Thứ Hai, 21 tháng 2, 2011

Chọn tên miền theo từ khóa hay theo thương hiệu?

Rất rất nhiều SEOer cho rằng tên miền là hết sức quan trọng trong SEO. Đặc biệt một tên miền có chứa luôn từ khóa thì không còn gì bằng. Nếu cho bạn một trong hai lựa chọn sau đây bạn sẽ chọn cái nào ?

Rất nhiều bạn mà chúng tôi biết, họ sẽ chọn tên miền có chứa từ khóa để SEO cho dễ (mà thật sự có dễ hay không thì chỉ có người trong cuộc biết). Nhưng cũng có vài bạn chọn tên miền có chứa tên thương hiệu.

Có rất nhiều tranh cãi xoay quanh vấn đề này :

Một bên cho rằng : Sử dụng tên miền chứa từ khóa sẽ giúp bạn nhanh lên hạng hơn, SEO dễ hơn, dễ nhớ hơn… Mặc dù tên thương hiệu không xuất hiện trong tên miền ở các kết quả tìm kiếm nhưng thương hiệu vẫn có thể được bù vào phần title, snippet hoặc khi khách tìm kiếm click vào website sẽ thấy banner, logo diễn tả thương hiệu của website.

Bên kia lại cho rằng : Tên miền chỉ là một trong các yếu tố trong SEO, việc có hay không có từ khóa trong tên miền cũng không hề quan trọng. Với tên miền theo thương hiệu bạn có thể thể hiện được một đẳng cấp riêng, một phong cách riêng, một hình ảnh riêng mà không ai có thể bắt chước được. Bạn có thể xây dựng một thương hiệu đi sâu vào lòng người.

Hai luồng ý kiến hoàn toàn đối nghịch, một bên ủng hộ việc sử dụng tên miền có chứa từ khóa. Một bên tin rằng thương hiệu trong tên miền là điều hêt sức quan trọng. Khó có thể nói bên nào đúng, bên nào sai. Nhưng ở đây chúng ta hãy xét về một khía cạnh khác, đó là tâm lý của SEOer khi chọn tên miền trong khi SEO ? Tại sao tôi lại đặt câu hỏi này? Vì có rất nhiều bạn muốn thể hiện thương hiệu trong tên miền, nhưng lại ngại SEO khó quá, thôi lấy lại một cái tên nào đó có chứa từ khóa SEO cho nó dễ hơn, vượt đối thủ nhanh hơn. Từ đó tên miền được biến tấu vô cùng phong phú. Ví dụ : test.com, test123.com, test-test.com, testest.com ….

Nhưng thực tế sau một thời gian SEO các tên miền có chứa từ khóa ? công việc trở nên chán nản vì SEO hoài mà không lên được top. Trên top, toàn tên miền chứa tên thương hiệu. Vậy là sao ?

Theo riêng bản thân tôi, luôn ủng hộ các bạn làm SEO cho tên miền theo thương hiệu. Đặc biệt là với những từ khóa cạnh tranh khi mà title, snippet, tên miền chứa từ khóa của các đối thủ gần như tương tự nhau, thì cái để customer để ý đến bạn chính là thương hiệu trong tên miền của bạn. Ngoài ra trong giới SEOer mọi người sẽ nhìn bạn bằng con mắt nể phục hơn là những SEOer chọn theo tên miền có chứa từ khóa (mặc dù về level thì chưa chắc SEOer nào cao hơn).

Cuối cùng, thông điệp mà tôi muốn gởi đến các bạn qua bài viết này là : “Tên miền chỉ là một trong những yếu tố trong SEO, còn rất nhiều yếu tố khác có thể bù trừ được vào phần thiếu hụt từ khóa của tên miền. Hãy chọn tên miền theo thương hiệu để thể hiện đẳng cấp của chính bạn.”

6 công cụ giúp bạn chọn tên miền sáng tạo và độc đáo


Trong thời đại công nghệ ngày nay, tất cả đều được bắt đầu từ domain – tên miền. Cho dù bạn đang bắt đầu 1 website mới, viết 1 trang blog cá nhân, phát triển dịch vụ trực tuyến, hoặc thành lập công ty... domain là 1 nhân tố quan trọng và có ảnh hưởng nhất định tới thành công của bạn sau này. Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền đều có công cụ để làm việc này, nhưng lại nảy sinh 2 vấn đề cơ bản khi họ áp dụng.

