vẫn còn đang lầm tưởng ràng việc sử dụng dịch vụ SEO tương tự như viếc sử dụng dịch vụ tăng pagerank cho website. Giá trị pagerank cũng đồng thời là thước đó của việc pháp triển SEO Marketing cho một website về mọi hình thức. Phần lớn những quan điểm này là sai lệch và có phần không đúng. Các bạn phải hiểu rõ rằng Pagerank chỉ đơn thuần là giá trị mà Google sử dụng để xếp hạng từng trang trên website, không phải cứ có pagerank cao tức là bạn sẻ có ranking cao trên SERPs hay ngược lại.

Sự thật là việc có được một pagerank cao trên google toolbar hay Firefox Searchstatus add on… chỉ đơn giản chứng mình một điều rằng, trang web có được một lượng liên kết rất có giá trị cộng với sự tối ưu cấu trúc nội liên kết trong website support rất tốt cho trang đó.

Vậy google pagerank có ảnh hướng gì đối với việc xếp hạng các kết quả tìm kiếm ? Xin thưa rằng, giá trị google pagerank ở đây chỉ có duy nhất một chức năng là đánh giá mức độ quan trọng hay phổ biết của trang web đối với người tìm kiếm. Nhưng trang web có được một pagerank cao phần lớn là do nội dung của trang đó hỗ trợ rất tốt cho người đọc, ở đây tôi chỉ xin nhắc đến việc xếp hạng pagerank tự nhiện chứ không đề cập đến vấn đề pagerank tạo ra do làm SEO. Nhưng phần nội dung hướng tới người đọc dễ dàng được người đọc bookmart hoặc đặt link tại đâu đó trong tai khoản profile của họ trên internet, thêm vào đó những yếu tố chia sẻ của cộng đồng internet sẻ mang đến cho trang đó một lượng backlink lớn tương đương với tính khả dụng của phần nội dung mà nó cung cấp. Chính vì lý do đó nó sẻ được google cấp cho một pagerank cao hơn những trang khác.

Nhưng việc xếp hạng kết quả tìm kiếm của các search engine là hoàn toàn khác. Thật vây, với thuật toán của mình các máy tìm kiếm, đặt biệt là Google có thể dễ dàng phân tích và đánh chỉ mục xếp hạng cho từng phần nội dung mang những ý nghĩa riêng. Thuật toán của các search engine cho phép công cụ này lần theo các đường link (tự nhiên hoặc cố ý tạo ra) trên internet để đánh chỉ mục xếp hạng cho từng đừng link nhất định dựa trên thông số thu về từ đường link đó. Nói một cách khác chính là phần anchor text hiển thị trên đường link thu về. Thêm nữa phần nội dung gốc của đường link cũng đóng một vai trò quyết định trong việc ranking của nó, nội dung cần được tối ưu tốt, để hỗ trợ tốt nhất cho phần anchor text đính kèm.

Vây việc xây dựng pagerank khác gì so với ranking từ khóa ? Khác biệt là rất lớn, việc xây dựng pagerank đơn thuật chỉ là tìm kiếm những liên kết chất lượng trỏ về trang web, việc xây dựng liên kết này có thể tạo ra rất dễ dàng khi không cần đính kèm anchor text và không quan tâm đến thư mục hiện hành. Những cty hay tổ chức cung cấp những dịch vụ kiểu này thường rất dễ dàng khi làm việc. Họ chi cần sử dụng những phần mềm hỗ trợ submit link như IBP hay WebCEO là có thể tự động hóa công việc này, với những khách hàng khó tính họ có thể sử dụng các dịch vụ mua bán, trao đổi liên kết, thuê cho đặt link … .

Nhưng với việc xây dựng ranking cho từ khóa thì công việc gian nan hơn rất nhiều. Với những kiến thức SEO cần có bạn phải tối ưu hóa website cả về cấu trúc lần nội dung, xây dựng liên kết với những anchor text đựoc phân tích kĩ càng, lựa chọn nguồn xây dựng link hợp lý và có giá trị cao trong việc hỗ trợ cho trang web …vv. Chỉ hình dung sơ bạn cũng có thể thấy sự khác biệt là rất lớn trong 2 công việc này.

Lấy lại pagerank cho website trên google

Lấy lại pagerank cho website trên googleWebsite của bạn đã từng bị tụt xuống, thậm chí bị đánh bật ra khỏi bảng xếp hảng của Google chưa? Hay bạn mảy may không hề biết nó tụt khi nào và nguyên nhân tại sao? Có nhiều nguyên nhân có thể kể ra ở đây. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài này tôi sẽ chỉ ra một số nguyên nhân chính và cách lấy lại vị trí cho Website của bạn trên Google.

Một số lý do:

Lý do phổ biến nhất khiến một số trang Web bị đánh bật ra khỏi chỉ mục (index) của Google là bởi vì các trang này dùng những thủ thuật không trong sáng để đạt được vị trí cao (higher ranking) trên các công cụ tìm kiếm.

Nếu bạn sử dụng những kỹ thuật SEO “mũ đen” như cloaking, hidden text, doorway pages hay bất cứ thủ thuật nào khác nhằm “đánh lừa” các công cụ tìm kiếm thì trang Web của bạn sẽ bị cấm trên Goolge Index ngay khi nó phát hiện ra. Đừng tìm mọi cách để đánh lừa Goolge, với những thuật toán tìm kiếm ngày càng tinh vi hơn, nó sẽ “phản đòn” lại bạn đấy!

Một lý do khác cũng khiến trang Web của bạn bị đánh bật ra khỏi Google Index, ngay cả khi bạn không dùng những thủ thuật “mờ ám” trên, là khi trang Web của bạn bị down trong khi Google đang cố gắng index nó.

Nếu bạn có một Website mới, hay bạn tạo một số thay đổi chính trên trang Web của bạn, Website sẽ bị “tống khứ” vào Google sandbox. Bạn phải đợi cho đến khi “anh” Sandbox “đuổi” bạn ra.

Tuy nhiên, đối với những SEOer chuyên nghiệp, họ có nhiều cách để giúp cho trang Web của bạn luôn “ngự trị” ở những vị trí top đầu của Google. Sau đây là 3 phương pháp cơ bản để trang Web của bạn được list trên Google:

1. Tối ưu hoá nội dung trang Web của bạn.

Google chỉ có thể đưa Website của bạn lên vị trí cao (đối với các từ khoá) khi nó nhận ra được thực chất nội dung trang Web của bạn là gì. Để làm được điều này, bạn phải tối ưu hoá trang Web của bạn hướng đến Google.

2. Xây dựng liên kết tốt.

Google chủ yếu dựa vào các kết nối(backlinks) để quyết định thứ hạng của các trang Web. Càng nhiều trang Web link đến Website của bạn, vị trí của nó càng cao. Bạn phải đảm bảo rằng các Sites liên kết đến Website của bạn phải có nội dung liên quan cũng như chứa các từ liên quan đến Site của bạn.

Bạn có thể sử dụng các công cụ như ARELIS, và IBP’s Link Popularity Empower để thu hút các kết nối đến với Sites của bạn.

3. Tránh dùng các thủ thuật không trong sáng

Việc sử dụng những thủ thuật SEO không trong sáng để tối ưu hoá trang Web của bạn không sớm thì muộn sẽ bị Google cho out ra khỏi list.

Nếu trước đây bạn đã dùng các thủ thuật như cloaking, doorway pages hay hidden text, hãy xây dựng lại trang Web của bạn bằng những phưong pháp chính thống hơn, và gửi e-mail đến help@google.com help@google.com Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. để thông báo với họ rằng bạn đã clean hết những thủ thuật đó rồi và hứa sẽ không dùng lại nữa.

10 lỗi phổ biến nhất khi tham gia cạnh tranh tối ưu SEO

Theo: BiQuyetThanhCong.com

10 lỗi phổ biến nhất khi tham gia cạnh tranh tối ưu SEO

Vài năm trước những cuộc thi về tối ưu SEO đã xuất hiện trong lĩnh vực SEO. Luôn luôn có những cuộc chạy đua và lúc nào cũng có giải thưởng, có lúc là giải lớn, có khi lại là giải nhỏ. Nhưng phần thưởng không thành vấn đề trong những cuộc cạnh tranh đó bởi quan trọng là bạn luôn học được những điều hay dở từ đó. Trong bài viết này, tôi đưa ra những lỗi phổ biến nhất khi tham gia một cuộc đua tranh tối ưu SEO.

