Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011

Để kinh doanh trực tuyến không mắc phải sai lầm

Để kinh doanh trực tuyến không mắc phải sai lầm
Khi bắt đầu khởi sự một doanh nghiệp trực tuyến, rất nhiều người mắc sai lầm rồi dễ dàng từ bỏ và cho rằng những doanh nghiệp trực tuyến không thể tồn tại bề vững một cách chân chính.


Thực tế, chỉ cần tránh một số lỗi sau đây thì một doanh nghiệp trực tuyến hoàn toàn có khả năng tồn tại, phát triển, và gặt hái thành công:


1. Đứng núi này trông núi nọ

Khi bắt đầu bạn nên kiên trì với mục tiêu ban đầu đã lựa chọn mới có hy vọng sinh lời trên đường dài. Hãy tập trung vào mục tiêu và tầm nhìn này cho dù bạn phải trải qua những ngày khó khăn nhất. Nếu bạn giàn trải nguồn lực vào nhiều mục tiêu cùng lúc bạn sẽ không thể thỏa mãn khách hàng và nhanh chóng cạn nguồn lực. Một khi đã đứng vững một lĩnh vực nào đó, bạn có thể mở rộng hoạt động sang lĩnh vực phụ cận hay có thể thuê những nguồn lực bên ngoài giải quyết phần nào công việc.


3. Cố gắng nhồi nhét quá nhiều kiến thức cùng lúc

Nhiều người nhầm tưởng rằng đây là một cách tích cực khi tham khảo tất cả những gì có thể. Hãy chọn ra một hoặc hai tấm gương để học hỏi. Thực hiện những điều mà bạn học được từ họ, và khi đạt được những kĩ năng đó bạn có thể tiếp tục theo học một khóa học, một chương trình tiếp theo nào đó cũng chưa muộn. Nếu bạn học hỏi và nhồi nhét quá nhiều thứ cùng một lúc, bạn sẽ bị quá tải và không thể hành động vì sẽ không biết nên bắt đầu từ đâu?

2. Cố gắng "ôm" nhiều việc cùng một lúc

Với một doanh nghiệp trực tuyến, bạn phải tiến hành từng bước từng bước nhỏ mà vững chắc. Có rất nhiều lĩnh vực dịch vụ với hình thức doanh nghiệp trực tuyến sẽ cám dỗ và nếu bạn cố gắng để chinh phục tất cả số đó cùng lúc thì bạn sẽ mất tập trung, mất tập trung và dẫn tới thất bại. Hãy đề ra và cố gắng đạt được những mốc nho nhỏ và đừng ảo tưởng về một thành công vang dội ngay từ đầu.


4. Cho rằng doanh nghiệp trực tuyến không giống những doanh nghiệp "ngoại tuyến" và không cần phải xác định mục tiêu

Các cụ đã dạy: "Nếu anh không thể biết nơi anh muốn đến thì anh không thể tới được đó." Hãy nghiêm túc với doanh nghiệp của mình. Đưa ra các chỉ tiêu phấn đấu hàng tuần, hàng tháng, hàng năm. Thậm chí cả lịch làm việc hàng ngày cho chính bản thân bạn. Bằng cách này bạn sẽ biết bạn làm được và chưa làm được điều gì sau mỗi ngày làm việc. Đặt chế độ nhắc nhở cho mỗi nhiệm vụ để có thể giúp bạn hành động theo đúng kế hoạch.


5. Nghĩ quá nhiều về tiền bạc

Khi khởi sự một doanh nghiệp trực tuyến, nghĩ quá nhiều về vấn đề doanh thu và lợi nhuận sẽ gây căng thẳng cho bạn và khiến cho công việc của bạn mất thú vị. Hãy nghĩ đến lí do thật sự mà bạn muốn làm công việc này, hãy nghĩ đến lợi ích của khách hàng trước tiên nếu muốn doanh nghiệp của bạn có thể tồn tại lâu dài. "Tiền" sẽ đến khi bạn chinh phục được khách hàng. Khi bạn có khả năng cung cấp những dịch vụ tuyệt vời nhất, khách hàng chắn chắn sẽ hài lòng và muốn tiếp tục làm việc với bạn. Hãy chân thực và là chính mình, vì sớm muộn gì mọi người cũng sẽ thấy được "con người thật" của doanh nghiệp của bạn.


Nếu có thể tránh được 5 "lỗi" trên đây khi bắt đầu một doanh nghiệp trực tuyến, "cuộc đi tìm vàng" của bạn hứa hẹn sẽ có nhiều thú vị. Hãy tập trung, rồi đầu tiên là đưa ra những đích phấn đấu vừa sức mình, lựa chọn những tấm gương phù hợp để học tập và chinh phục bằng được mục đích đó (rất nhiều người chỉ muốn "xôi thịt"). Hơn hết là hãy ...biết "thưởng thức" công việc của chính mình! Luôn nhớ rằng, không có đáng giá mà lại có thể đến một cách dễ dàng! Và quan trọng nhất là: Hãy hành động ngay!


IctNews

Người tiêu dùng trực tuyến tin vào điều gì?

Người tiêu dùng trực tuyến tin vào điều gì?

Khảo sát được tiến hành trên 1,000 người tiêu dùng đã mua hàng trực tuyến chỉ ra rằng 46% tin vào giới thiệu từ bạn bè, trong khi đó 47% tìm kiếm thông tin bình luận, đánh giá của những khách hàng khác trên internet trước khi ra quyết định.

Người mua hàng trực tuyến tin tưởng vào lời bình luận, đánh giá của những người không quen biết hơn là những đề nghị từ bạn bè, theo kết quả một khảo sát gần đây.


“Thương mại xã hội: Cuộc trò chuyện của người tiêu dùng”, một báo cáo mới nhất từ Ripple6 – nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội và tập đoàn e-tailing phát hiện ra rằng người tiêu dùng mua hàng qua internet đều bị ảnh hưởng bởi các trang mạng xã hội và những cuộc chuyện trò với bạn bè. Tuy nhiên ý kiến đánh giá của người không quen biết sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn tới quyết định của người tiêu dùng so với đề nghị từ bạn bè.

Khảo sát được tiến hành trên 1,000 người tiêu dùng đã mua hàng trực tuyến chỉ ra rằng 46% tin vào giới thiệu từ bạn bè, trong khi đó 47% tìm kiếm thông tin bình luận, đánh giá của những khách hàng khác trên internet trước khi ra quyết định.

Những người này cũng tìm kiếm ý kiến từ phía các chuyên gia (43%), từ những người được xem như “giống họ” (40%) và các công cụ so sánh sản phẩm (38%) để đưa ra quyết định lựa chọn sản phẩm.

2/3 (67%) người được hỏi trả lời là họ dành ra ít nhất 1 giờ mỗi tuần trên các trang mạng cộng đồng như Facebook và MySpace. 43% cho biết là họ đã mua sản phẩm khi đọc thông tin trên những trang này. 65% thấy được lợi ích khi kết nối trực tiếp với những khách hàng cùng mua những sản phẩm tương tự.

Đại diện từ Ripple6 và tập đoàn e-tailing tin là những kết quả này chỉ ra rằng người tiêu dùng thực sự mong muốn tìm kiếm và chia sẻ những nhận xét và ý kiến về sản phẩm trên các mạng cộng đồng ảo. Sang Kim, CEO của Ripple6 cho biết “Cuộc khảo sát này khẳng định rằng hầu hết những thông tin khách hàng cho là có giá trị đều xuất phát từ cộng đồng.”

Nhưng bạn bè vẫn giữ một vai trò quan trọng ảnh hưởng tới quyết định của người tiêu dùng. 83% cho biết họ sẵn sàng chia sẻ thông tin về sản phẩm đã mua với những người quen biết, 74% bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người khác khi ra quyết định mua sản phẩm lần đầu tiên.

Cả B2B và B2C đều sử dụng chiến thuật gởi thư điện tử

Đây là thời điểm để cả 2 tiến hành gởi những bức email mang tính quyết định.

Những nhà làm tiếp thị qua email marketing, email thương mại, email thuong mai">thư điện tử ở lĩnh vực hàng công nghiệp (B2B) và hàng tiêu dùng (B2C) thì có những mục tiêu khác nhau, nhưng việc họ cùng nhau chia sẻ những đích đến cho thấy họ đồng ý với hiệu quả của các chiến thuật email marketing, email thương mại, email thuong mai">thư điện tử này.