Thứ nhất, những công cụ này thực chất là những hình thức tự quảng cáo, và mức chi phí khá cao. Những công cụ này sẽ lựa chọn ngẫu nhiên so với từ khóa bạn cung cấp và đưa ra phương án không thực sự phù hợp với người dùng. Điểm bất lợi thứ 2 ở đây là những domain bạn thực sự mong muốn lại nằm trong sự kiểm soát của những nhà cung cấp khác nữa. Ví dụ, bạn dành ra 2 tiếng đồng hồ để tìm được 1 tên miền phù hợp nhất với yêu cầu, nhưng khi tiến hành đăng ký thì domain đó đã bị người khác “nẫng” mất.

Trong phần sau của bài viết, chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận về một số công cụ và dịch vụ trực tuyến có thể giúp bạn tìm, lựa chọn được domain theo ý muốn.

1. Bust A Name:

Bust a Name có thể giúp bạn tìm được những tên miền sáng tạo. Tất cả những gì bạn cần làm là gõ từ khóa có liên quan vào ô tìm kiếm, công cụ sẽ tự động liệt kê ra những phương án phù hợp với người dùng dựa trên từ khóa đó. Ngoài ra, bạn còn có thêm những lựa chọn khác như tiền tố, hậu tố... Các phần mở rộng được liệt kê ở đây bao gồm: .com, .net, .org, .info và .biz, bên cạnh đó còn có những lựa chọn dành cho các đối tác, thị trường saleresale:

Dịch vụ này khá đơn giản, dễ sử dụng, không yêu cầu đăng ký hoặc đăng nhập.

2. Domainr:

Đây có thể coi là 1 trong những công cụ tốt nhất để tìm tên miền đặc biệt hiện nay, có vẻ giống với những domain sau khi được rút gọn. Bạn chỉ việc gõ vào ô gợi ý những ký tự bất kỳ, Domainr sẽ chèn 1 dấu chấm vào giữa:

3. Domize:

Công cụ tiếp theo được đề cập đến tại đây là Domize, mỗi khi bạn điền từ khóa bất kỳ vào ô tìm kiếm, hệ thống sẽ tự động liệt kê ra các phương án phù hợp:

Domize dễ dàng cho bạn biết tên miền nào đã được đăng ký hoặc đang trong tình trạng resale. Tại đây, người sử dụng có thể trực tiếp đăng ký qua đường dẫn của nhà cung cấp.

4. Domain Typer:

Cũng tương tự như trên, Domain Tyler sẽ đưa ra các lựa chọn phù hợp khi bạn gõ từ khóa:

Mặc dù người sử dụng có thể thêm các phần mở rộng vào đằng sau, những tên miền TLD (Top Level Domain) cũng được hiển thị đi kèm. Các nhà cung cấp như Godaddy, Netfirms... cũn được liệt kê đi kèm với giá cả chi tiết, và những thông tin này khá chính xác.

5. Suggest.Name:

1 trong những dịch vụ khá thú vị và hấp dẫn, dựa vào những tiền tố và hậu tố bạn mong muốn, điền vào ô PrefixSuffix, sau đó kết hợp lại và đưa ra phương án phù hợp:

Khi lựa chọn được tên phù hợp, nhấn nút Check để kiểm tra thông tin cụ thể, tính năng này được thực hiện bởi Dotster.

6. Dot-O-Mator:

Với cách thực hiện gần như y hệt với dịch vụ trên. Một điểm lợi thế khác ở đây là người dùng có thể áp dụng Web 2.0 Domain name Generator để tìm gợi ý ngẫu nhiên với tên miền mong muốn.

Hy vọng những công cụ cung cấp bên trên có thể giúp các bạn khắc phục phần nào công đoạn tìm và đăng ký tên miền theo ý muốn. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người trong mục góp ý dưới đây. Chúc các bạn thành công!


T.Anh (theo Make Tech Easier)-QuanTriMang

Cách chọn tên miền cho trang web của bạn

Mục đích chính của tên miền là để cung cấp một hình thức đại diện, hay nói cách khác, dùng những tên dễ nhận biết, thay cho những tài nguyên Internet mà đa số được đánh địa chỉ bằng số. Cách nhìn trừu tượng này cho phép bất kỳ tài nguyên nào (ở đây là website) đều có thể được di chuyển đến một địa chỉ vật lý khác trong cấu trúc liên kết địa chỉ mạng, có thể là toàn cầu hoặc chỉ cục bộ trong một mạng intranet, mà trên thực tế là đang làm thay đổi địa chỉ IP. Việc dịch từ tên miền sang địa chỉ IP (và ngược lại) do hệ thống DNS trên toàn cầu thực hiện.