1. Lỗi đầu tiên là các quản trị web quá hào hứng khi họ trông thấy nhiều tiền, họ trỏ các liên kết đến trang cạnh tranh với họ từ mọi trang trên website của mình. Bạn sẽ có hàng ngàn liên kết ngược trong chỉ một vài ngày, điều này có thể gây ra việc phạt hiệu ứng Sandbox (trường hợp website mới đạt được thứ hạng cao, sau đó lại biến mất trong vài tháng. Về cơ bản SandBox có nghĩa là website mới có thể biến mất trong một thời gian sau khi đạt được thứ hạng cao ở Google.) Bạn cần nhớ là bạn có thể luôn trỏ các liên kết này đến trang cạnh tranh nhưng bạn sẽ không vội vàng chứ, đúng không nhỉ?

2. Lỗi thứ hai là mọi người không lên kế hoạch. Bạn phải tự đặt ra lịch bạn sẽ làm gì trong ngày, trong tuần. Tạo lập một kế hoạch xây dựng liên kết, kế hoạch viết nội dung, v.v... Hãy đảm bảo rằng bạn sẽ làm những gì mà bạn định làm.

3. Đặt ra những mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu dài hạn, dĩ nhiên là để chiến thắng trong cuộc đua tối ưu SEO. Nhưng nếu bạn đưa ra những mục tiêu ngắn hạn mà bạn không quên động cơ thúc đẩy thì dĩ nhiên bạn sẽ có nhiều cơ hội chiến thắng trong cuộc đua này. Ví dụ đăng 5 bài báo, đăng ký vào 40 thư mục có liên kết và viết 20 trang chất lượng vào cuối tháng 5. Hoặc là đặt ra mục tiêu tương tự thế, kiểu như tôi sẽ đánh chỉ mục vào ngày đầu tiên của tháng 5. Hoặc tôi sẽ ở trang thứ 3 trong tuần thứ 5 của cuộc chạy đua.

4. Viết nội dung. Nhiều người bắt đầu một blog cạnh tranh, nhưng họ quên viết nội dung. Lúc bắt đầu, bạn thường viết nhiều bài được post lên nhưng về lâu dài bạn tập trung nhiều hơn vào các đường liên kết ngược. Hãy nhớ rằng nội dung vẫn là vua. Và nếu bạn có nó, và người khác thì không, bạn đã có lợi thế dẫn trước đó.

5. Các liên kết ngược có chất lượng phải vượt qua các liên kết tồi. Nhiều người bắt đầu bằng việc tìm kiếm những liên kết ngược dễ dàng như các danh bạ và mua những liên kết có xếp hạng pagerank ở vị trí cao nhưng bạn có thể làm điều đó vào bất cứ lúc nào bạn muốn trong cuộc đua. Điều đầu tiên bạn làm trong khi tham gia vào cuộc đua tối ưu SEO là viết nội dung và tìm kiếm các liên kết ngược có liên quan đến chủ đề. Các liên kết ngược không hấp dẫn có thể xếp lại đã. Bạn không việc gì phải vội cả.

6. Đăng bài viết. Điều này dễ dàng và thực sự có hiệu quả, bài báo này thực sự được viết để thúc đẩy xếp hạng của tôi trong cuộc đua tối ưu SEO pvmultimedia. Nếu tôi không tham gia, bài viết sẽ không bao giờ được viết. Điều ích lợi khi đăng bài viết là bạn có thể quyết định nội dung bài viết. Vì vậy theo một khía cạnh nào đó bạn đã kiểm soát việc tối ưu nội dung web từ đường liên kết ngược, nên bạn có thể tự tạo đường liên kết ngược có chất lượng được tối ưu tốt trên trang web. Những liên kết này có liên quan đến trang cạnh tranh của bạn. Bạn có thể cũng sử dụng từ khóa cạnh tranh chủ chốt nhiều bao nhiêu tùy ý, nên ngay bây giờ tôi sẽ có cơ hội dùng lại lần nữa những từ khóa trong cuộc cạnh tranh tối ưu SEO pvmultimedia.

7. Tối ưu trên website. Không làm điều đó. Tại sao vậy? Rất đơn giản, ví dụ nếu bạn có thể xếp mình vào hàng đầu mà không dùng những từ khóa chính trong tiêu đề, bạn có một kế hoạch sao lưu, có tên là tối ưu trên trang. Một vài tuần trước khi tham gia cạnh tranh bạn có thể tối ưu tốt web của bạn cho cụm từ chủ chốt để đạt được một lực bẩy có thể đưa bạn lên vị trí hàng đầu hoặc nếu bạn ở vị trí đầu tiên rồi thì bạn củng cố vị trí này vững chắc hơn. Và tối ưu trên trang web là điều gì đó mà bạn có thể kiểm soát được, tối ưu bên ngoài trang thì ngược lại. Nhưng đảm bảo rằng cuối cùng bạn không tối ưu quá trớn trên trang của bạn, bởi vì điều đó có thể gây ra một sự trừng phạt hoặc thậm chí bị cấm.

8. Cũ và thông minh. Nếu bạn có câu hỏi, bạn sẽ hỏi một ông lão thông minh hay một chú bé? Có thể là ông lão, đúng không nhỉ? Các công cụ tìm kiếm cũng nhìn nhận theo cách như vậy. Nếu một website mới, nó sẽ ít giá trị hơn một website/domain xuất hiện từ lâu có cùng chủ đề. Có thể bạn sẽ không có url hoàn hảo nhưng bạn phải có tuổi đời để giành lợi thế đấy.

9. Thẩm quyền, giống như tôi đã đề cập trước đây, tôi đang tham gia vào cuộc đua tối ưu SEO pvmultimedia. Trên những diễn đàn của người Hà Lan, có một số thảo luận về cách mà các trang blog có tên miền blogspot giành lấy vị trí top ten trong cuộc cạnh tranh tối ưu SEO pvmultimedia trở thành hiện thực. Tốt thôi, bởi vì blogspot là một domain có thẩm quyền, thậm chí được sở hữu bởi google. Sử dụng thẩm quyền đó nếu bạn có thể. Hoặc nếu bản thân bạn có một website có thẩm quyền thì sử dụng website đó thậm chí tốt hơn.

10. Phân tích những đối thủ, phần lớn người ta không xem xét những website khác tham gia cuộc đua. Nhưng nếu bạn lưu tâm tới họ,bạn có thể thực sự tìm ra bằng cách nào mà họ đang giành những đường link và số lượng đường link họ có được trong những giai đoạn nhất định nào đó, rồi việc các đường link đó tới từ các website nào và chúng có phải là những đường link có chất lượng liên quan đến chủ đề không? Tôi có thể có các đường link như vậy bằng cách nào? Người ta đã làm gì để tối ưu trên trang web?...

Vì vậy trong thực tế, có nhiều điều mà bạn phải làm hoặc không phải làm để có cơ hội chiến thắng trong một cuộc đua tối ưu SEO. Một lời khuyên cuối của tôi là: hãy bắt đầu với đường đua nhỏ, nếu bạn có thể chiến thắng một cuộc đua tối ưu SEO quy mô nhỏ có giá trị thấp thôi thì bạn sau này có thể tham gia những cuộc đua lớn hơn và có thể sẽ trở nên giàu có...

Làm gì để quảng cáo hiệu quả 1 trang web?

Theo: Biquyetthanhcong.com

Làm gì để quảng cáo hiệu quả 1 trang web?Nếu muốn mọi người có thể tìm thấy trang web của mình, người quản trị phải học cách để quảng bá trang web cho hiệu quả. Xa rồi cái thời giành cho những suy nghĩ: “Nếu bạn xây dựng trang web, mọi người sẽ tự tìm đến với bạn”. Làm thế nào để tăng lưu lượng truy cập của trang web trong khi mọi người không biết đến bạn là ai?

Bước 1: hãy bỏ chút thời gian để nghiên cứu các chiến lược tối ưu hóa trang web cho các công cụ tìm kiếm. Để quảng cáo 1 trang web hiệu quả, trang web đó cần phải được thiết lập để nhận được lượng truy cập tối đa từ những công cụ quảng cảo đó. Một trong những điều cơ bản nhất chính là sử dụng những tag, từ khóa trong văn bản, thuyết minh cho bức ảnh hay chỉ đơn giản là tên của 1 bức ảnh đó. Nếu muốn công cụ tìm kiếm dễ dàng nhất, hãy sử dụng meta tags.