Theo một cuộc bình chọn của Silverpop, cả hai nhóm trên đều chú ý đến việc xác định thời điểm gởi đi thông điệp thích hợp nhất để có được một chiến thuật email marketing hiệu quả nhất. Họ cũng đồng tình về tầm quan trọng của việc thêm vào những chương trình tiếp thị khuyến mãi trong các thông điệp liên quan đến giao dịch kinh doanh và sử dụng các cuộc khảo sát để thu thập thong tin về người nhận email.

Bảng 1: Những chiến thuật gởi thư điện tử hiệu quả (Theo số liệu của Tổ chức những người làm marketing B2B và B2C trên thế giới, Tháng 3/2010)



Giải thích số liệu: phần trăm đáp viên

Chú ý: Mỗi người được hỏi chỉ sử dụng một chiến thuật nhất định

Nguồn: Silverpop, trong “Khảo sát về sự giống và khác nhau giữa các chiến thuật marketing B2B và B2C”, ngày 6 tháng 4/2010

Những chiến thuật khác, bao gồm đường dẫn tới các trang mạng xã hội, đưa ra đề nghị và định vị mục tiêu thông qua hành vi người dùng – thì ít được cho là hiệu quả hơn, theo cách nhìn của các marketer trong lĩnh vực hàng tiêu dùng.

Một số sự khác biệt nảy sinh từ những mục tiêu marketing riêng của các công ty thuộc 2 lĩnh vực này. Trong khi cả hai đều trả lời Silverpop rằng họ đều thích việc bán gộp (upselling) và bán chéo (cross-selling) ngang nhau, cũng như sự gia tăng về cơ sở dữ liệu liên lạc và việc củng cố khả năng phân tích của họ, thì ở đây cũng vẫn có những khác biệt rất đáng kể. Những nhà tiếp thị B2B tập trung hơn vào việc thay đổi những triển vọng thông qua kênh bán hàng, trong khi những người làm trong lĩnh vực B2C lại muốn gia tăng mức độ trung thành của khách hàng.

Nhiều chiến thuật của các marketer B2C đã cho thấy có hiệu quả, chẳng hạn như việc kết hợp các đường dẫn tới mạng xã hội có liên quan tới mục tiêu tạo sự trung thành của khách hàng, và điều này cũng được sử dụng bởi một số ít những người trả lời làm trong lĩnh vực B2B.

“Cho dù bạn bán bánh ngọt hay máy photocopy, thì người mua đều là những cá nhân đang tìm kiếm những ai tương tự như mình để được thấu hiểu và yêu mến” – bản báo cáo đã nhận định. “Hãy thêm vào những thuộc tính của con người thông qua những ích lợi từ mạng xã hội vào những chương trình marketing B2B và B2C của mình.”

Bảng 2: Những mục tiêu marketing dẫn đầu thị trường năm 2010 (Theo số liệu của Tổ chức những người làm marketing B2B và B2C trên thế giới)




Giải thích số liệu: phần trăm đáp viên

Chú ý: Mỗi người được hỏi trả lời 2 mục tiêu của mình

Nguồn: Silverpop, trong “Khảo sát về sự giống và khác nhau giữa các chiến thuật marketing B2B và B2C”, ngày 6 tháng 4/2010

VietnamBranding

Thương mại điện tử - không dễ bảo mật

Thương mại điện tử - không dễ bảo mật
Sự thành công của thương mại điện tử phụ thuộc rất nhiều vào khả năng bảo mật thông tin của hệ thống. Thế nhưng, một điều phát hiện gần đây của các nhà nghiên cứu cho thấy việc bảo mật trong ngành này không hoàn hảo như người ta tưởng.

CôngThương - Các trang web thương mại điện tử, kể cả các tổ chức như ngân hàng, luôn phải dựa vào những hãng bảo mật cấp chứng thư cho họ để bảo đảm cho người tiêu dùng vào đúng trang web thật, không bị lừa vào trang web giả mạo để bị đánh cắp mật mã (password) hay số thẻ tín dụng.

Ví dụ: mỗi lần chúng ta truy cập vào trang web dành riêng để thực hiện các thao tác kiểm tra tài khoản của ngân hàng chẳng hạn, nếu trang web này chưa có chứng thư hay chứng thư hết hạn, trình duyệt sẽ thông báo ngay và khuyến cáo chúng ta không nên tiếp tục.

Những trang web hợp lệ được bảo mật bằng chứng thư còn hiệu lực thường có địa chỉ bắt đầu bằng https (có thêm chữ s đằng sau http). VeriSign hiện là nơi cấp chứng thư bảo mật lớn nhất thế giới.

Thế nhưng, cách đây mấy tuần, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế được mệnh danh MD5 Collision đã cho thấy họ có thể làm giả các chứng thư của VeriSign cấp.

Một tay tội phạm tin học có trong tay một chứng thư giả rất dễ dàng thuyết phục người sử dụng tin một trang web độc hại là trang web thật vì chứng thư giả qua mặt được các trình duyệt web, vô hiệu hóa các cảnh báo cần thiết.

Và lúc đó bọn tội phạm có thể làm đủ thứ trò như chuyển người sử dụng chạy từ trang web thật sang một trang web giả danh để ăn cắp mật mã và tài khoản, kể cả số thẻ tín dụng hay tiền trong ngân hàng.

Theo Newsweek, hiện nay chưa có chứng thư giả nào xuất hiện trên thế giới nhưng với màn biểu diễn của MD5 Collision, việc này là hoàn toàn có khả năng xảy ra.

Vấn đề nằm ở chỗ VeriSign vẫn đang tiếp tục dùng MD5, một thuật toán mã hóa xưa rích do Đại học MIT phát triển từ những năm 1990 để tạo ra chữ ký điện tử bảo mật riêng. MD5 đã bị xem là quá yếu không thể dùng cho các ứng dụng đòi hỏi tính bảo mật cao. Năm 2004, bà Xiaoyun Wang, một giáo sư tại Đại học Sơn Đông (Trung Quốc), đã gây chấn động ở một hội nghị tin học tổ chức tại Santa Barbara, California khi cho biết bà đã bẻ khóa thuật toán này.

Nhóm MD5 Collision đã dùng 200 máy chơi trò chơi điện tử Sony PlayStation 3 để kết nối thành một máy tính siêu mạnh. Nên nhớ bản thân PlayStation 3 đã là một máy tính mạnh, lúc mới ra đời tương đương 40 máy tính để bàn thời đó. Và chỉ trong vòng ba ngày, nhóm này đã thành công trong việc tạo ra một chứng thư giả mạo. Dĩ nhiên họ không công bố vì VeriSign sẽ kiện mà chỉ thông báo cho Microsoft và Mozilla là hai hãng viết phần mềm duyệt web. Hai nơi này báo cho VeriSign biết sự việc.

Báo Newsweek cho biết ngay khi sự việc này được tung lên cộng đồng blog, giới phân tích không bị sốc về chuyện có thể làm ra chứng thư giả mạo bằng chuyện cho đến nay VeriSign vẫn còn dùng MD5. Hầu hết các hãng cấp chứng thư bảo mật đã chuyển sang dùng thuật toán khác như SHA-1 do Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ phát triển. Chỉ mấy giờ sau khi sự việc được công khai, VeriSign nhanh chóng loại bỏ MD5 và cho biết thật ra họ đã dự tính chuyển dần hết sang SHA-1 trước cuối tháng 1-2009.

Tuy nhiên, MD5 vẫn còn đang được sử dụng rộng rãi. Báo Newsweek cho biết còn khoảng 9.000 trang web thương mại điện tử vẫn đang dùng chứng thư loại MD5. Các phần mềm duyệt web cũng không thể một sớm một chiều loại bỏ các chứng thư MD5 vì như thế sẽ gây tê liệt hàng loạt trang web thương mại điện tử. Nhưng tình hình buộc họ không sớm thì muộn phải thực hiện cách này.

Việc bẻ khóa các thuật toán bảo mật chỉ là vấn đề thời gian. Giáo sư Xiaoyun Wang cho biết bà đã tiến những bước dài trong việc bẻ khóa SHA-1. Chính phủ Mỹ, lường trước cuộc chạy đuổi kiểu “mèo vờn chuột” này, đã phát triển SHA-2 và sẽ cho “về vườn” SHA-1 vào cuối năm sau. Họ cũng đang phát triển SHA-2 với cột mốc hoàn thành trước năm 2012.