Nếu bạn có công ty và muốn mở rộng kinh doanh trực tuyến, tên miền là phần quan trọng nhất trong việc xây dựng hình ảnh công ty. Một tên miền đẹp sẽ bao gồm rất nhiều điều, bao gồm:

• Bảo vệ thương hiệu, sản phẩm của bạn

• Có thể dễ dàng tìm kiếm tên, địa chỉ trang web công ty trong các công cụ tìm kiếm

• Có khả năng cung cấp cho bạn địa chỉ email của người dùng

Điều này giải thích tại sao nó rất quan trọng khiến bạn phải mất thời gian cho nó và có thể là mất một số tiền để tìm kiếm và đăng ký tên miền phù hợp.

Các gợi ý để có được một tên miền đẹp

Tên miền, được biết đến với tên web hoặc địa chỉ URL, nên bao gồm càng nhiều tên công ty của bạn hoặc tên sản phẩm càng tốt với số lượng ký tự càng ít càng tốt. Hãy nhớ rằng, bạn muốn mọi người biết đến mình càng nhiều càng tốt và tên miền dễ nhận biết đóng một vai trò lớn trong việc này. Nếu công ty của bạn dễ nhận biết, bao gồm trong địa chỉ URL (bạn có thể mua tên miền từ một công ty khác hoặc đăng kí thương hiệu). Nếu công ty của bạn có tên khó nhớ hoặc bao gồm tiều từ hoặc tên, bạn nên cân nhắc tới số lượng từ nên để trong địa chỉ URL của mình, và những ký tự này phải thật đặc biệt, quan trọng.

Nếu bạn đang tìm kiếm một tên miền phù hợp với tên hiện tại của công ty bạn, điều đầu tiên cần làm là xác định mọi người thấy gì mỗi khi tìm tên công ty của bạn. Nếu bạn sở hữu một công ty có tên “Example Corporation”, vì vậy, tên miền lý tưởng nên là Example.com hoặc examplecorporation.com. Nếu công ty của bạn có tên “The Example Corporation of America” thì bạn có thể đặt tên miền của mình là exampleamerica.com, hoặc cũng có thể ngắn gọn là examplecorp.com.

Mỗi khi cân nhắc về một tên miền, tốt hơn hết là bạn nên tránh sử dụng gạch ngang trong tên miền của mình. Mặc dù có sử dụng gạch ngang thì vẫn có thể chấp nhận và sử dụng được nhưng nó lại khiến tên miền công ty bạn trở nên khó có thể tìm kiếm hơn. Nếu bạn chọn example-america.com, bạn sẽ có nguy cơ mất đi rất nhiều khách hàng về trang exampleamerica.com bởi nhiều người không biết có gạch nối trong tên miền công ty của bạn. Nếu có thể, tốt hơn hết là bạn nên đăng ký cả 2 dạng và cũng như suy nghĩ của mọi người bởi bó sẽ giúp người dùng và các công cụ tìm kiếm phân biệt được hai từ khóa riêng biệt. Từ đó, Web site của bạn sẽ có độ tin cậy cao hơn khi người dùng tìm kiếm những từ khóa này.

Một việc khác cần phải chú ý là cố gắng và đăng ký tên miền với một địa chỉ “.com” thay vì đăng ký địa chỉ “.org” hoặc “.net”. Hầu hết mọi người cho rằng bất kì tên miền của doanh nghiệp đều mang địa chỉ .com vì vậy nếu bạn chọn tên miền “.org”, vì dụ như example.org, bạn có thể mất một số lượng lớn khách truy cập vào trang web example.com.

Xin giới thiệu qua về ý nghĩa của các đuôi tên miền này:

• .com (commercial) thường dùng cho các hoạt động thương mại, được sử dụng rộng rãi nhất và cũng là tên miền được các tìm kiếm lưu trữ nhiều nhất, rất phù hợp với các doanh nghiệp kinh doanh.

• .net (network) ban đầu được sử dụng cho các đơn vị tổ chức hoạt động trên lĩnh vực mạng ví dụ như các nhà cung cấp dịch vụ Internet.

• .org (organization) dành cho các tổ chức đoàn thể.

Vẫn còn một số những đuôi tên miền có lượng sử dụng cao như “.info”, “.me”… Số lượng khách truy cập bị mất do gõ tên miền sai cũng là một lý do khiến bạn nên sử dụng những đuôi tên miền này cho trang web của bạn. Lý do chính khiến bạn nên tránh những đuôi tên miền trên, trừ “.com” là các công cụ tìm kiếm thường đặt vị trí ưu tiên cho các trang như examplecorporation.com hơn là trang examplecorporation.info nếu ai đó gõ từ “example corporation” trong công cụ tìm kiếm. Rất dễ để có thể tìm kiếm!