Bước 2: Hãy đăng ký trang web lên các công cụ tìm kiếm. Đây là những nơi mà bạn có thể tìm kiếm được những lượng truy cập rất lớn và cũng có thể là từ việc đăng ký trả tiền quảng cáo cho các công cụ tìm kiếm bằng cách đưa link web site cho chúng. Những công cụ chỉ đơn giản là hỏi những câu hỏi về lĩnh vực trang web của bạn muốn hướng tới, những từ khóa muốn quảng cáo. Đếm số từ. Số lượng tìm kiếm của từ khóa cũng rất quan trọng.

Bước 3: Đăng ký 1 tài khoản tại những trang chia sẻ thông tin trực tuyến (social bookmark) như Digg, Stumble Upon, Propeller, Technorati, Linkhay, Vietbookmark,…Và học cách đưa bài lên.

Bước 4: Thiết kế những danh thiếp cho doanh nghiệp. Đây là cách rất tốt để quảng cáo cho trang web. Rất nhiều nơi cho người sử dụng đăng thông tin miễn phí cũng như những trang web yêu cầu trả phí để có thể đăng danh thiếp chi tiết hơn cũng như chất lượng ảnh cao hơn. Vista Print là 1 nguồn rất tuyệt.

Bước 5: Hãy gửi những thông báo ra ngoài về sự ra mắt của trang Web. Có lẽ là nên đưa ra quảng cáo trên các báo điện tử nếu như nội dung của trang web là duy nhất. Khu vực dễ tìm thấy những trang web mới nhất chính là những vị trí quảng cáo.

Bước 6: Có những chiếc áo phông, những miếng dán, hay những đồ vật khác để quảng bá tên tuổi trang web. Các quán café hay các điểm tập trung đông người là 1 vị trí lý tưởng cho công việc đó.

Bước 7: Hãy tham gia vào những diễn đàn thảo luận sôi nổi về lĩnh vực trang web đang hoạt động. Viết bài thảo luận về trang web của bạn và mời mọi người tham gia vào đó khi thích hợp. Đừng bao giờ spam mặc dù nó mang lại rất nhiều cơ hội để người khác có thể tìm đến trang web. Bạn có thể đặt trang web dưới chữ ký của mình ở các tài khoản trong diễn đàn

Bước 8: Hãy tìm kiếm backlink. Backlink là nơi mà bạn đặt những liên kết còn hoạt động dẫn mọi người đến trang web trực tiếp. Backlink là 1 trong những thứ rất quan trọng cho việc nâng lưu lượng người truy cập khi bạn đang tìm kiếm cách để quảng cáo.

Bước 9: Hãy tìm kiếm những lợi ích từ những mạng xã hội như Yahoo, Cyvee,…Đó là những mạng lưới rất lớn để kết nối với những người có cùng đam mê về lĩnh vực mà trang web của bạn đang hướng tới và họ chính là những người đánh giá đúng giá trị trang web đó.

Bước 10: Hãy viết nhiều bài hướng dẫn. Bạn có thể quảng cáo trang web bằng cách quảng cáo bản thân mình như 1 chuyên gia trong lĩnh vực đó. Một khi đã có những người đọc tin tưởng bạn thì họ sẽ muốn xem trang web của bạn như thế nào. Và với những bài viết hướng dẫn bạn có thể đưa lên rất nhiều nơi cũng như sẽ có rất nhiều người đóng góp bài viết cho trang web của bạn. Đây là 1 việc trên cả tuyệt vời.

Tối ưu hóa keyword cho SEO tốt hơn

Tối ưu hóa keyword cho SEO tốt hơnPhần lớn các SEOer luôn tin rằng thành công của quảng cáo nằm trong việc làm cho một website sở hữu pagerank cao với một hay hai từ khóa chủ chốt, và vì thế các marketer luôn dốc sức để đạt được mục tiêu trên. Tất nhiên là nó hiệu quả thật đấy, nhưng không phải lúc nào cũng vậy.

Nếu như phân khúc thị trường của bạn đã quá phổ biến trên Internet và có quá nhiều các đối thủ đồng hành cạnh bên, thì sẽ rất khó khăn để đem đến rank cao cho website của bạn với những từ khóa tốt nhất gồm 1 hay hai từ. Và thậm chí nếu bạn làm được điều này, thì thành công cũng rất khó có thể tồn tại lâu dài. Phí tổn thì nhiều mà kết quả thì chẳng bao nhiêu. Vì thế, thật đơn giản để bạn thấy rằng nó chẳng đáng với công sức và thời gian mà bạn bỏ ra.

Đôi khi để đạt được những thành quả tốt hơn cũng như biến các khách viếng thăm website thành những khách hàng trung thành, bạn cần phải tư duy sáng tạo để trở nên độc đáo và duy nhất. Đừng hiểu lầm nhé, tôi không có ý bảo bạn phải đưa ra một sản phẩm hoàn toàn mới đâu. Bạn có thể sở hữu một trong nhiều những sản phẩm của một dòng sản phẩm nào đó nhưng hãy tiếp cận thị trường của nó cũng như quảng bá nó từ một góc độ khác.

Một trong những bí quyết của thành công bền vững là tạo rank cho web với những từ khóa long tail (các cụm từ khóa gồm 4 hay 5 từ trở lên). Sẽ dễ dàng hơn rất nhiều để tạo rank với các từ khóa long tail vì nó sẽ cụ thể hơn và không sáo mòn như những từ khóa chính với 2 hay 3 từ trước đây.

Tôi sẽ đưa ra một ví dụ để bạn có thể hiểu rõ hơn những gì tôi muốn nói đến. Chẳng hạn website của chúng tôi chuyên buôn bán phần mềm G-Lock EasyMail. Những từ khóa đầu tiên xuất hiện trong tâm trí của tôi và tôi muốn rank cho nó đó là “email software”, hay “email sender”, hay “bulk sender” hoặc những từ đại loại như vậy. Nhưng lượng người gửi mail trên internet lại là một con số lớn đến khó tin. Và nếu như hầu hết các nhà sản xuất phần mềm email đều nghĩ như tôi, thì quá trình lọt vào top 10 các kết quả tìm kiếm trong ngành này là cực kì khắc nghiệt. Vì thế, tôi phải chọn cho mình một hướng đi hơi khác với họ. Tôi sẽ quan tâm đến các từ khóa long tail. Để quảng bá phầm mềm gửi email của mình, tôi có thể muốn tạo rank cho web với các cụm từ như:

* Email marketing software solution
* Email sending and tracking solution
* Bulk email marketing services
* Software for permission-based email marketing
* Create and send HTML email newsletter
* Download bulk email marketing software

Bạn đã có ý tưởng gì chưa?

Bây giờ hãy thiết lập danh sách các từ khóa long tail liên quan đến phân khúc thị trường của bạn. Viết ra cả hai kiểu số ít và số nhiều cho mỗi cụm từ khóa nếu thích hợp, ví dụ: Bulk email marketing service - Bulk email marketing services, Email marketing software solution - Email marketing software solutions.

Viết một bài từ 500 – 1000 từ và đảm bảo có sự liên kết một từ khóa long tail đến website của bạn. Bạn cũng có thể thêm 1 đường link đến website với một cụm từ khóa long tail như một anchor text (chuỗi ký tự liên kết) nằm trong nội dung của bài viết trên hoặc trong Resource box (hộp thông tin)

Khi đã hoàn thành bài viết, hãy đăng nó vào trong các danh mục bài viết. Sau đó viết một bài mới, tối ưu hóa nó với một cụm từ khóa khác và đưa nó vào các danh mục. Đưa ra số bài viết nhiều bằng số cụm từ khóa long tail (có liên quan đến phân khúc thị trường của bạn) mà bạn có thể tưởng tượng ra. Nếu bạn không tin tưởng vào tài viết lách của mình, bạn có thể thuê ai đó thực hện các bài viết giúp bạn.

Song song với việc đăng tải các bài viết, bạn có thể sử dụng directory submission (đăng ký trang web của bạn vào trong danh mục) để tạo rank với các từ khóa long tail. Khi bạn đưa một trang web vào một danh mục, bạn cần cung cấp một tiêu đề mà sau này sẽ được dùng như một anchor text (chuỗi ký tự liên kết) cho URL website của bạn. Chỉ cần đưa một trong những cụm từ khóa long tail vào trong title và nó sẽ tự động liên kết đến site của bạn.