Tạm thời, có lẽ người tiêu dùng phải biết ơn các nhóm như MD5 Collision, hiện đang đóng vai trò “cảnh giác” giùm cho thị trường. Không có họ, các bên gồm nhà bán lẻ, hãng cấp chứng thư và người tiêu dùng sẽ mất cảnh giác và bọn tin tặc sẽ được dịp tấn công.

Vì sao web 2.0 Việt Nam chưa kiếm được tiền?

Vì sao web 2.0 Việt Nam chưa kiếm được tiền?

Trong năm làm việc vừa qua, tôi có cơ hội gặp gỡ nhiều công ty cùng làm về web 2.0 để trao đổi những cơ hội trong ngành cũng như về Internet ở Việt Nam nói chung.

Có một câu hỏi mà hầu hết chúng tôi đều phải thảo luận, đó là: "Vì sao các web 2.0 Việt Nam hiện nay vẫn chưa kiếm được tiền, hoặc chưa kiếm đủ như các nhà đầu tư kỳ vọng?".

Đây là những ý kiến của cá nhân tôi, xin được chia sẻ cùng mọi người.

1. Hầu hết những ai làm về web 2.0 đều là dân kỹ thuật, chính vì vậy đều xuất phát với một lý tưởng cao đẹp là chỉ cần sản phẩm mình có ích, được nhiều người sử dụng thì từ từ mình sẽ kiếm được tiền. Tôi hoàn toàn đồng ý và bản thân tôi lúc bắt tay làm cũng có suy nghĩ đó.

Tuy nhiên, có một điều ít ai để ý là không biết khoảng thời gian từ lúc có sản phẩm đến lúc... kiếm được tiền là bao lâu. Nếu có ai đó đưa ra được những con số thì cũng chỉ là những con số tượng trưng, không chắc chắn, không thuyết phục.

Có thể lấy các site nhạc phim ở Việt Nam làm ví dụ. Tiền bỏ ra cho server thì khá nhiều nhưng cũng không chắc đến bao giờ mới có thể kiếm tiền. Tất nhiên một số người xây dựng trông đợi làm để bán lại nhưng cũng câu hỏi tương tự, không biết từ lúc có sản phẩm đến lúc... có thể bán lại là bao lâu? (và bán cho ai?).

2. Nhiều sản phẩm bắt đầu với ý tưởng "clone" (sinh sản vô tính) một sản phẩm đã thành công ở thị trường khác. Đây cũng là một ý tưởng hay, nhưng khi áp dụng vào Việt Nam tôi nghĩ rất ít sản phẩm đáp ứng thật sự nhu cầu của thị trường mới có thể thành công.

Có rất nhiều yếu tố khác biệt có thể nêu ra: GDP đầu người còn quá thấp nên nhiều dịch vụ có thể nói là quá xa xỉ nếu phải bỏ tiền ra; hạ tầng Việt Nam còn nhiều yếu tố chưa hoàn chỉnh, điển hình như thanh toán điện tử; xã hội và các mối quan hệ trong xã hội có một số điểm không rõ ràng như ở các nước khác...

3. Tổ chức công ty và thiết kế sản phẩm kém. Do là bước khởi đầu nên các nhóm thường không có nhiều người tham gia, đồng thời xem nhẹ việc tổ chức quản lý và thiết kế sản phẩm theo quy trình. Phần lớn đều xem ý tưởng và thị trường là yếu tố quyết định, đợi khi lớn có tiền thuê người… rồi tổ chức lại chắc cũng không sao!

Chính vì vậy mà khá nhiều trường hợp dẫn tới tình trạng lộn xộn, lủng củng nội bộ, các sản phẩm thiết kế ra không có cấu trúc rõ ràng, mang tính làm cho có, nhiều lỗi và không thể quản lý trong trường hợp bùng nổ sau này.

4. Sức ì của đội ngũ lãnh đạo: thông thường lúc mới đầu mọi thứ còn màu hồng nên các anh em đều còn sung. Nhưng càng ngày khó khăn càng xuất hiện đòi hòi phải lựa chọn và giải quyết nhanh chóng. Và nếu đội ngũ lãnh đạo công ty không năng động, dứt khoát trong trường hợp này thì hầu như sẽ kéo toàn bộ công ty ì theo, làm các kế hoạch, dự án trễ tiến độ.

Rồi đến một lúc xuất hiện một thỏa thuận ngầm giữa các thành viên với nhau, thôi thì... chúng ta cùng ì.

Vậy làm thế nào để có thể thiết kế một sản phẩm web 2.0 kiếm được tiền?

Thật lòng tôi cũng không biết, chỉ xin nêu một số kinh nghiệm nhằm hạn chế những rủi ro ở trên:

1. Tránh đối đầu trực tiếp với các đại gia nước ngoài. Cá nhân tôi nghĩ rằng với trình độ Việt Nam hiện nay, trong một tương lai gần rất khó để xây dựng một sản phẩm "có cấu trúc" đủ sức cạnh tranh với các đại gia quốc tế như Google, Facebook...

Thôi thì cứ để họ đầu tư và làm cho mình xài, các sản phẩm cũng dần dần có tiếng Việt hết đó thôi. Sẽ có một số người nghĩ tôi không có tinh thần dân tộc. Nhưng rõ ràng việc xài các sản phẩm quốc tế sẽ giúp nâng cao trình độ và khả năng giao lưu của người Việt Nam với thế giới bên ngoài.

Rồi đến một lúc nào đó số người dùng Blogger, Facebook... đông đảo, chúng ta có thể dễ dàng thiết kế những plugins phục vụ cho người Việt và từng bước đi ra bên ngoài. Một số chuyên gia kinh tế khuyên Việt Nam nên phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, một số kỹ sư nước ngoài cũng khuyên tôi trước tiên nên phát triển các sản phẩm nhỏ trên hạ tầng của các hãng lớn. Bản thân tôi cũng thấy đây là một hướng đi tốt.

2. Xây dựng các sản phẩm gắn chặt với các hoạt động offline như thương mại điện tử, kiếm việc... Những sản phẩm này không quá lớn lao nhưng phục vụ cho lợi ích rất thiết thực hiện tại. Hơn nữa việc đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật của các sản phẩm dạng này cũng sẽ không nhiều, và nguồn đầu tư dự kiến này có thể để dành tập trung cho các hoạt động offline cụ thể và sau đó kiếm tiền từ chính các hoạt động này.

3. Hãy kiếm tiền từ sớm, dù ít. Tôi đã chứng kiến vài dự án tự giải tán chỉ sau 1,5-2 năm, do nhà đầu tư không rót tiền nữa. Bởi vì họ không đủ kiên nhẫn mỗi năm bỏ vào vài tỉ đồng, trong khi không hề thấy một thành quả nào từ nhóm phát triển.

Tôi cũng hiểu công nghệ là cuộc đua lâu dài nhưng dường như rất ít nhà đầu tư Việt Nam nghĩ được như vậy. Nên chắc nhất vẫn là cố gắng kiếm tiền từ sớm, bởi đó cũng sẽ là một niềm động viên cho lãnh đạo và nhân viên công ty, cũng như hứa hẹn cho nhà đầu tư về một tương lai tươi sáng của dự án mình bỏ tiền vào.

4. Từng bước xây dựng tổ chức công ty, quy trình sản phẩm và mở rộng các mối quan hệ. Tất nhiên không cần quá lý thuyết như những gì trong sách vở, nhưng có một số thực hành hữu ích dành cho các công ty nhỏ có thể dễ dàng áp dụng, các buổi hội thảo/khóa học về quản lý cũng khá hữu ích. Cố gắng từng bước áp dụng, thích nghi làm cho tổ chức ngày một chuyên nghiệp hơn, làm cho tinh thần nhân viên phấn chấn hơn vì cảm thấy được sự tiến bộ của mình.

Ngoài ra, mở rộng các mối quan hệ là một vấn đề cần thiết, cố gắng xây dựng các mối quan hệ cá nhân vững bền thay vì chỉ những quan hệ đối tác thông thường. "Giàu vì bạn, sang vì vợ", thành công của bạn bè sẽ giúp mình nhiều thuận lợi hơn và ngược lại.

Và đến đây, tự nhiên tôi nảy ra một ý tưởng là sao không thử điều tra và áp dụng các tiêu chí này để phân tích một số công ty Internet Việt Nam hiện nay, ít ra là xác định thử công ty nào triển vọng để... nhanh chân mua cổ phiếu kiếm lời sau này.