Nếu tên công ty của bạn ngắn hoặc sử dụng những từ thông dụng, lúc này sẽ khó hơn cho bạn tìm kiếm một tên miền “.com”. Trong trường hợp này, bạn có thể phải sáng tạo một chút. Ví dụ, công ty bạn tên là Revive với sản phẩm chính là nước uống. Giả định sẽ rất khó trong việc tìm một tên miền revive.com, bạn có thể đăng ký revivedrinks.com (drink – nước uống). Khi thêm một từ vào tên công ty, hãy chú ý tới những sản phẩm hoặc mục tiêu hướng tới của công ty bạn. nếu công ty Revive có định hướng lấn sang lĩnh vực đồ ăn nhanh, bạn cũng có thể đặt tên miền cho công ty là revivefoods.com.

Ngoài ra, cách tốt nhất cho bạn khi băn khoăn về đăng ký tên miền cho công ty của mình, bạn nên ghi ra tất cả những cái tên mà bạn có thể nghĩ ra trước khi xác định một tên chính thức, hãy tìm kiếm thử trên công cụ tìm kiếm để xem đã có ai sở hữu nó chưa và cách liên hệ với họ nếu bạn có ý định mua lại tên miền này.

Sau khi đã có ý tưởng rõ ràng về một tên miền đáp ứng được nhu cầu, sở thích của bạn, bước tiếp theo là tìm kiếm tên miền này và đăng kí.

Bước đầu tiên là bạn nên tìm kiếm, kiểm tra xem tên miền bạn đang muốn đăng kí đã có hay chưa. Có rất nhiều dịch vụ có thể giúp bạn như GoDaddy.com – với nhiều năm kinh nghiệm hoặc Register.com hay Dotster.com. Những trang web này sẽ cho phép bạn biết được tên miền yêu thích của bạn đã có hay chưa. Nếu chưa có, dịch vụ đăng kiểm sẽ tư vấn cho bạn.

Thêm vào đó, rất nhiều tên miền được sở hữu bởi một số người nhưng lại không hoạt động và bạn có thể mua lại những trang này. Những tên miền không được sử dụng được những người được gọi là “parked” domain, đôi khi có thể mua lại từ họ. Trong trường hợp ứng dụng đăng kiểm không đưa ra kết quả về tên miền mà bạn lựa chọn khi tìm kiếm, không vấn đề gì. Trước tiên, truy cập trực tiếp vào miền với trình duyệt web. Nếu là một parked domain, sẽ có một thông báo hiển thị cho bạn biết: “tên miền này là để bán”. Một trang khác giúp bạn kiểm tra là Sedo.com, nơi có rất nhiều người sở hữu các tên miền cũ và sẵn sàng bán. Bạn cũng có thể liên hệ với người sở hữu tên miền bạn muốn thông qua BetterWhois.com và gửi email trực tiếp cho họ.

Chú ý: GoDaddy.com có công cụ tìm kiếm cực kì mạnh, giúp tìm kiếm từ rất nhiều loại tên miền trong danh sách của bạn chỉ trong một bước. Rất đơn giản!

Đăng ký một tên miền

Điều đầu tiên bạn phải là sau khi đã quyết định sử dụng một tên miền là mua ngay, thật nhanh trước khi có ai đó mua trước bạn. Tất cả những trang web đã nêu ở trên (GoDaddy.com, Register.comDotster.com) rất sẵn sàng hợp tác bán lại cho bạn tên miền bạn muốn nếu nó có thể sử dụng được. Trong một số trường hợp, họ thậm chí còn cung cấp cho bạn nơi lưu trữ tên miền cũng như hạ giá bán cho bạn. Hãy nhớ rằng, tên miền chỉ là cách để tìm thấy thông tin về công ty bạn, bạn vẫn phải lưu các file của trang web ở một nơi nào đó trên Internet. Điều này được gọi là webhosting – cho thuê host. Các cơ quan, tổ chức cho phép đăng ký và quản lý tên miền không phải nơi tốt nhất để bạn lưu lại cơ sở dữ liệu của trang web, nếu muốn, bạn vẫn có thể nói với họ.

Hầu hết các trang web đăng kí tên miền chính đều có các thủ tục rất đơn giản mỗi khi bạn có nhu cầu. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó bạn thấy quá trình này nằm ngoài khả năng của mình, bạn có thể nhờ ai đó đăng kí hộ. Mặc dù vậy, bạn phải chắc chắn rằng người này phải thực sự đáng tin cậy và có thể giữ bí mật những thông tin kinh doanh quan trọng.