Mục đích chính là để có được thứ hạng cho nhiều cụm từ khóa long tail. Bạn sẽ không thu về quá nhiều traffic với chỉ một cụm từ khóa. Nhưng nếu bạn tạo rank cho web của mình với hàng tá các từ khóa long tail, tổng số traffic có thể rất cao và mang về cho bạn nhiều khách hàng mới hơn.

Vâng, copying/pasting một cụm từ khóa long tail như một tiêu đề trong mỗi danh mục có thể là một công việc buồn tẻ và tốn nhiều thời gian. Nhưng giờ đây chúng tôi đã có một giải pháp tiết kiệm thời gian hữu hiệu, đó chính là – Fast Directory Submitter ( một công cụ giúp đăng ký các website vào nhiều thư mục Directory khác nhau trong cùng một thời gian)

Với công cụ directory submission bán tự động này, bạn có thể điền vào mẫu profile website một lần và sau đó là đưa vào một cách tùy thích bao nhiêu tiêu đề (sử dụng những từ khóa long tail) và các miêu tả về sản phẩm cũng được. Khi đăng website của bạn vào các danh mục Directory, Fast Directory Submitter sẽ tự động điền vào mẫu submission một cách luân phiên các tiêu đề và mô tả của bạn về web của mình từ danh mục này đến danh mục khác. Bạn chỉ cần xác minh danh mục được đề xuất, điền mã xác nhận nếu các danh mục yêu cầu và nhấp chuột vào nút Submit để đi đến danh mục kế tiếp.

Vì thế, website của bạn sẽ được đăng ký với cách sử dụng các cụm từ khóa long tail. Khi danh sách của bạn được chấp nhận, bạn sẽ có được hàng trăm links liên kết đến website của mình. Sau khi Google ghi nhận các đường link này, bạn sẽ nghiễm nhiên ngồi chễm trệ trên những ngôi đầu của danh sách các kết quả tìm kiếm với các từ khóa long tail.

Phương pháp tạo nguồn backlinks

Phương pháp tạo nguồn backlinksMột trong những phương pháp tạo nguồn backlinks mà rất nhiều webmaster hiện nay đang sử dụng đó là forum signature, hôm này mình xin viết một bài giới thiệu về các forum tốt nhất mà mình rất thường hay lui tới để cập nhận thông tin về các thủ thuật SEO. Những forum này cũng cho phép các bạn đặt chữ kí dạng link kèm anchor text những vẫn phải giới hạn số lượng links và thêm một số quy định khác.

Kèm theo đó một trong những cách tốt nhất để kiếm tiền trên mạng là trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm của những người cũng có mục đích như bạn. Không một ai có thể biết tất cả những thủ thuật, cách thức kiếm tiền trên mạng. Cũng không một ai dám chắc rằng họ có đủ tự tin để kiếm được lợi nhuận trong một thời gian dài với chỉ một số kiến thức nhất định của họ. Cho dù họ có những chiến lược và phương pháp để đạt được kết quả tối ưu, nhưng người khác có thể lại có một số cách thức khác.

Với các diễn đàn chuyên về Thương mại điện tử, đây là cách tốt nhất, dễ dàng nhất để nâng cao kiến thức thông qua các thông tin giá trị từ các topic như affiliate marketing, search engine optimization, pay per click, quảng cáo trực tuyến … Những diễn đàn Webmaster như Digital Point và Site Point dạy bạn cách thức để tạo, phát triển và kiếm tiền cho một Website. Các diễn đàn affiliate marketing như Wicked Fire sẽ chỉ cho bạn những cách thức hiệu quả nhất để kiếm được những khoản hoa hồng cao nhất.

Bảy lợi ích mà các diễn đàn có thể giúp bạn kiếm tiền trực tuyến.

Sau đây là 7 lợi ích cụ thể mà một diễn đàn có thể cung cấp cho mục tiêu kiếm tiền trực tuyến của bạn:

• Tiếp thị và quảng cáo. Các diễn đàn là nơi rất tốt để quảng cáo dịch vụ, thương hiệu, doanh nghiệp của bạn trên mạng. Bạn sẽ nhận được một lượng lớn khách hàng liên quan thông qua topic của bạn trên diễn đàn.

• Gặp gỡ và trao đổi. Bạn có thể gặp gỡ các blogger đồng nghiệp, webmaster hay các đối tác doanh nghiệp muốn cộng tác với doanh nghiệp của bạn.

• Chứng thực thông tin. Nếu bạn muốn biết thông tin chính xác về một Website mơ hồ đối với bạn. Liệu nó có thu hút được nhiều visitors hay không? Đặc biệt là nó có đem lại lợi ích khi liên kết với trang của bạn? … Diễn đàn là nơi tốt nhất để bạn tìm hiểu và kiếm tra những thông tin này.

• Tăng cường các Referral & Affiliate Links. Diễn đàn là một kênh rất tốt để quảng bá referral link hay affiliate link của bạn. Những diễn đàn có lượng truy cập lớn với hàng nghìn lượt mỗi ngày là nơi lý tưởng để bạn trao đổi liên kết. Hãy nhớ là bạn không nên spam, vì điều này có thể khiến bạn bị cấm tham gia vào diễn đàn và ảnh hưởng đến uy tín của bạn.

• Tạo chữ ký để thu hút backlinks. Các liên kết từ chữ ký của bạn tại các diễn đàn danh tiếng sẽ giúp các Website mới được chỉ mục bởi các công cụ tìm kiếm. Bạn cũng có thể bán signature links để kiếm tiền hay dùng nó để quảng bá Website của bạn hay các affiliate programs.

• Kiến thức kiếm tiền. Hiểu biết luôn là một nửa của thành công. Diễn đàn là nơi lý tưởng để khám phá ra những phương pháp, những cách thức kiếm tiền trực tuyến mới.

• Đánh giá và xử lý sự cố. Có thể bạn không hiểu vì sao adsense CTR của bạn lại không đem lại hiểu quả, hay tại sao Website của bạn là có thứ hạng rất tồi trên trang kết quả tìm kiếm. Diễn đàn là nơi giúp bạn trau dồi những kỹ năng kiếm tiền trên mạng hay xử lý các sự cố kỹ thuật.

Một số diễn đàn đáng lưu tâm.

Các diễn đàn giành cho Webmaster và SEO.

1. Digital Point

Digital Point là diễn đàn webmaster rất được yêu thích bởi vì quy mô của nó. Có khoảng hơn 24.000 thành viên tích cực và diễn đàn này cung cấp một lượng thông tin rất lớn về các chủ đề như Search Engine Optimization, Link building, affiliate marketing, quảng cáo pay-per-click, đầu tư tên miền và blogging.

Digital Point cũng là một thị trường ảo lớn, miễn phí cho việc mua bán, trao đổi liên kết, templates, tên miền và các Websites. Nếu bạn chỉ có thời gian tham gia vào một forum nào đó, Digital Point nên là sự lựa chọn đầu tiên.

2. V7N Forum

V7N là một diễn đàn lớn và sôi động, thu hút rất nhiều webmasters mới cũng như những webmaster đã có kinh nghiệm. Diễn đàn SEO này tập trung nhiều nhất vào công việc phát triển Web thực tế trong khi các diễn đàn khác lại tập trung vào thiết kế đồ hoạ, marketing hoặc danh bạ website. Nếu bạn muốn học về làm chủ trang web thì bạn nên tham khảo V7N.

3. Sitepoint

Một diễn đàn rất lớn về thiết kế Web, lập trình và quảng bá Website. SitePoint là một diễn đàn rất phổ biến cho mua bán Websites, site templates và các dịch vụ liên quan khác.

4. WebmasterWorld

Đây là diễn đàn cung cấp thông tin về tên miền, công nghệ webmaster, các công cụ tìm kiếm, SEO, và phát triển liên kết. Diễn đàn này cũng tương tự như Digital Point nhưng lượng thành viên ít hơn.

5. SEO Chat

SEO Chat là một diễn đàn tập trung nhiều hơn vào SEO cho các webmasters. Diễn đàn này cung cấp nhiều thông tin về tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm Yahoo, Google, và MSN. Một số phần khác tập trung vào Affiliate Marketing, PPC và từ khóa.