Nhưng xin hẹn một lần khác, và có lẽ cũng nên mời gọi thêm ý kiến tham gia của mọi người trong những vấn đề nêu trên.

Chữ Tín trong bán hàng Online

Chữ Tín trong bán hàng Online Ngày nay, với sự hỗ trợ của Internet thì các tín đồ của Shopping Online đang ngày một tăng lên, điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi phương thức bán hàng và sử dụng công cụ Internet để tiếp cận với nhiều người mua nhằm tăng doanh số, giảm chi phí.

Cùng với lợi ích mà thương mại điện tử (TMĐT) mang lại thì việc không gặp mặt trực tiếp giữa người mua và người bán đã vô hình tạo ra sự e ngại cho khách hàng khi mua sắm đã trở thành một rào cản lớn khiến hoạt động mua bán Online khó bùng phát. Từ đó cho thấy ngoài giá cả và chất lượng sản phẩm thì độ uy tín và tính đảm bảo an toàn lại là một tiêu chí nữa mà khách hàng quan tâm.

Điều này cũng lý giải vì sao khách hàng thường xuyên lựa chọn những website có độ uy tín cao và thương hiệu lớn để mua sắm như eBay, Alibaba, Amazon,…

Thu hút khách hàng bằng sự đảm bảo

Amazon được hình thành bắt đầu từ việc bán sách qua mạng và sau đó có rất nhiều các sản phẩm khác được bày bán, các sản phẩm bán trên Amazon thường không rẻ hơn ở bên ngoài hoặc các website khác, thậm chí còn cao hơn rất nhiều, tuy nhiên đây vẫn là website thương mại điện tử có lượng truy cập và doanh số lớn nhất thế giới. Điều gì đã tạo nên sự khác biệt đó? – Đó là uy tín, sự đảm bảo của người bán trong việc bán hàng Online. Với Amazon thì khi nhận được sản phẩm chỉ cần khách hàng không vừa lòng với sản phẩm đã mua là có thể đổi sản phẩm khác hoặc được hoàn lại tiền một cách nhanh chóng. Tại Amazon không bao giờ có tình trạng nhận tiền không chuyển hàng hay chuyển hàng không đúng mô tả. Chính điều đó đã tạo nên một thương hiệu Amzon hùng mạnh trên toàn cầu.

Với eBay cũng có nhưng chính sách bảo hiểm cho người mua và khi người mua mua phải sản phẩm không đúng chất lượng, không đúng mô tả, eBay sẽ đóng băng tài khoản của người bán. Sau khi giải quyết xong tranh chấp thì BQT eBay mới mở tài khoản cho người bán để bán hàng hay đóng băng tài khoản vĩnh viễn.

Trong khi đó, tại thị trường Việt Nam có đến vài chục site mua bán trực tuyến, từ các site đi theo con đường TMĐT chính thống như Vậtgiá, Chợđiệntử,.. đến các site rao vặt như 5giay, enbac,… nhưng những site thực sự đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng thì chưa nhiều.

Trong số đó hiện Vậtgiá đang đi theo mô hình gian hàng đảm bảo nhằm bảo hiểm an toàn cho người mua, nếu người mua mua hàng của gian hàng có gắn ID đảm bảo của Vật giá, trong trường hợp người bán không chuyển hàng hoặc chuyển hàng không đúng mô tả thì Vật giá sẽ đứng ra trả lại tiền cho người mua, còn việc đòi tiền hay xử lý người bán thế nào Vật giá sẽ tự giải quyết…

Ông Nguyễn Ngọc Điệp – GĐ Vật giá cho biết:“Ý tưởng xây dựng gian hàng đảm bảo xuất phát từ việc có quá nhiều người mua hàng than phiền về việc bị lừa đảo khi mua hàng Online, trong khi đó tại Việt Nam chưa có những chế tài cần thiết để bảo vệ người mua, chính vì vậy, mô hình gian hàng đảm bảo của Vật giá ra đời đã tạo nên sự an toàn cho các giao dịch trong TMĐT. Vatgia.com hiện nay có gần 2000 Doanh nghiệp được đảm bảo với khoảng 1 triệu sản phẩm”.

Điều này thực sự có ích cho các DN vừa và nhỏ đang trong quá trình triển khai mô hình kinh doanh qua TMĐT vì khi đó DN chưa tạo dựng được uy tín trên thị trường, DN có thể tham gia mô hình gian hàng đảm bảo để tiếp cận người tiêu dùng và xây dựng uy tín cho quá trình phát triển của mình.

Giữ chân khách hàng bằng chất lượng dịch vụ

Khi đã có được sự tin tưởng từ phía khách hàng thì điều doanh nghiệp bạn cần để tạo ra uy tín cho doanh nghiệp mình đó là chất lượng sản phẩm và chế độ chăm sóc khách hàng. Đặc biệt do đặc thù là bán hàng qua mạng nên Doanh nghiệp cần phải chắc chắn rằng sản phẩm mình bán ra cho khách hàng phải đúng như miêu tả cùng với đó là chế độ bảo hành và tư vấn khách hàng một cách chi tiết.

Khác với thương mại truyền thống, thương mại điện tử có sức lan tỏa rất mạnh. Thường mỗi website sẽ có một cộng đồng điện tử rất lớn và họ thường xuyên chia sẻ thông tin với nhau. Nếu Doanh nghiệp có sản phẩm hoặc chế độ chăm sóc khách hàng tốt thì sẽ được nhiều người biết đến và mua hàng của bạn và ngược lại nếu chất lượng sản phẩm không tốt, hoặc chế độ chăm sóc khách hàng chưa đươc thỏa đáng thì thương hiệu của DN cũng sẽ xuống rất nhanh.

Tại Ebay.com thì qua mỗi lần giao dịch sẽ có những thông tin đánh giá tốt hay xấu cho cả người mua và người bán. Và đến 90% người mua quyết định lựa chọn người bán tại Ebay là dựa vào thông tin đánh giá này.

Rõ ràng uy tín của doanh nghiệp vẫn là yếu tố hàng đầu quyết định đến hành vi mua của khách hàng. Và yếu tố này càng trở nên đặc biệt quan trọng trong thương mại điện tử, khi mà người bán và người mua không tiếp xúc trực tiếp với nhau. Hơn nữa thương mại điện tử đã đem đến cho khách hàng quá nhiều sự lựa chọn và việc người mua sẽ chọn mua hàng của doanh nghiệp khác chỉ đơn giản với 1 click chuột. Vì vậy Các Doanh nghiệp cần khôn khéo nắm bắt được tâm lý của người mua hàng từ đó tạo ra được lợi thế cho chính doanh nghiệp mình nhằm đem lại hiệu quả cao với mức chi phí phù hơp.

MasterCard mang thương mại điện tử đến với đường phố

MasterCard mang thương mại điện tử đến với đường phố
Liên tục trong một tháng, MasterCard đã thực hiện một chiến dịch out-of-home (OOH) để quảng bá cho trang thương mại điện tử mới của mình mang tên MarketPlace. Mục đích của chiến dịch lần này là nhằm thu hút sự chú ý từ phía các lực lượng online lẫn offline.

Thương hiệu thẻ tín dụng hàng đầu của nước Mỹ đã cho dựng những bảng quảng cáo trắng đen bằng nhựa với những câu tag như “A Smarter Way to Shop Online” và “Where Bargains Find You” (mang ý nghĩa là “thẻ mua sắm trực tuyến thông minh” và “giá cả phải chăng”). Nỗ lực lần này cũng bao gồm cả việc quảng cáo rầm rộ tại các thành phố lớn tại Mỹ như New York, Chicago, Miami, Philadelphia và sẽ thực hiện ngay trong tháng này.

Những cảnh quảng cáo được dựng lên tại những địa điểm bán lẻ đông người mua sắm bao gồm những màn hình cảm ứng kích hoạt bởi các cử động trong đó hình những sản phẩm như ví, laptop và giày sẽ hiện ra khi ai đó bước qua nó. Ngoài ra cũng có cả một bộ phân di động trong đó khách bộ hành có thể xem những sản phẩm mới nhất thông qua trang đường dẫn RSS hoặc e-mail trong trang MarketPlace của MasterCard.

MasterCard hy vọng có thể tận dụng được hành vi mua sắm kép (online lẫn offline) của người tiêu dùng bằng cách đặt trực tiếp thông điệp về thẻ mua sắm thông minh ngay trong các cửa hàng mà người tiêu dùng hay lui tới, Cheryl Guerin, phó giám đốc marketing số của công ty cho hay. Các cửa hàng trưng bày cũng chính là một nhánh kéo dài của kênh phân phối có thể tận dụng hiệu quả trong việc tiếp thị.