Khi đăng kí một tên miền, nhà đăng kiểm sẽ yêu cầu cung cấp thông tin liên lạc đối của 3 người: thông tin liên lạc của kỹ thuật viên, thông tin liên lạc của người quản trị và thông tin liên lạc của người đăng kí. Nếu bạn tự làm việc này, bạn có thể đăng kí thông tin của mình cho cả 3 mục trên. Nếu ai đó làm hộ bạn, hãy nhớ rằng bạn là người quản trị và người đăng kí còn họ là kỹ thuật viên. Điều này rất quan trọng và điều quan trọng nhất là thông tin liên lạc. Nếu bạn cho phép một tổ chức thứ 3 đại diện cho cả 3 điều trên, họ có thể kiểm soát, quản lý tên miền của bạn và thực sự điều này không tốt chút nào cả. Điều này có thể cho phép họ kiểm soát hoàn toàn trang web của bạn nếu có xảy ra tranh chấp. Đã có nhiều trường hợp xảy ra như vậy, vì vậy bạn nên đặc biệt chú ý tới điều này.

Cuối cùng, tên miền cần được làm mới làm mới hàng năm, nhưng bạn cũng có thể nới rộng thời gian làm mới lại. Tốt nhất, bạn nên bỏ ra 10 năm. Khoảng thời gian này không chỉ bảo vệ tên miền của bạn trong vòng 10 năm mà còn khiến các công cụ tìm kiếm tin tưởng và hiển thị đây là một địa chỉ tốt mỗi khi có ai đó tìm kiếm cũng như nâng cao uy tín công ty bạn. Nhà đăng ký thường cung cấp hợp đồng đăng ký dài hạn. Nếu khoảng thời gian 10 năm tiêu tốn quá nhiều tiền của bạn, hãy rút gọn lại 5 năm hoặc 3 năm. Hơn nữa, thời gian làm mới càng ngắn, càng ít khả năng bạn sẽ không quên làm mới.

Hãy thoải mái trong việc lựa chọn nhưng hãy xác định kỹ mỗi tìm kiếm một tên miền tốt, đẹp cho công ty bạn.

Nguồn: Quantrimang



Cách chọn tên miền cho website của bạn - thủ thuật domains


Chọn tên miền là việc rất quan trọng, cơ bản đầu tiên bạn phải nghĩ đến trước khi bắt tay vào chiến dịch quảng bá Web. Rất nhiều người bối rối và bỡ ngỡ trong việc chọn cho mình một tên miền hợp ý, ý nghĩa. Tùy theo mục đích của Website mà bạn thiết kế mà bạn có những chỉ tiêu chọn tên miền riêng.

Có những người làm Blog cá nhân chỉ chọn đơn giản và nhanh gọn tên miền trùng với tên riêng hay họ của mình. Trong lĩnh vực kinh doanh tên miền còn liên quan tới thương hiệu. Mình không phải chuyên gia về thương hiệu nên xin mời bạn tham khảo các tài liệu ở cuối bài viết để biết thêm về thương hiệu.
Trong bài viết này mình chỉ đề cập tới việc chọn tên miền dưới góc độ SEO - quảng bá Web, sau đây làm một số lời khuyên cho bạn khi chọn tên miền

Tên miền ngắn và dễ đọc, dễ nhớ

Nguyên tắc cơ bản là tên miền càng ngắn càng tốt. Vì sao ? Một tên miền ngắn thì luôn dễ nhớ hơn là một tên miền dài không có vần điệu. Vì thế bạn luôn tránh chọn những tên miên dài, khó đọc và dễ gây nhầm lẫn.

Hãy chọn một tên miền nắng mà khách hàng hoặc khách viếng thăm sẽ gán nó với nội dung của Website.

Tên công ty và thương hiệu

Nếu có thể, hãy đăng ký tên công ty của bạn như tên miền chính và đắt đó là đường dẫn URL chính. Đó là điều mà các Website thường làm nếu bạn để ý. Tiếp đó bạn có thể thêm các dịch vụ, sẩn phẩm trong phần URL mở rộng.

Từ khóa trong tên miền

Nếu có thể, bạn nên thêm trong tên miền của mình các từ khóa liên quan tới nội dung hay dịch vụ của trang Web cũng như những hoạt động cua công ty. Vì khi khách hàng tìm kiếm các từ khóa liên quan đó trên công cụ tìm kiếm, họ sẽ nhiều khả năng rơi và Website của bạn với đường dẫn URL chứa các từ khóa nói trên.

Gạch ngang trong tên miền

Bạn đừng ngại tên miền có từ gạch ngang “-” dạng NGUYEN Hoai Nam - Nguyá»…n Hoà i Nam, tên miền dạng này cho phép bạn ngăn cách hai từ khóa. và giúp người dùng và các công cụ tìm kiếm phân biệt được hai từ khóa riêng biệt. Từ đó Web site của bạn sẽ có độ tin cậy cao hơn khi người dùng tìm kiếm những từ khóa đó.

nói như vậy không có nghĩa là tôi khuyên bạn chọn tên miền có gạch ngang. Vì rất nhiều khi người dùng quên mất gạch chân này. Vì thế tùy thuộc vào tên bạn chọn và xem tên miền đã bị mua hay chưa mà quyết định cụ thể.