6. Earners Forum

Một diễn đàn phát triển nhanh chóng về các chủ đề liên quan đến webmaster như kiếm tiền trên mạng, blogging. Diễn đàn này cho phép các beginners có thể hỏi các chuyên gia những câu hỏi cụ thể.

7. High Rankings.com

Đây là một diễn đàn chuyên về SEO. Ở đây thảo luận các chiến lược SEO và troubleshooting. Diễn đàn bao gồm các thủ thuật về tìm kiếm từ khoá, xây dựng liên kết, và tối ưu hóa nội dung. Diễn đàn cũng chứa những thông tin bổ ích về quảng cáo PPC, tiếp thị qua công cụ tìm kiếm và thương hiệu.

8. Self Starters Weekly Tips

Đây là một diễn đàn chuyên về kiếm từ từ các Website và các hình thức thương mại điện tử khác. Diễn đàn chứa các thông tin về SEO, tiếp thị trực tuyến, quảng cáo PPC, blogging và tên miền. Diễn đàn này cũng có rất nhiều thành viên giỏi.

Các diễn đàn về Affiliate Marketing và quảng cáo PPC.

9. Wicked Fire

Sau Digital Point, đây là diễn đàn được yêu thích nhất. Diễn đàn này chứa rất nhiều kiến thức về SEO mũ đen và “mũ xám” cũng như các phần về. Diễn đàn cũng đưa ra nhiều thông tin tốt về chứng khoán và xây dựng traffic.

10. Warrior Forum

Diễn đàn có các chủ đề như các sản phẩm tiếp thị qua Internet, quảng cáo PPC và SEO. Diễn đàn cũng có phần Ebook miễn phí và một phần về tự chia sẻ. Giao diện không được đẹp nhưng chất lượng thông tin khá tốt.

11. ABest Web

Là một cộng đồng về tiếp thị qua Internet. Đây là một cộng đồng rất thân thiện. Diễn đàn có 2 phần nổi trội về Commission Junction và Dich vụ SEO .

12. 5 Star Affiliate Marketing Forums

Một diễn đàn với những thông tin hấp dẫn về mạng lưới affiliate như Shareasale và AzoogleAds. Ngoài ra, diễn dàn còn có các phần về RSS Marketing, adsense và SEO/SEM.

13. Affiliate Programs Forum

Associate Programs có số lượng thành viên khá lớn. Diễn đàn giành 1 phần cho những người mới làm quen với affiliate marketing cũng như những phần chuyên sâu đối với các mạng lưới affilate khác nhau. Một số thông tin SEO cũng được thảo luận tại đây.

14. Ewealth

Ewealth là một mạng lưới tiếp thị lớn, chuyên về các công ty affiliate marketing như Clickbank, Comission Junction, Linkshare và Shareasale. Diễn đàn này cũng có những phần khá hay về PPC và Quảng cáo trả tiền. Một phần nhỏ khác giành cho thông tin mua bán tên miền và các dịch vụ khác.

15. Affiliates4U

Là một diễn đàn chuyên về affiliate marketing (tiếp thị qua đại lý) ở Mỹ. Diễn đàn này cung cấp những thông tin về mạng lưới các đại lý cụ thể ở Mỹ. Ngoài ra, diễn đàn còn có những phần về quảng bá Website, SEO, bảo mật Web, PPC …

Thứ Ba, 13 tháng 7, 2010

Làm thế nào để tìm thấy một tên miền hay

Bạn lấy các ý tưởng tên miền từ đâu? Từ những người bạn? Từ gia đình? Hay từ chú cún cưng của mình?

Chúng tôi vừa đưa ra vài trang web, mà việc xuất hiện với một tên miền hay thường khó ra phết, bởi dường như tất cả các tên miền hay đều đã có người ta đăng ký rồi. Thế nên, có 2 chiến lược cơ bản mà mọi người sử dụng.


Bạn lấy các ý tưởng tên miền từ đâu? Từ những người bạn? Từ gia đình? Hay từ chú cún cưng của mình?



Chúng tôi vừa đưa ra vài trang web, mà việc xuất hiện với một tên miền hay thường khó ra phết, bởi dường như tất cả các tên miền hay đều đã có người ta đăng ký rồi. Thế nên, có 2 chiến lược cơ bản mà mọi người sử dụng.



1. Hiện diện với một tên miền mới chưa được đăng ký.



2. Theo đuổi một tên miền trước đây đã có người sở hữu. (Đây luôn là lựa chọn đắt tiền hơn bởi vì bạn hoặc mua một tên miền chưa sử dụng, hoặc mua một tên miền hết hạn trong cuộc đấu giá.)



Ngay bây giờ, chúng ta sẽ tập trung vào phương pháp đầu tiên và thử xuất hiện với một tên miền mới chưa được đăng ký.



Đây là lựa chọn rẻ nhất, nhưng nó lại kéo theo lỗi và thử nghiệm. Có nhiều công cụ trực tuyến miễn phí có thể giúp gợi ý những tên miền hay. Một số những công cụ này được quản lý bởi các đại lý đăng ký (ví du như: GoDaddy, NetWork Solutions,...) và một số công cụ khác được quản lý bởi các website độc lập (như Make Words.com). Nhưng tất cả chúng đều miễn phí.



Về cơ bản, bạn có thể gõ tên miền mà bạn muốn. Công cụ trực tuyến sẽ cho bạn biết liệu tên miền đó có sẵn hay không hoặc nó sẽ gợi ý một danh sách các tên miền khác mà bạn có thể quan tâm. Chúng xuất hiện trong danh sách bằng việc thêm các từ đằng trước (tiền tố) hoặc đằng sau (hậu tố) từ tìm kiếm của bạn.



* Ví dụ: google.com đã được đăng ký nhưng hot google store.com thì chưa.



Một số các công cụ đưa ra những ý tưởng tên miền tốt hơn sẽ dùng một danh sách từ đồng nghĩa, trái nghĩa để xuất hiện tương tự, nhưng với những từ khác. Mặc dù chúng ta có thể sẽ không mua một tên miền từ Yahoo, nhưng chúng ta thích công cụ tên miền của họ.



* Ví dụ: redcafe.com đã được đăng ký, nhưng RedDiner.com thì chưa.



MakeWords.com là một công cụ thích hợp bởi vì họ có một công cụ tìm kiếm từ khóa nâng cao cho phép bạn chọn những chủ đề khác nhau để thử trước hay sau từ tìm kiếm của bạn.



* Vì vậy, ví dụ với chủ đề “hành động”, họ thử các kết hợp khác nhau của từ tìm kiếm và các từ như nhảy, hô, cắt...


* Chủ đề màu sắc của họ thêm các từ như đỏ, xanh, vàng... và bạn nảy ra ý tưởng.



Điểm hay nhất của MakeWords là bạn có thể tạo danh sách từ của riêng mình để thêm vào từ tìm kiếm. Chỉ cần click vào “danh sách các phụ tố” ở cuối của trang web và nhập vào một danh sách tùy biến các từ mà bạn thích. Website này sẽ đưa ra một loạt các ý tưởng về tên miền với các từ tùy biến được thêm trước và sau từ tìm kiếm của bạn.



Điểm dở nhất của MakeWords là đôi khi nó sẽ bảo bạn rằng một tên miền là có sẵn nhưng khi bạn đến đại lý đăng ký và cố gắng mua nó thì rốt cuộc hóa ra là tên miền đó không có sẵn. Bởi vì công cụ này không phải luôn luôn đáng tin cậy, chúng tôi có xu hướng gắn với các bộ tạo tên miền được quản lý bởi các đại lý.



Những website này kiếm ra tiền như thế nào:



Các site gợi ý tên miền đều miễn phí bởi vì họ kiếm tiền khi bạn quyết định đăng ký môt tên miền với họ.



Cơ hội là nếu bạn sử dụng công cụ tên miền của GoDaddy thì khi bạn tìm thấy tên miền mơ ước của mình, bạn sẽ chỉ mua nó từ họ.



Nếu bạn sử dụng MakeWords.com, bạn có thể lựa chọn công ty đăng ký nào mà bạn muốn mua tên miền, và họ sẽ gửi cho bạn với đường link để kích hoạt. (Nếu bạn mua từ công ty đó thì MakeWords.com sẽ nhận phần trăm hoa hồng từ việc bán dịch vụ.)