Bên cạnh chiến dịch OOH, MasterCard đồng thời cũng xúc tiến việc quảng cáo trên TV, báo in và kể cả quảng cáo trực tuyến trên internet để quảng bá cho trang MarketPlace. Trên phương diện số, các hoạt động chủ yếu bao gồm tiếp thị các sản phẩm thẻ với các điều khoản đa dạng về thời gian sử dụng được cập nhật và cung cấp hàng ngày trên trang web cho khách hàng có nhiều sự chọn lựa, Guerin nói.

Công ty không tiết lộ mức chi phí bỏ ra cho chiến dịch lần này. Tuy nhiên được biết đây là lần đầu tiên MasterCard thực hiện một chiến dịch tương tác ngoài trời để hỗ trợ và tạo một “cú hích” cho các chiến dịch tiếp thị có quy mô lớn hơn trong thời gian tới. GSD&M Idea City, cơ quan quảng cáo số R/GA và Inwindow Outdoor chính là 3 đối tác chính đảm nhận việc thực hiện chiến dịch lần này cho MasterCard.

Trong năm 2009 MasterCard đã tốn khoản 164 triệu đô la Mỹ dành riêng cho chi phí quảng cáo và 31 triệu trong 5 tháng đầu năm nay chưa tính tới chi phí quảng cáo trực tuyến theo số liệu thống kê từ AC Nielsen Co.

VietnamBranding

Truyền thông xã hội bắt đầu biến đổi kinh doanh

Truyền thông xã hội bắt đầu biến đổi kinh doanh Một bản nghiên cứu gần đây do Proofpoint thực hiện chỉ ra rằng 8% các công ty đã chấm dứt hợp đồng lao động với nhân viên do việc sử dụng truyền thông xã hội (nguyên nhân phổ biến là việc chia sẻ những thông tin nhạy cảm trên một hệ thống).

Nghiên cứu này chủ yếu nhấn mạnh vào một trong số những thách thức sắp nổi lên gần như tất cả các tổ chức sẽ phải đối mặt khi có những thay đổi diễn ra bên trong mỗi con người, quá trình và công nghệ được thúc đẩy bởi sự vận động chung mà chúng ta gọi là truyền thông xã hội bắt đầu biến đổi kinh doanh.

Dưới đây là một số thách thức mà mỗi doanh ngiệp cần phải chuẩn bị để đối mặt ngay bây giờ:

1. Hội nhập.

Trở thành một "doanh nghiệp xã hội" (có nghĩa là thực sự tham gia thúc đẩy truyền thông xã hội như một dạng marketing mới) có thể ảnh hưởng đến hầu hết các chức năng của một doanh nghiệp. Marketing, PR, giao tiếp - thậm chí là chuỗi cung cấp và bất cứ chức năng nào liên quan đến nhân viên.

Vậy chỗ của nó là ở đâu? Liệu đó có phải là một phòng ban mới? Các tổ chức có phải thuê một "giám đốc xã hội" giống như thuê một giám đốc công nghệ làm việc cho mình hay không? Tất cả các tổ chức rốt cuộc sẽ phải bám lấy việc hội nhập xã hội vào trong toàn bộ hệ thống kinh tế của mình thông qua hoặc là tập trung hóa, phân phối hoặc là kết hợp cả hai.

2. Quản trị.

Rất nhiều tổ chức giờ đây hiểu rằng bất cứ điều gì có thể và sẽ được nói về bản thân họ trên internet thì sẽ là như vậy. Những mặt tốt, mặt xấu. Và điều này bao gồm những nội dung được đưa ra không phải chỉ từ phía công chúng mà còn từ chính bên trong công ty như từ nhân viên của công ty.

Các tổ chức sẽ không chỉ cần bắt đầu chủ động lắng nghe để có thể biết mọi thông tin; mà còn cần đến những nguyên tắc tham gia để làm thế nào có thể ứng phó với nhiều tình huống khác nhau từ việc phản ứng lại với một lời khen đến việc đối phó với sự gièm pha do một nhân viên đăng tải một vài thông tin không phù hợp hoặc nhạy cảm lên mạng truyền thông xã hội.

3. Văn hóa.

Tất cả các tổ chức sẽ rơi vào vị trí nào đó không rõ là "mở" hay "đóng". Có nghĩa họ hoặc là sẽ công khai hơn hoạt động và sự hợp tác của mình hoặc sẽ giữ kín những thông tin đó trong nội bộ. Xem xét khả năng rằng Zappos sẽ được mua bởi Amazon sẽ có lợi ích lớn với văn hóa doanh nghiệp mở của họ.

Tương tự vậy, thậm chí cả Apple, nổi tiếng với việc giữ kín các bí mật công nghệ, cũng có nhiều lợi ích thông qua việc thúc đẩy một chiến lược mở rộng hệ thống kinh tế ứng dụng iPhone của mình.

Chắc chắn rằng Apple sẽ có được sự kiểm soát chủ yếu với việc này, nhưng đây là lần đầu tiên trong lịch sử, họ cho phép nhiều người phát triển những ứng dụng chạy trên phần cứng của chính họ.

Các tổ chức có đủ tiềm năng để thu được lợi nhuận từ việc tiếp cận khách hàng và nhân viên theo những phương thức mới nhưng sẽ phải quản lý phương thức tiếp cận đó một cách thông minh và có mục đích.

4. Nguồn nhân lực.

Để có thể chuyển đổi từ một doanh nghiệp thành một doanh nghiệp xã hội, các công ty phải nâng cấp các tiêu chuẩn về nguồn nhân lực, cũng như pháp lý. Và rất có thể đây là một quá trình không bao giờ kết thúc khi các công nghệ mới liên tục được ra đời.

Trước khi có Twitter, các công ty phải vật lộn để có thể đưa những hướng dẫn trên blog đến cho nhân viên thì giờ đây để những câu hiệu sai trên Facebook cũng có thể khiến cho bạn bị sa thải.

Các tổ chức sẽ không chỉ cần cập nhật những hướng dẫn mà còn phải thực sự đào tạo nhân viên của mình vì có thể chính họ là những người thúc đẩy công nghệ xã hội để làm việc. Dịch vụ khách hàng cũng cần được xem xét đến.

5. Đánh giá kết quả và lợi tức đầu tư (ROI).

Mỗi tổ chức sẽ phải tiếp tục vật lộn với việc đánh giá kết quả và báo cáo lợi tức đầu tư. Về mặt lý thuyết, vấn đề này có thể được trả lời với một câu hỏi khác: "Đâu là ROI của thư điện tử?". Nhưng đó là một câu hỏi không có lời giải đáp.

Những công cụ xã hội mới sẽ là cần thiết để đánh giá các khởi xướng mang tính xã hội như sự quan tâm (quy mô hoặc số lượng những người chủ động tham gia) hoặc thẩm quyền (ảnh hưởng của một người tham gia trong hệ thống).

Vì kinh doanh mang tính xã hội được thúc đẩy bởi công nghệ nên về mặt định nghĩa thì điều đó có thể đo lường được. Tuy nhiên, khi liên quan đến doanh thu hoặc các khoản tiền tiết kiệm thì nó trở thành một vấn đề mang tính thách thức hơn.

Để doanh nghiệp có thể chuyển đối thành một tổ chức hoạt động hiệu quả trong một môi trường ít trang trọng, chuyển động nhanh hơn, thì cần phải thực hiện ở một quy mô nhất định. Chỉ là 5 vấn đề nhưng lại hàm chứa đầy đủ những khó khăn khi phát triển mà chúng ta sẽ gặp phải.

- Bài viết của David Armano trên Harvard Business Publishing. Tác giả thuộc nhóm sáng lập tại tổng công ty Dachis, một công ty dịch vụ thiết kế kinh doanh xã hội khởi nghiệp tại Áo. Ông cũng là một người hoạt động tích cực và một học giả trong thế giới marketing kỹ thuật số, thiết kế kinh nghiệm và các trang web xã hội.

Tự thành lập website công ty, có khả thi?

Tự thành lập website công ty, có khả thi?

Vài điều bạn cần cân nhắc trước khi quyết định tự thành lập website hay thuê chuyên gia.

Hỏi: Tôi nên tự thành lập website hay bỏ tiền ra thuê chuyên gia?