Đuôi mở rộng tên miền hay tên miền quốc gia

Một trong những vấn đề mà người mua thường lưỡng lự nhiều nhất là chọn đuổi mở rộng như thế nào.
Các thống kế cho thấy tên miền “.com” được sử dụng rộng rãi nhất và cũng là tên miền được các tìm kiếm lưu trữ nhiều nhất, tiếp đó là “.net” và “.org”.

Xin nhắc lại đôi chút về ý nghĩa của các tên miền mở rộng này :

.com (commercial) thường dùng cho các hoạt động thương mại.

.net (network) ban đầu được sử dụng cho các đơn vị tổ chức hoạt động trên lĩnh vực mạng ví dụ như các nhà cung cấp dịch vụ Internet.

.org (organization) dành cho các tổ chức đoàn thể.

Tuy nhiên từ khi các tên miền này được mở cho các cá nhân thì các hoạt động trên các tên miền này rất đa dạng, không nhiết thiết liên quan tới dự kiến sử dụng ban đầu.

Tên miền cho các hoạt động, dịch vụ tại địa phương

Giờ quay trở lại vấn đề chính, nếu ai đó không thể đăng ký tên miền “.com” nhưng lại tìm thấy tên miền “.net”, “.org” hay các tên miền quốc gia khác (như “.vn”, “.uk”, “.fr”, “.us” hay “.de”), thì bạn sẽ nghĩ ngay rằng họ sẽ mua một trong các tên miền này, phải không ?

Câu trả lời không giống những gì bạn suy nghĩ. Cứ hình dung một trang Web thuơng mại hoạt động tại một địa phương nào đó, ví dụ công ty giới thiệu việc làm tại Hà Nội hay một công ty phân phối Gaz tại Thành phố Hồ Chí Minh thì một tên miền quốc gia sẽ tốt hơn cho họ. Bởi vì người dùng ở Việt Nam sẽ hiểu rằng bạn hoạt động tại đạ phương mà họ cần dịch vụ của bạn. Bản thân Google cũng ưu tiên các tên miền địa phương cho các dịch vụ tìm kiếm địa phương. Ví dụ ai đó tìm kiếm nguồn cung cấp Gaz ở Việt Nam thì tất nhiên người ta sẽ không thể chọn trang Web với tên miền từ Mỹ (”.us”) thậm chí cả “.com”. Và Google hiểu điều này.

Các hoạt động và giao dịch quốc tế

Tuy nhiên nếu bạn cần một trang Web, giao dịch thương mại với nguồn truy cập quốc tế, thì sẽ phức tạp hơn vì có rất nhiều trường phái xoay quanh vấn đề này. Mình xin trích ra một vài ví dụ.

Đuôi mở rộng không quan trọng

Trường phái thứ nhất cho rằng việc quan trọng là bạn có một tên miền dạng “website-vietnam”, còn lại thì phần đuôi mở rộng có thể là “.net”, “.org” hay tên miền quốc gia nào khác. Bởi đơn giản là bạn đã không thể chọn tên miền với đuôi mở rộng như mong muốn ban đầu. Tuy nhiên, như nêu ở trên, tên miền dạng “www.website-vietnam.fr” thì làm cho người dùng hiểu nhầm là dịch vụ của bạn đặt tại Pháp. mà các bạn còn nhớ rapidshare với phần đuôi mở rộng “.de” và sau này đuổi thành “.com” khi nguồn truy cập đến từ mọi nơi trên thế giới chứ ?

Đuôi mở rộng .Net và .Org

Trường phái thứ hai cho rằng tên miền “.net” và “.org” tạm thời chấp nhận được? Ví dụ, đuôi mởi rộng “.org”sẽ miêu tả tính chấtphi lợi nhuận của tổ chứ đó. Có lẽ vì vậy mà diễn đàn tin học Free for Vietnamese đã chọn còn vietSEO với tính chất là dịch vụ quảng bá Web liên quan tới mạng nên hài lòng với phần đuôi mở rộng “.net”.