Kết luận: Sử dụng bất cứ site nào bạn thích để nảy ra ý tưởng tên miền. Nhưng khi bạn sẵn sàng mua, hãy chọn đại lý đưa ra giá cả và dịch vụ trọn gói tốt nhất, chứ không phải đại lý mà có những gợi ý tên miền tốt nhất.



Tại sao? Bởi vì với các tên miền, giá cả dao động từ 1,99 USD đến 34,99 USD/năm. Và không phải tất cả các đại lý mời chào cùng một chất lượng dịch vụ. Điều tồi tệ nhất là không có sự hoàn lại chi phí đối với tên miền. Một khi bạn đã trả tiền, tiền sẽ đi mất. Vì vậy người mua hãy cẩn thận nhé.

Những cách kiếm tiền trực tuyến “dễ” nhất

thumb

15 tỷ USD – đó là số tiền mà gần đây Microsoft đã mang lại cho Facebook khi đại gia máy tính đầu tư 240 triệu USD để lấy về 1,6% cổ phần trang mạng xã hội của Mark Zuckerberg.

Một số hình thức kinh doanh trực tuyến chỉ cần bạn bỏ ra vài trăm USD mua thiết bị, tuy nhiên có những mô hình kinh doanh cần đầu tư nhiều hơn cho phần cứng và thậm chí cả một nhà kho. Một số cách làm ăn có thể khiến bạn trở thành triệu phú, cũng có thể chỉ đơn giản giúp bạn kiếm tiền uống bia với bạn bè.

“Một số người đã mơ ước lập công ty riêng nhưng đành từ bỏ giấc mơ vì thiếu nguồn vốn đầu tư”, Jim Griffith, người đứng đầu trường đại học eBay, nói. “Song Internet cho phép mọi người khởi nghiệp mà không đòi hỏi số vốn ban đầu quá lớn”.

Bạn cũng có thể thử sức – hay ít nhất cũng có thể xây dựng một vận mệnh trực tuyến cho mình. Sau đây là một số mô hình kiếm tiền cơ bản từ Internet – tất nhiên, không một mô hình nào đòi hỏi phải có những bộ não như các nhà phát triển phần mềm của Google. Tuy vậy, cần cẩn thận, một số cũng khá mạo hiểm và đòi hỏi kỹ năng CNTT.

Cửa hàng ảo

Đây là một trong những mô hình kinh doanh trực tuyến cổ nhất và phổ biến nhất. Các loại hàng hóa cao cấp (như nữ trang, xe hơi) hơi khó để “bán dạo” trên web, song các mặt hàng thông thường, từ sách vở, áo sơ mi đến phòng khách sạn đều có thể bán tốt. Đằng sau một website dễ tìm kiếm, bạn sẽ cần một nhà kho để lưu giữ hàng hóa, cũng như phần mềm giúp khách hàng hoàn thành giao dịch. Nếu không muốn “dây dưa” với “đám IT”, bạn có thể thiết lập cửa hàng ngay trên eBay và để họ xử lý các vấn đề kỹ thuật. Một số nhà bán lẻ eBay tốt nhất thu về hơn 100.000 USD/năm.

Bí quyết: bán lẻ là một ngành kinh doanh cạnh tranh cao, cả trực tuyến lẫn trực tiếp. Hãy đặt ra mục tiêu và cung cấp những dịch vụ khách hàng tốt nhất để thành công.

Brandi Ramos ở Mỹ đã làm như vậy. Ramos (có con và đã ly hôn chồng), khởi nghiệp bằng gian hàng bán lẻ trực tuyến các loại quần áo dành cho nam giới trên eBay. 3 năm sau, Ramos, 32 tuổi, đã có một cơ nghiệp kha khá với doanh thu ròng từ 25.000 – 100.000 USD/năm. Cô luôn nhắm tới cung cấp dịch vụ nhanh chóng, trả lời tất cả email trong vòng 4-6 giờ.

“Địa chỉ” ảo

Bạn có thể tiếp tục việc buôn bán trực tuyến mà không phải trả tiền thuê nhà kho. Hãy làm một địa chỉ ảo và tính tiền phí hàng tháng của các nhà bán lẻ khác (hay phí cho mỗi lần giao dịch) và mang lại cho họ cơ hội được tiếp thị sản phẩm trên trang của bạn. Hình thức kinh doanh này đã góp cho Amazon.com 28% doanh thu trong năm 2006. Craigslist là một tên tuổi khác đã ứng dụng cách làm ăn này: công ty gồm 25 nhân sự thu tiền từ các doanh nghiệp muốn đăng các loại quảng cáo rao vặt ở San Francisco, New York và Los Angeles. Tổng số lượng truy cập vào website của Craigslist là 5 tỷ.

Bà mối “ảo”

Làm mối cho những người mua và người bán trực tuyến nghe có vẻ là ý tưởng kinh doanh từ thời cuối những năm 90. Tuy nhiên, thị trường này vẫn luôn nóng. eBay đã chạy các trang đấu giá trực tuyến và hưởng một phần trong mức giá bán cuối cùng. Ngoài ra, Mfg.com cũng mang các nhà sản xuất thiết bị đến các hãng cung ứng nhỏ hơn; H2Bid.com kết nối các nhà chức trách với các hãng bán thiết bị ống nước thải.

Bí quyết: công bố tỷ lệ hoa hồng rõ ràng, ngoài ra web đấu giá cần phần mềm phức tạp hơn công việc bán lẻ trực tuyến cơ bản.

Nhà cung cấp nội dung

Nếu bạn tạo ra được nội dung thực sự giá trị, bạn sẽ có thể thu tiền từ nó? Đây là một kiểu làm ăn đang thực sự phát triển thông qua Internet. Các trang web hẹn hò như Match.com rất cần những nhà cung cấp nội dung.

Ngoài ra, đây cũng là giấc mơ của các blogger: sản xuất nội dung và sau đó thu tiền quảng cáo. Bán quảng cáo chính là nguồn thu khổng lồ của các website và tờ báo điện tử. Họ thu tiền theo 2 cách: hiển thị quảng cáo và số người click (bấm chuột) vào quảng cáo. Thiết lập một blog không đòi hỏi gì hơn một chương trình xuất bản cơ bản, một máy chủ và một phần mềm để theo dõi những lần bấm chuột vào quảng cáo. Cái khó là thu hút đủ số lượng người truy cập vào blog của bạn, làm sao hấp dẫn nhà quảng cáo để họ chịu trả tiền cho bạn.

David Hauslaib, nhà xuất bản của Jossip.com, một blog chuyên về những chuyện lá cải, nói để kiếm tiền theo cách này, trang của bạn phải thu hút ít nhất 500.000 khách truy cập mỗi tháng. Coca Cola và Sketchers là những khách hàng quảng cáo của họ.

“Những trang vàng” trên mạng

Rất đơn giản, chỉ cần thu thập một loạt những website liên quan và ngồi thu phí hàng năm của người sở hữu website, hay phí kiểu “per-click” (phí tính theo số lượng click chuột). Dĩ nhiên, bạn phải đăng tải tên tuổi của họ trên website. Một ví dụ nổi tiếng của phương thức kinh doanh này là Business.com. Đây thực sự là kiểu “Những trang vàng” (Yellow Pages) trên Internet.

Tuy vậy, kiểu kinh doanh này cần sự hỗ trợ nhiều của công nghệ. Chẳng hạn, Business.com cần một hệ thống quản lý nội dung, công nghệ tìm kiếm và cách theo dõi số lần click chuột vào quảng cáo.

Kinh doanh tên miền

Đây là kiểu làm ăn tựa như kinh doanh bất động sản. Bạn có thể mua những “mảnh đất” ảo (chính là các địa chỉ URL), và kiếm tiền từ chúng. GoDaddy.com đã bán các tên miền chưa sử dụng với giá dưới 10 USD/“mảnh”. Để hấp dẫn người mua, hãy chạy thử nghiệm trước nhằm đảm bảo các từ khóa nhất định nào đó được tìm kiếm rất nhiều, sau đó bạn có thể chứng minh khả năng URL của bạn sẽ xuất hiện trên Google hoặc Yahoo!.

Bí quyết: những tên miền tốt nhất là những tên ngắn, dễ đọc, dễ nhớ và cụ thể.

Với những phương pháp kiếm tiền trên, bạn có thể thử vận mệnh của mình trên Internet.