Đáp: Ngược lại, tôi có câu hỏi cho bạn:

1. Xây dựng và duy trì website là chìa khóa cho thành công của doanh nghiệp của bạn?

2. Bạn thấy thời gian quý báu mình bỏ ra nên là để điều hành doanh nghiệp hơn thành lập website?

Nếu câu trả lời của bạn là : 1. không, 2. có. Thì, bạn đừng phí thời gian tự tay xây dựng website.

Hãy nhớ là từng giờ từng phút chủ doanh nghiệp bỏ ra phải là tập trung phát triển kinh doanh toàn diện.

Muốn trở thành nhà thiết kế web chuyên nghiệp thì học & rèn luyện thành tài. Còn nếu muốn làm doanh nhân thì lập web chỉ là công cụ và là một phần của quản lý toàn bộ doanh nghiệp.

Ví dụ cụ thể thế này. Một lần, nha sĩ của tôi yêu cầu tôi chỉ anh ta cách duy trì trang web của anh, để khỏi tốn tiền thuê tôi. Tôi đáp lại: OK, ngay khi anh chịu dạy tôi cách chữa răng cho mình để tôi khỏi tốn tiền đến làm răng chỗ ông. Anh ta hiểu ra vấn đề. Và, cuối cùng thì anh ta đòi phí làm răng đủ cao để trả lại phí duy trì web cho tôi. Thật là người đàn ông thông minh.

Nhiều doanh nhân cứ nghĩ mình không đủ chi phí cho một nhà thiết kế web chuyên nghiệp. Vấn đề thực sự là việc món tiền bỏ ra đem lại lợi nhuận thế nào. Có thể coi đó là một sự đầu tư hợp lý.

Việc thiết kế và duy trì website nên là để chuyên gia lo. Còn việc của doanh nhân là tự mình, hoặc tìm người, có thể suy nghĩ nội dung website độc đáo thúc đẩy kinh doanh sản phẩm công ty và phối hợp với nhà thiết kế để website hoạt động đạt hiệu quả cao nhất. Trang web phải là sự kết hợp của thiết kế bên ngoài và nội dung bên trong.

Trả lời được các câu hỏi sau, bạn sẽ có thể xây dựng nội dung tuyệt vời cho website của mình. Hãy cùng bàn bạc, thảo luận những vấn đề này với nhà thiết kế trước khi bắt đầu công việc thành lập website. Các câu trả lời sẽ giúp định hướng cho website sắp ra đời.


Mục tiêu của website?

Có 2 mục tiêu cơ bản:

1. Hướng dẫn khách hàng.

2. Giao dịch bán hàng trực tuyến. Xác định được mục tiêu, bạn sẽ làm nhà thiết kế dễ dàng hơn trong việc hoàn thành ý đồ của bạn.

Đối tượng ghé website?

Những khách hàng triển vọng, nhân viên hiện tại và tương lai, nhà đầu tư.v.v…? Xác định rõ bạn muốn thu hút ai vào website của mình. Và, việc đó sẽ ảnh hưởng đến thiết kế ngoài của website.

Hãy hình dung mình là người ghé thăm website. Bạn mong mỏi nhìn thấy gì? Điều gì khiến bạn không hài lòng? Đặt mình vào vị trí người lướt web, ghé thăm web, đối tượng ghé web mà có những suy tính, điều chỉnh để làm hài lòng mọi người, thỏa mãn nhu cầu của họ.

Nội dung trọng tâm?

Nội dung website do mặt hàng kinh doanh hay dịch vụ của công ty quyết định. Nếu kinh doanh địa ốc thì phải có hình những căn nhà cần bán, thông tin chi tiết mua bán. Nếu là xưởng sửa chữa ôtô thì có hình ôtô khách hàng trước và sau khi qua dịch vụ của bạn. Hãy nhớ, xác định mục đích website rồi phát triển nội dung bám sát vào mục đích đó.

Đối thủ cạnh tranh?

Đối thủ đang thực hiện những chiêu bài nào trong website? Dò tìm trên google những doanh nghiệp có mặt hàng tương tự bạn và xem qua: thiết kế website của họ? thông điệp kinh doanh? điểm hay của website của họ? điểm yếu của chúng? Hãy ghi chú mọi điều và thảo luận với nhà thiết kế website.

Đừng lo, bạn không đang ăn cắp bí mật kinh doanh. Bạn chỉ đang vay mượn những ý tưởng hay.

Việt Nam - Thị trường tiềm năng của thanh toán trực tuyến

Theo số liệu thống kê của Bộ công Thương, với 65% người tiêu dùng có tìm hiểu thông tin về sản phẩm trước khi mua trên Internet, 27% các hoạt động mua sắm trực tuyến, cộng thêm số người sử dụng Internet lên tới 20 triệu người (chiếm 25% dân số), Việt Nam đang là một thị trường đầy hấp dẫn cho việc triển khai các công cụ thanh toán trực tuyến.
Cửa đã mở
Thống kê của Bộ Công Thương cũng cho thấy, năm 2008 có tới 88% doanh nghiệp VN cho phép nhận đơn hàng bằng các phương tiện điện tử, 45% doanh nghiệp có website và 35% doanh nghiệp có doanh thu trên 15% nhờ thương mại điện tử (TMĐT).
Những con số này cho thấy nhu cầu bức thiết trong lĩnh vực thương mại điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam. Đã đến lúc các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên tích hợp chức năng thanh toán điện tử vào website của mình.

Thực tiễn triển khai trên thế giới đã chứng minh tính thuận tiện và hiểu quả của thanh toán bằng thẻ, hay nói một cách khác là thanh toán không dùng tiền mặt. Ở các nước phát triển, rất nhiều năm nay tiền mặt đã được thay thế bằng các loại thẻ thanh toán, tiền điện tử. Ông Lê Huy Tường - Giám đốc Công ty OnePay cho biết thanh toán trực tuyến ở VN mới xuất hiện tại VN từ những năm 2000 song mới mang tính tự phát.
Vài năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, viễn thông và Internet, phương thức thanh toán này mới thực sự được nhìn nhận. Ông Tường cho biết, để có thể áp dụng thanh toán trực tuyến, các nhà cung ứng hàng hóa, dịch vụ phải xây dựng website đúng tiêu chuẩn, kết nối với cổng thanh toán để khách hàng có thể thanh toán trực tuyến.
Hiện nay đã có khoảng 100 website kết nối với cổng thanh toán OnePAY, tiêu biểu như hãng hàng không giá rẻ Jetstar, hay Chợ điện tử mới đây hợp tác với Ebay cho ra đời trang web đấu giá lớn nhất Việt Nam.
Ngoài ra, OnePay còn có những đối tác khác như Saigontourist, FPT online, FPT telecom, Nhà sách trí tuệ .v.v. OnePAY cho phép khách hàng thanh toán trực tuyến bằng các loại thẻ thương hiệu quốc tế như Visa, Master, American Express, JCB, Dinner Club.
Từ đầu năm 2009, OnePAY chấp nhận thanh toán đối với thẻ ghi nợ Vietcombank Connect 24, loại thẻ có thị phần lớn nhất trên thị trường thẻ của Việt Nam. Thời gian tới, cổng thanh toán OnePAY sẽ chấp nhận thẻ của các ngân hàng lớn như Đông Á, BIDV, Vietinbank, Agribank.
Nhưng còn vướng
Việc phát triển thanh toán trực tuyến cần thiết là như vậy nhưng dường như thị trường Việt Nam vẫn thờ ơ và chưa khai thác hết được tiềm năng của nó. Lý giải điều này, ông Tưởng cho biết, 75% số người truy cập Intemet chỉ là để xem tin tức, chơi game, chat, email và tra cứu tư liệu, trong khi đó chỉ có khoảng 7% là có biểu hiện mua bán trên mạng.
Các doanh nghiệp chưa có một hệ thống website tích hợp đầy đủ các chức năng của thanh toán trực tuyến, và chưa kết nối chặt chẽ với các cổng thanh toán trực tuyến. Bản thân người tiêu dùng cũng chưa biết nhiều về TMĐT cũng như thanh toán trực tuyến. Do vậy, họ còn có những nghi ngờ, không yên tâm khi giao dịch qua internet, điện thoại hay máy fax,... Họ cũng không biết liệu mình có được bảo vệ quyền lợi hay không.
Ông Tường cho biết: khi dùng hình thức thanh toán bằng các loại thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng mà khách hàng gặp tranh chấp với người bán (không nhận được hàng, nhận được hàng không đúng với thỏa thuận với người bán, hàng lỗi, hỏng, giao dịch không phải do chủ thẻ thực hiện…) thì người mua có quyền khiếu nại với ngân hàng phát hành. Ngân hàng và tổ chức thẻ sẽ bảo vệ quyền lợi cho người mua, nếu khiếu nại là hợp lý thì người mua có thể đòi lại được tiền đã thanh toán.
Ngoài ra một điểm nữa làm hạn chế tác dụng của thanh toán trực tuyến là tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông Việt Nam còn cao chiếm 20,35% cuối 2004, 18% cuối năm 2007 và 14% cuối 2008.
Hiện nay, với các cổng thanh toán trực tuyến: Cổng thanh toán Onepay, cổng thanh toán Đông Á, PayNet, VNPay,…cùng sự bắt tay hợp tác của các ngân hàng hàng đầu và các nhà cung ứng hàng hoá, dịch vụ hàng đầu, chắc chắn trong năm 2009 thanh toán trực tuyến sẽ là công cụ thanh toán được ưu tiên hang đầu.