Tên miền .com hoặc không tên miền nào hết

Một trường phái khác chỉ chọn tên miền “.com” hoặc là không tên miền nào hết. Lập luận đằng sau nằm ở thuật toán sử dụng để xác định địa chỉ một trang Web. Khi một người dùng thường đánh địa chỉ một website vào trinh duyệt thiếu phần đuôi mở rộng, ví dụ “ddth”, chức năng tìm kiếm của trình duyệt sẽ tìm đến các tên miền “.com” đầu tiên trước khi chuyển đến “.net”, vv… Thậm chí rất nhiều người còn gõ thẳng “ddth.com” trước khi sử dụng chức năng tìm kiếm (để tìm ra tên miền ddth.net chẳng hạn). Bởi vậy, bạn sẽ giúp mang lại khác hàng cho đối thủ khi mà bạn không sở hữu tên miền “.com”. Và đó là lập luận của những người theo trường phái này : Một tên miền “.com” hay hơn là “.net” và “.org”.

Tên miền Việt nam, giá cả và thủ tục

Một trong những lý do đối với người Việt Nam mình đó là giá tiền và pháp lý. Để sở hữu tên miền Việt Nam “.vn” bạn phải đóng phí đắt hơn nhiều và thủ tục đăng ký quyền sở hữu cũng phức tạp hơn các tên miền quốc tế. Hi vọng mọi thứ sẽ được đơn giản với giá cả hợp lý hơn so với mặt bằng chung quốc tế.

Thủ thuật chọn tên miền cho website của bạn



Chọn tên miền là việc rất quan trọng, cơ bản đầu tiên bạn phải nghĩ đến trước khi bắt tay vào chiến dịch quảng bá website. Rất nhiều người bối rối và bỡ ngỡ trong việc chọn cho mình một tên miền có ý nghĩa và hợp ý mình. Tùy theo mục đích của Website mà bạn có những chỉ tiêu chọn tên miền riêng.


Có những người làm Blog cá nhân chỉ chọn đơn giản và nhanh gọn tên miền trùng với tên riêng hay họ của mình. Trong lĩnh vực kinh doanh tên miền còn liên quan tới thương hiệu. Mình không phải chuyên gia về thương hiệu nên xin mời bạn tham khảo các tài liệu ở cuối bài viết để biết thêm về thương hiệu.

Trong bài viết này mình chỉ đề cập tới việc chọn tên miền dưới góc độ SEO - quảng bá Web, sau đây làm một số lời khuyên cho bạn khi chọn tên miền

Tên miền ngắn và dễ đọc, dễ nhớ

Nguyên tắc cơ bản là tên miền càng ngắn càng tốt. Vì sao ? Một tên miền ngắn thì luôn dễ nhớ hơn là một tên miền dài không có vần điệu. Vì thế bạn luôn tránh chọn những tên miền dài, khó đọc và dễ gây nhầm lẫn. Hãy chọn một tên miền ngắn mà khách hàng hoặc khách viếng thăm sẽ gán nó với nội dung của Website.

Tên công ty và thương hiệu

Nếu có thể, hãy đăng ký tên miền tên công ty của bạn như tên miền chính và đắt đó là đường dẫn URL chính. Đó là điều mà các Website thường làm nếu bạn để ý. Tiếp đó bạn có thể thêm các dịch vụ, sản phẩm trong phần URL mở rộng.

Từ khóa trong tên miền

Nếu có thể, bạn nên thêm trong tên miền của mình các từ khóa liên quan tới nội dung hay dịch vụ của trang Web cũng như những hoạt động cua công ty. Vì khi khách hàng tìm kiếm các từ khóa liên quan đó trên công cụ tìm kiếm, họ sẽ nhiều khả năng rơi và Website của bạn với đường dẫn URL chứa các từ khóa nói trên.

Gạch ngang trong tên miền

bạn đừng ngại tên miền có từ gạch ngang “-” dạng
www.website-vietnam.com, tên miền dạng này cho phép bạn ngăn cách hai từ khóa. và giúp người dùng và các công cụ tìm kiếm phân biệt được hai từ khóa riêng biệt. Từ đó Website của bạn sẽ có độ tin cậy cao hơn khi người dùng tìm kiếm những từ khóa đó.

Nói như vậy không có nghĩa là tôi khuyên bạn chọn tên miền có gạch ngang. Vì rất nhiều khi người dùng quên mất gạch chân này. Vì thế tùy thuộc vào tên bạn chọn và xem tên miền đã bị mua hay chưa mà quyết định cụ thể.

Đuôi mở rộng tên miền hay tên miền quốc gia

Một trong những vấn đề mà người mua thường lưỡng lự nhiều nhất là chọn đuổi mở rộng như thế nào.Các thống kế cho thấy tên miền “.com” được sử dụng rộng rãi nhất và cũng là tên miền được các tìm kiếm lưu trữ nhiều nhất, tiếp đó là “.net” và “.org”.