4 cách để khai thác Tên Miền Con

Source: GiaovienVietnam.com

Trong bất cứ kế hoạch hosting nào, bạn sẽ thấy rằng các subdomain được coi như là một phần trong các tính năng của cả gói dịch vụ. Nếu bạn chọn một tài khoản giá rẻ, host của bạn có lẽ thiết lập một hạn chế đối với số lượng subdomain mà bạn tạo ra. Tuy nhiên, nếu bạn có một host lớn hơn, bạn thường có cơ hội để tạo bao nhiêu sudomain tùy ý.
Một số chủ website có xu hướng không quan tâm đến tính năng đặc biệt này của dịch vụ hosting do thực tế là họ vẫn chưa nhận ra nhiều những lợi ích trong việc sử dụng các subdomain.

Tất nhiên, trước khi bạn có thể sử dụng một tính năng web nhất định nào đó, bạn cần biết đầu tiên đó là gì. Subdomain là từ hoặc nhóm từ đứng trước tên miền chính. Ví dụ như: mathdepartment.university.edu. Trong ví dụ này, university.edu là tên miền chính trong khi mathdepartment là tên miền con. Nếu bạn nghĩ cần chọn subdomain, nên bạn có thể dán nhãn hoặc đặt tên cho những trang con. Các tên miền con phục vụ rất nhiều mục đích và bạn có thể sử dụng trong những cách khác nhau. Hãy thử những cách dưới đây:

1. Càng ngắn gọn càng tốt

Có lẽ, bạn đã gặp một trang web mà bạn muốn ghé thăm lần nữa, nhưng bạn lại không thể. Bạn không nhớ địa chỉ trang web chính xác nữa, có lẽ bởi vì độ dài của nó hoặc có thể bởi vì nó mang một cái tên đơn giản là khó nhớ. Địa chỉ đó có thể trông tựa như: coolwebsite.com. Phần lớn các khách truy cập sẽ không sử dụng thời gian quý báu của họ ghi lại hoặc ghi nhớ những địa chỉ web dài dòng. Bằng việc sử dụng subdomain, bạn có thể nhớ được một địa chỉ web đơn giản như: infofull.coolwebpage.com.

2. Vai trò của từ ngữ

Nhân tố chính để lưu địa chỉ website trong tâm trí của khách ghé thăm là dùng các từ dễ nhớ đối với các subdomain. Ngoài việc làm cho nó ngắn gọn, nó cũng phải gây được chú ý. Vì vậy, nếu bạn muốn tạo một subdomain dành cho trang ảnh của bạn, tránh khỏi những từ vô thưởng vô phạt như myphotogallery hoặc onlinephotoalbum. Chúng rất tẻ nhạt! Thay vào đó, hãy thử cái gì đó kiểu như “framedfaces” hoặc “capturedmemories”. Chúng nghe có vẻ hay hơn, đúng không nhỉ?

3. Website lộn xộn? Hãy tổ chức lại!

Ngoài khả năng biến những địa chỉ website tồi thành những cái tên hay mà có thể thu hút sự chú ý, bạn cũng có thể sử dụng các tên miền con để tổ chức các file của họ. Khi thời giai trôi qua, website của bạn sẽ cần thêm nhiều nội dung. Mặc dù những nội dung của bạn có thể nói về các chủ đề khác nhau, có một cách để đặt chúng vào các nhóm.

Vì vậy, nếu bạn có một website chuyên về thể thao, bạn có thể tạo ra những subdomain để giúp bạn sắp xếp các bài báo thể thao. Ví dụ, basketball.sportspage.com dành cho các bài báo liên quan đến basketball (bóng rổ), tennis.sportspage.com dành cho các bài báo liên quan đến tennis….Theo cách này, bạn đang giúp khách truy cập của bạn tìm thấy chủ đề của họ thông qua website. Việc cập nhật website của bạn cũng sẽ dễ dàng hơn nhiều.

4. Chia sẻ không gian của bạn. Phân bố các tên miền.


Bạn sẽ có thể không nhìn ra tầm quan trọng của việc có rất nhiều subdomain, vậy tại sao không tạo ra chúng? Nếu bạn mong muốn chia sẻ không gian đĩa với bạn bè của mình, bạn có thể làm như vậy bằng việc cho phép họ truy cập vào máy chủ của bạn. Ngoài việc phân bổ không gian đĩa cho họ, hãy để họ chọn subdomain riêng của họ. Theo cách này, bạn đang mở rộng cộng đồng website của bạn và cho phép thành viên của nó tương tác với nhau.

Mua bán tên miền

Bạn không nên bắt đầu việc kinh doanh mà không có một tên miền sớm hơn là khi bạn không có sản phẩm hay giấy phép kinh doanh. Sở hữu một tên miền là rất cần thiết để kinh doanh trong nền kinh tế hiện nay.

Nhưng làm thế nào bạn có thể tìm được giao dịch mua bán có lợi nhất? Mặc dù phí đăng ký tên miền luôn luôn thấp những vẫn có vài công ty tính phí lên đến 25 USD 1 năm. Trước khi bạn trả khoản tiền này, việc nghiên cứu tất cả những lựa chọn sẵn có của bạn là rất quan trọng.

ICANN, tổ chức chịu trách nhiệm việc ủy nhiệm những công ty cung cấp tên miền tên miền, lập danh sách những tên của tất cả các registrar trên Website của nó. Những công ty cung cấp tên miền này đồng ý theo một mật mã của bộ điều khiển được ICANN ghi chép lại. Tuy nhiên, danh sách này có thể rất dài và sẽ không cung cấp một biểu đồ giá cả so sánh.

Thay vào việc lội qua hàng trăm công ty cung cấp tên miền, có vài công ty được biết đến nhờ vào những tên miền giá rẻ của họ, và cũng có nhiều Website so sánh cho phép bạn so sánh vài công ty cung cấp tên miền khác nhau cùng một lúc.

GoDaddy.com là một trong những nơi tốt nhất cho việc mua bán tên miền. Khi bạn mua một đuôi mở rộng miền, bạn cũng có thể tiết kiệm được một khoản tiền lớn nếu bạn lập kế hoạch mua nhiều đuôi mở rộng hơn. Bạn cũng có thể nhường lại những miền hiện có cho GoDaddy để khai thác lợi thế của giá cả và gia hạn cho đăng ký hiện tại của bạn qua năm khác. GoDaddy cung cấp vài dịch vụ khác nhau và những lựa chọn định vị cho chủ sở hữu tên miền rất hữu ích. Yahoo! cũng cung cấp việc đăng ký tên miền cho những khách hàng mới với giá thấp. Hãy kiểm tra những mứa giá cuối cùng trên Website của họ.

Nếu bạn cần phải so sánh vài công ty cung cấp tên miền, RegSelect cung cấp một nguồn thông tin so sánh khi mua sắm rộng lớn. Nếu bạn muốn tìm những công ty cung cấp tên miền lớn nhất hay những nhà cung cấp tên miền rẻ nhất, bạn có thể click vào đường dẫn để xem tất cả những công ty được ICANN ủy nhiệm phù hợp với yêu cầu tìm kiếm của bạn. Dịch vụ này là một cách miễn phí và hữu ích để xem vài công ty khác nhau để so sánh không chỉ giá cả mà còn những tính năng phụ thêm như những lựa chọn định vị, chuyển tiếp hay email.

Shopzilla, một trong những Website cung cấp thông tin so sánh mua sắm được ưu chuộng, cũng cung cấp khả năng tìm kiếm những công ty cung cấp tên miền. Kết quả không rộng và đa dạng như RegSelect nhưng chúng hữu dụng nếu bạn cần một danh sách ngắn về những công ty cung cấp tên miền hàng đầu.

Đừng tìm kiếm ít hơn khi bạn đăng ký một tên miền. Việc chọn một công ty cung cấp tên miền là một quyết định quan trọng và sẽ có những quan hệ mật thiết trong suốt khoảng thời gian bạn duy trì Website của mình. Nếu bạn dành một ít thời gian, bạn có thể dễ dàng tìm được một giao dịch mua bán tên miền với vài tính năng phụ thêm rất hữu ích cho doanh nghiệp nhỏ bé của bạn.

Tên miền - cách quảng bá hữu hiệu doanh nghiệp của bạn trên toàn cầu.