Người tiêu dùng bị lừa qua mạng ngày càng nhiều

Người tiêu dùng bị lừa qua mạng ngày càng nhiều
"Người tiêu dùng cần được hướng dẫn và trang bị những kiến thức cần thiết để tránh bị lừa, đặc biệt là khi mua hàng trền mạng", ông Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ ngời tiêu dùng Việt Nam nói.

Ông Đỗ Gia Phan, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết, gần đây Văn phòng tư vấn và khiếu nại của người tiêu dùng thuộc Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam nhận được một số đơn khiếu nại về việc một số trang web chào bán hàng trên Internet với lời giới thiệu hấp dẫn kèm cả hình ảnh, giá chào rất rẻ, nhưng sau khi trả tiền, lại nhận được loại hàng không đúng như giới thiệu.

Có người tìm được địa chỉ nơi bán hàng để khiếu nại và đã đòi lại được tiền, nhưng cũng có người không biết người bán hàng ở địa chỉ nào nên đành chịu bị lừa.

“Người tiêu dùng cần được hướng dẫn để tiêu dùng xứng với đồng tiền bỏ ra. Họ cũng cần được trang bị kiến thức cần thiết để tránh bị lừa, đặc biệt là bị lừa khi mua trên mạng, để tránh hàng xấu, hàng nhái, hàng giả. Họ cần được thông tin trung thực để biết được thực chất của hàng hoá, dịch vụ. Tiếc thay, nhu cầu đó của người tiêu dùng đã chưa được đáp ứng, ví dụ như việc quảng cáo vòng Titan chữa bệnh đã lừa được một số người nhẹ dạ và thiếu kiến thức khoa học”, ông Phan nói.

Do vậy, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam khuyến cáo, người tiêu dùng chớ nên tham rẻ mà tin vào những người chào bán không biết ở đâu, hàng không rõ nguồn gốc. Tốt nhất là hãy mua ở những địa chỉ tin cậy, những nơi bán hàng có uy tín và hãy thận trọng khi mua bán trên mạng. Hội cũng đề nghị các cơ quan chức năng quan tâm bảo vệ người tiêu dùng hơn trong thương mại điện tử.

Cũng liên quan đến trang bị thông tin cho người tiêu dùng, theo ông Phan, hiện người tiêu dùng Việt Nam đang dần hình thành một phong cách mới. Theo đó, người dân đã bớt sính ngoại và yêu thích hàng nội nhiều hơn. Tuy nhiên, ông Phan cho rằng, người tiêu dùng không những cần được kích thích tinh thần yêu nước thông qua hành vi mua và sử dụng hàng nội, mà còn cần được hướng dẫn về thị hiếu, về phong cách tiêu dùng như tiêu dùng hợp lý và tiết kiệm, tiêu dùng không làm phương hại đến môi trường sống. Nếu ý thức được điều này, người tiêu dùng sẽ giảm bớt chi tiêu cho những loại hàng ngoại xa xỉ, đắt tiền mà hướng về hàng nội có công dụng thiết thực và hợp với túi tiền của mình.

IctNews

Quy luật đơn nhất trong xây dựng nhãn hiệu trên Internet

Quy luật đơn nhất trong xây dựng nhãn hiệu trên Internet "Bằng mọi giá, hãy tránh trở thành kẻ thứ hai trong lĩnh vực của mình"
Có một điểm khác biệt lớn giữa việc xây dựng nhãn hiệu trên Internet và trong thế giới thực. Thế giới thực luôn có chỗ cho một nhãn hiệu thứ hai. Có lý do tại sao những nhãn hiệu thứ hai lại có chỗ trên thị trường thực. Đó là vì chúng đáp ứng được nhu cầu không chỉ của người tiêu dùng mà còn của cả những cá thể khác trong cùng ngành đó.
Tất cả những đề nghị hợp tác trong kinh doanh đều có ẩn ý này: "Nếu anh từ chối thỏa thuận hợp tác này, chúng tôi sẽ chuyển nó sang cho đối thủ cạnh tranh của anh. Nhãn hiệu số hai thỏa mãn một nhu cầu rất thực tế của những cá thể trong cùng ngành đó. Gần như trong mỗi dòng sản phẩm đều có 2 nhãn hiệu chính.
Trên mạng Internet, không có gì xen vào giữa khách hàng và nhãn hiệu. Không có trung gian, không có các cá thể khác cùng ngành, không có người buôn bán bất động sản, không cần đối trọng nào để chống lại nhãn hiệu dẫn đầu. Đó là cái mà Bill Gates gọi là "Chủ nghĩa tư bản không có lực cản".
Kết quả tất yếu là mạng Internet trở nên giống một trận bóng đá hay một cuộc bầu cử chính trị. Đó là quy luật của sự đơn nhất. Vị trí thứ hai tức là không có vị trí nào cả.
Trong một đoạn quảng cáo truyền hình của Nike có bình luận về cuộc thi Olympics: "Giành được huy chương bạc tức là mất (huy chương) vàng". Trên Internet, không có huy chương bạc mà cũng chẳng có huy chương đồng. Trên Internet, các hãng độc quyền sẽ chiếm lĩnh vị trí thống trị. Không có chỗ cho nhãn hiệu thứ hai ở đây. Mạng internet hoạt động gần giống như công nghiệp phần mềm máy tính, nơi mỗi hạng mục sản phẩm có vẻ như đều bị thống trị bởi một nhãn hiệu.
Lý giải tại sao trên Internet lại không có chỗ cho nhãn hiệu thứ hai: Khi một nhãn hiệu dẫn đầu trên internet nó sẽ thu hút nhiều người sử dụng và càng thu hút được nhiều người truy cập thì nó càng trở nên nởi tiếng và hữu dụng hơn. Nhãn hiệu dẫn đầu sẽ tiếp tục củng cố vị thế của mình. Các nhãn hiệu phải đứng phía sau càng lâu thì càng khó đuổi kịp, thời gian qua đi thì cơ hội cũng biến mất.
Liệu có cơ hội nào cho một nhãn hiệu đang bị chôn vùi ở vị trí số hai vượt qua nhãn hiệu đang nằm ở vị trí số một trên Internet không? Không có khả năng nào, trừ phi nhãn hiệu dẫn đầu đó phạm phải một sai lầm nghiêm trọng nào đó. Nhưng hình thức cao nhất của tư duy chiến lược là trước tiên hãy nhìn tình thế của mình bằng con mắt thực tế. Bạn sẽ cứ nằm ở vị trí thứ hai để chờ đợi nhãn hiệu dẫn đầu mắc phải sai lầm nghiêm trọng nào đó và nhân cơ hội đó trở thành nhãn hiệu dẫn đầu ư? Hãy nghĩ ra một phương án khác để trở dẫn đầu đi. Nhưng cách khác đó là gì? Nếu các quy luật về nhãn hiệu không thay đổi hãy làm theo cách tương tự như Amazon.com đã làm: Hãy là nhãn hiệu đầu tiên trong một dòng sản phẩm mới. Bạn luôn có thể tạo ra một cơ hội để nhãn hiệu của mình trở thành người tiên phong trong lĩnh vực mới bằng cách thu hẹp định hướng của mình, tập trung vào một phân khúc thị trường nhất định. Đơn giản chỉ có thế thôi.
Trong mỗi lĩnh vực, tất nhiên là vẫn có một số các nhãn hiệu khác. Nhưng nhãn hiệu nào sẽ chiến thắng trong lĩnh vực đó? Đó nhất thiết không phải là nhãn hiệu đầu tiên xuất hiện trên thị trường, cũng không nhất thiết phải là nhãn hiệu đầu tiên thu được lợi nhuận. Kẻ giành chiến thắng phải là một cái tên tạo được vị trí thống trị trong tâm trí khách hàng triển vọng. Sau đó sẽ là phần việc của "Quy luật đơn nhất": làm nản lòng và chiếm dần thị phần của kẻ đứng thứ hai.