Xin nhắc lại đôi chút về ý nghĩa của các tên miền mở rộng này :

.com (commercial) thường dùng cho các hoạt động thương mại.
.net (network) ban đầu được sử dụng cho các đơn vị tổ chức hoạt động trên lĩnh vực mạng ví dụ như các nhà cung cấp dịch vụ Internet.
.org (organization) dành cho các tổ chức đoàn thể.

Tuy nhiên từ khi các tên miền này được mở cho các cá nhân thì các hoạt động trên các tên miền này rất đa dạng, không nhiết thiết liên quan tới dự kiến sử dụng ban đầu.

Tên miền cho các hoạt động, dịch vụ tại địa phương

Giờ quay trở lại vấn đề chính, nếu ai đó không thể đăng ký tên miền “.com” nhưng lại tìm thấy tên miền “.net”, “.org” hay các tên miền quốc gia khác (như “.vn”, “.uk”, “.fr”, “.us” hay “.de”), thì bạn sẽ nghĩ ngay rằng họ sẽ mua một trong các tên miền này, phải không ?

Câu trả lời không giống những gì bạn suy nghĩ. Cứ hình dung một trang Web thuơng mại hoạt động tại một địa phương nào đó, ví dụ công ty giới thiệu việc làm tại Hà Nội hay một công ty phân phối Gas tại Thành phố Hồ Chí Minh thì một tên miền quốc gia sẽ tốt hơn cho họ. Bởi vì người dùng ở Việt Nam sẽ hiểu rằng bạn hoạt động tại đạ phương mà họ cần dịch vụ của bạn. Bản thân Google cũng ưu tiên các tên miền địa phương cho các dịch vụ tìm kiếm địa phương. Ví dụ ai đó tìm kiếm nguồn cung cấp Gaz ở Việt Nam thì tất nhiên người ta sẽ không thể chọn trang Web với tên miền từ Mỹ (”.us”) thậm chí cả “.com”. Và Google hiểu điều này.

Các hoạt động và giao dịch quốc tế

Tuy nhiên nếu bạn cần một trang Web, giao dịch thương mại với nguồn truy cập quốc tế, thì sẽ phức tạp hơn vì có rất nhiều trường phái xoay quanh vấn đề này. Mình xin trích ra một vài ví dụ.

Đuôi mở rộng không quan trọng

Trường phái thứ nhất cho rằng việc quan trọng là bạn có một tên miền dạng “website-vietnam”, còn lại thì phần đuôi mở rộng có thể là “.net”, “.org” hay tên miền quốc gia nào khác. Bởi đơn giản là bạn đã không thể chọn tên miền với đuôi mở rộng như mong muốn ban đầu. Tuy nhiên, như nêu ở trên, tên miền dạng “www.website-vietnam.fr” thì làm cho người dùng hiểu nhầm là dịch vụ của bạn đặt tại Pháp. mà các bạn còn nhớ rapidshare với phần đuôi mở rộng “.de” và sau này đuổi thành “.com” khi nguồn truy cập đến từ mọi nơi trên thế giới chứ ?

Đuôi mở rộng .Net và .Org

Trường phái thứ hai cho rằng tên miền “.net” và “.org” tạm thời chấp nhận được? Ví dụ, đuôi mở rộng “.org”sẽ miêu tả tính chấtphi lợi nhuận của tổ chứ đó.

Tên miền .com hoặc không tên miền nào hết

Một trường phái khác chỉ chọn tên miền “.com” hoặc là không tên miền nào hết. Lập luận đằng sau nằm ở thuật toán sử dụng để xác định địa chỉ một trang Web. Khi một người dùng thường đánh địa chỉ một website vào trinh duyệt thiếu phần đuôi mở rộng, ví dụ “ddth”, chức năng tìm kiếm của trình duyệt sẽ tìm đến các tên miền “.com” đầu tiên trước khi chuyển đến “.net”, vv…Bởi vậy, bạn sẽ giúp mang lại khác hàng cho đối thủ khi mà bạn không sở hữu tên miền “.com”. Và đó là lập luận của những người theo trường phái này : Một tên miền “.com” hay hơn là “.net” và “.org”.

Tên miền Việt nam, giá cả và thủ tục

Một trong những lý do đối với người Việt Nam mình đó là giá tiền và pháp lý. Để sở hữu tên miền Việt Nam “.vn” bạn phải đóng phí đắt hơn nhiều và thủ tục đăng ký quyền sở hữu cũng phức tạp hơn các tên miền quốc tế. Hi vọng mọi thứ sẽ được đơn giản với giá cả hợp lý hơn so với mặt bằng chung quốc tế.

Bài đăng phổ biến