Source: TapChiTienPhong.com

Bạn sẽ xử trí với những vấn đề ngôn ngữ phát sinh ra sao? Câu trả lời là cần phải nắm rõ những kỹ năng và sự hiểu biết sâu sắc về vấn đề giao tiếp toàn cầu.

Trước tiên là vấn đề về tên miền. Đăng ký một tên miền được xem như là việc bạn đăng ký thương hiệu của mình trên Internet nói chung và thương mại điện tử nói riêng. Ngày nay, khi Internet đã và đang trở thành một kênh quan trọng để quảng bá, tiêu thụ sản phẩm cũng như xúc tiến kinh doanh đối với các doanh nghiệp. Vì vậy, đăng ký tên miền của doanh nghiệp trên Internet rõ ràng là một yếu tố không thể thiếu trong chiến lược xây dựng thương hiệu và phát triển kinh doanh.

Phần chọn tên miền thường được giao phó cho quản trị website hoặc các nhân viên cao cấp khác lựa chọn, hoặc đôi khi có thể là tự người chủ của doanh nghiệp chọn. Tuy nhiên, kể cả trường hợp bạn là chủ doanh nghiệp, bạn là người có quyết định cao nhất, nhưng bạn chưa có kiến thức sâu rộng về vấn đề tên miền, các đuôi, cấp của tên miền thì trước khi chọn đăng ký tên miền nào bạn cũng nên bàn bạc với nhân viên của mình.

Trong thời đại bùng nổ kinh tế hiện nay, mỗi ngày có tới con số hàng triệu tên miền được đăng ký. Thậm chí, có cả những tên miền bất bình thường, quái lạ, đôi khi được coi là ngu ngốc cũng được các chủ thể đăng ký. Tuy nhiên, 99,9% những tên miền như vậy không được cấp phép. Nhưng cũng có những tên miền có nhiều ý nghĩa do quá hạn nên cũng bị xoá bỏ. Trên thị trường cũng đã nảy sinh hội chứng đầu cơ những tên miền đã quá hạn. Do cơ chế đăng ký tên miền khá thoáng nên đã phát sinh những người chuyên sưu tầm và mua lại những tên miền đã quá hạn.

Nếu bạn có ý định xây dựng một website cho cá nhân hay doanh nghiệp của mình thì nên tham khảo những chiến lược marketing và những chiến lược cho vấn đề thương hiệu điện tử dưới đây:

1. Cấu trúc Alpha là gì và tại sao người ta lại giết chết những website lớn?

Bạn phải giải mã được tại sao tên doanh nghiệp lại được đặt và có cấu trúc như thế. Chỉ có vậy thì sau đó bạn mới đạt được những mục tiêu marketing của bạn. Quá trình phân tích cơ bản này không phải là một thói quen thường lệ đối với những chuyên đề hay những nhà ngôn ngữ học sử dụng tiếng Anh. Tên miền không nên mang màu sắc chính trị. Bạn cũng cần phải xác định độ dài được coi là thích hợp đối với một tên miền.

2. Tên miền có quá ngắn hay quá dài, số chữ cái như vậy liệu có phù hợp với cá nhân hay doanh nghiệp của bạn? Khách hàng của bạn có nhận ra thông điệp mà bạn muốn nhắn gửi trong tên miền bạn đặt?

Theo qui luật tự nhiên thì tên miền càng có ít chữ cái thì càng dễ nhớ. Vì vậy, bạn chớ nên chọn cho mình một cái tên quá dài và khó nhớ. Sự phức tạp của tên miền chính là yếu tố làm thui chột công cuộc quảng bá doanh nghiệp của bạn trên toàn cầu. Thứ nhất, vì khó nhớ nên nó khó có thể đi vào tiềm thức của người truy cập. Thứ hai, kể cả khi bạn đăng ký vào các trang cung cấp dịch vụ tìm kiếm thì xác xuất website của bạn được hiển thị lên trang đầu danh sách liệt kê kết quả là rất hãn hữu. Do vậy khách hàng khó có thể biết tới và tiếp cận được với doanh nghiệp của bạn.

3. Tên miền hoá tên miền.

Đây là một trong những biện pháp giúp website của bạn đến được với đọc giả, khách hàng tiềm năng hữu hiệu nhất. Đó chính là việc đăng ký tên miền vây. Cụ thể, cũng là dẫn tới một website nhưng bạn đăng ký nhiều tên miền ở các cấp độ và đuôi khác nhau. Càng có nhiều tên miền thì cơ hội website của bạn được tìm thấy trong kết quả tìm kiếm ở các trang cung cấp công cụ tìm kiếm càng nhiều hơn.

Ví dụ, nếu doanh nghiệp của bạn tên là CKC, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và bạn đăng ký tên miền là www.ckc.com thì chắc rằng ít ai có thể gõ 3 từ ckc vào trang tìm kiếm http://www.google.com để tìm doanh nghiệp của bạn, trừ khi thương hiệu CKC đã nổi tiếng trên toàn cầu. Hoặc nếu nhìn về góc độ chuyên môn thì từ CKC không nói lên điều gì, không biểu thị và cũng chẳng có thông điệp gì nhắn gửi tới đọc giả. Thế nhưng, nếu bạn chọn tên miền là www.ckcfineart.com hay www.ckchandifcraft.com hoặc www.ckc-fineart.comwww.ckc-handifcraft.com thì xác xuất được tìm thấy trong các trang tìm kiếm sẽ cao hơn và chắc rằng cơ hội quảng bá doanh nghiệp của bạn trên toàn cầu cũng sẽ rõ nét hơn.

Tại sao bạn lại phải đăng ký tên miền?

Để trả lời cho câu hỏi đó, các bạn hãy đọc những lời giải thích dưới đây.

Ngày nay việc đầu tư vào thương hiệu rất quan trọng và chi phí cho việc đầu tư sau này sẽ được tính vào giá trị thương hiệu của bạn, do đó đăng ký bảo vệ thương hiệu trên mạng khi đăng ký tên miền là giải pháp hữu hiệu thực hiện đầu tư thương hiệu hiệu quả nhất.

Giả sử 1 công ty không đăng ký tên nhãn hiệu và thương hiệu của mình congty.com, hoặc sanpham.com hay congty.org, congty.biz …v.v sẽ có một số tình huống xảy ra như sau:

*
Khả năng bị mất tên miền: Hầu hết các tổ chức đều muốn đăng ký đúng thương hiệu của họ trên mạng, nếu trên thế giới có nhiều hơn hai tổ chức có tên trùng với công ty bạn thì xác suất để các công ty khác đăng ký trước tên của CONGTY bạn là rất lớn.
*
Khả năng gây nhầm lẫn: Một chủ thể nào đó đăng ký tên của công ty bạn hoặc những tên tương tự với công ty bạn để sử dụng cho mục đích kinh doanh của họ, điều này sẽ gây nhầm lẫn đối với khách hàng và giảm giá trị thương hiệu của CONGTY bạn.
*
Khả năng sử dụng dịch vụ redirect để tiếp thị cho 1 công ty mới chưa có danh tiếng tại thị trường Việt Nam: tức là công ty B mới xâm nhập vào thị trường nên rất ít ngườI biết đến họ, biết được CONGTY A – công ty nổi tiếng và uy tín tại thị trường Việt Nam nhưng lại chưa đăng ký bảo vệ thương hiệu trên mạng. Công ty B đăng ký cả hai tên CONGTY A và CONGTY B, sau đó sử dụng dịch vụ redirect để quảng bá cho công ty công ty B. Nghĩa là công ty B lợi dụng uy tín của công ty A để quảng bá cho mình. Khi khách hàng quan tâm đến CONGTY A muốn vào website để tìm thông tin về công ty A và tìm kiếm công ty A trên trình duyệt Internet.

Tuy nhiên trang Website của công ty A mà họ cần tìm lại giới thiệu về công ty B và công ty B tiếp thị được hình ảnh của nó thông qua tên CONGTY A, cho dù công ty A có uy tín và làm việc lâu năm tại thị trường nội địa cũng đã mất đi một lượng khách hàng quan tâm đến chính mình và khả năng hợp tác cũng như quảng bá tại thị trường nước ngoài.

Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi rút ra từ thực tế, mong sẽ giúp ích phần nào cho các bạn trong chiến lược quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp không chỉ dừng ở phạm vi nội địa khi tận dụng ưu thế vượt trội của ngành công nghệ thông tin.

Bài đăng phổ biến