Đừng vội nản chí nếu không phải là nhãn hiệu thống trị trong một lĩnh vực nào đó. Chỉ cần điều chỉnh lại chiến lược theo một hướng khác. Chỉ cần thu hẹp phạm vi hoạt động lại. Internet là một phương tiện truyền thông khổng lồ, các cơ hội để thu hẹp trọng tâm hoạt động là vô cùng lớn. (Lưu ý phạm vi hẹp phải còn đủ lớn hoặc thu được lợi nhuận mong muốn)

Một điển cứu quan trọng mà tư vấn thương hiệu của Inter Brand Media đã áp dụng cho thương hiệu : Tìm Việc Nhanh Một website về lĩnh vực: tìm việc làm, tuyển dụng ra đời 05/2007. Sau các website khác đã có mặt và thống trị trên thị trường từ 5 đến 8 năm. TimViecNhanh đã chọn phân khúc thị trường cấp trung và đã khẳng định vị trí số 1 trong phân khúc thị trường của mình.

Cũng như việc hàng trăm hàng nghìn website thương mại điện tử, giải trí, cổng thông tin, diễn đàn, mạng xã hội... đang đầu tư nếu với ý định làm đúng những gì người dẫn đầu đang làm thì "giỏi lắm" sẽ có đúng những gì người dẫn đầu có. Nhưng quan trọng là chúng ta đang cạnh tranh trực tiếp với đối thủ dẫn đầu Nên nhà đầu tư cũng chỉ đạt được là số 2, hoặc không là gì cả nếu không có một chiến lược khác biệt.

Khi Internet phát tiếp tục phát triển hơn nữa, tất nhiên sẽ có những cơ hội các các nhãn hiệu số hai. Vậy đừng chần chừ, hãy bắt tay thực hiện kế hoạch trở thành nhãn hiệu hàng đầu trong dòng sản phẩm của mình hoặc tìm kiếm một cơ hội thu hẹp trọng tâm hoạt động để tạo ra một dòng sản phẩm mới mà trong đó bạn có khả năng trở thành nhãn hiệu hàng đầu.

Internet luôn luôn thay đổi với tốc độ tính từng giây nên những quy luật này có thể thay đổi trong tương lai.
www.interbrandmedia.com

Thương hiệu không chỉ là chiếc áo đẹp

Thương hiệu không chỉ là chiếc áo đẹp Vì vậy, trong cơn khủng hoảng vừa qua, DN miền Trung cảm thấy đơn giản hơn người ta nghĩ và DN nào vững bước đi qua khủng hoảng chứng tỏ thương hiệu DN đó mạnh. Ngay lập tức, một đại biểu đưa ra những ví dụ hết sức hấp đẫn để đặt ra câu hỏi tại sao khi đang là DN nhỏ thì có thương hiệu, nhưng xây dựng DN lớn thương hiệu bay mất: Một quán bánh xèo nổi tiếng tại TP Huế đang là quán nhỏ phá đi xây dựng lên quán lớn đã bị mất khách, mất thương hiệu; Hay một quán mỳ Quảng trên QL1A tại thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình (Quảng Nam) rất nổi tiếng, thế nhưng khi phá đi xây lại quán khang trang thì lại mất khách. Đại biểu này cho rằng, không cần phải cứ xây dựng DN lớn mới có thương hiệu, mà xây dựng thương hiệu phải nhằm đến đối tượng khách hàng.

Vấn đề xây dựng thương hiệu vùng cũng có nhiều ý kiến cho rằng khó có thể xây dựng được thương hiệu vùng, thương hiệu của một nhóm hàng truyền thống địa phương. Rất nhiều hội chợ diễn ra tại Đà Nẵng có mời làng đá Non Nước tham gia, nhưng gian hàng đó đều bị trống, bởi lý do rất đơn giản đó là nghề sáng tạo, mỗi hộ có một cách sáng tạo khác nhau và họ muốn tạo thương hiệu riêng của họ chứ không cần đến thương hiệu làng nghề.

Vì vậy, bao nhiêu nỗ lực xây dựng thương hiệu làng đá Non nước vẫn chưa đi đến thống nhất thương hiệu chung được. Chính vì cách hiểu như vậy, cho nên theo thống kê của Viện tin học DN hiện tại miền Trung – Tây Nguyên có hơn 30 làng nghề chưa được đăng ký thương hiệu vùng, miền. Năm 2006, đèn lồng Hội An được chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Cục Sở hữu trí tuệ VN.

Từ đó, 35 cơ sở sản xuất đèn lồng Hội An có chung nhãn hiệu hình chùa Cầu được cách điệu và hình chiếc đèn lồng đặt ở trung tâm với dòng chữ “Đèn lồng Hội An” bên dưới. Cũng từ đó, đèn lồng Hội An đã vượt ra khỏi biên giới VN, đến với nhiều nơi trên thế giới. đó thật sự là một niềm tự hào ! Đơn cử như cơ sở đèn lồng Hà Linh, trước năm 2006 mỗi năm chỉ xuất xưởng được 1 đến 2 ngàn đèn lồng, nhưng nhờ có thương hiệu chung đã giúp cơ sở này đẩy mạnh xuất khẩu.

Hiện nay, mỗi năm cơ sở của ông có thể cho xuất xưởng 17.000 - 18.000 chiếc đèn lồng. Một câu chuyện đau lòng được ông Võ Văn Thắng - PGĐ Sở Công Thương Bình Định kể về rượu Bàu đá trước hội nghị. Làng rượu Bàu đá có truyền thống đến 7 thế kỷ, thế nhưng Cty Thực phẩm Minh Anh ở Đà Nẵng, chuyên sản xuất rượu Hồng Đào lại nhảy sang sản xuất thương hiệu rượu Bàu Đá.

Hai năm ròng rã làng nghề Bàu Đá Bình Định vác đơn đi kiện, nhưng không được vì rượu Bàu Đá chưa có đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Cục sở hữu trí tuệ VN. Ông Bùi Xuân Lịch - Trưởng đại diện Cục xúc tiến thương mại, Bộ Công thương tại Đà Nẵng, cho rằng: Việc xây dựng thương hiệu cho nhóm DN, nhóm ngành nghề không khó.

Chỉ cần xây dựng một trung tâm bảo vệ thương hiệu, trung tâm đó có trách nhiệm tìm hiểu những yếu tố chung nhất để đứng ra đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Cục sở hữu trí tuệ. “Chúng ta làm thương hiệu khi chúng ta đã trưởng thành, chứ không phải chúng ta chỉ cần mặc cái áo cho đẹp mà có ngay thương hiệu được” - ông Lịch nói.

Tuy nhiên, có một giải pháp làm công cụ hỗ trợ tối đa cho việc rút ngắn thời gian cho việc xây dựng và đẩy mạnh phát triển thương hiệu, đó là thương mại điện tử (TMĐT). Ông Nguyễn Duy Khiên - Vụ trưởng Vụ thị trường châu Mỹ, Bộ Công thương, cho biết: TMĐT giúp DN ba việc cơ bản nhất: tìm kiếm thông tin, giao dịch và thanh toán.

Thông qua website và cổng TMĐT, ta có thể biết được đối tác từ những nước tận bên kia bán cầu, chứ không cần phải sang châu Âu, châu Mỹ mới hiểu DN của họ. Ta có thể scan hợp đồng gửi cho đối tác ký kết thông qua thư điện tử và ta cũng thanh toán, thanh lý hợp đồng thông qua TMĐT. Thương hiệu DN cũng từ những việc giao dịch TMĐT được lan tỏa rất nhanh và mạnh.

Biến thương mại điện tử thành "vàng" ?

Biến thương mại điện tử thành

Thực tế ai cũng đều biết rằng điều quan trọng để thúc đẩy được hoạt động kinh doanh ngày nay chính là dữ liệu, bởi một công ty càng có nhiều thông tin bao nhiều thì thuận lợi cạnh tranh trên thị trường của nó càng tốt bấy nhiêu.

Nhờ việc lấy được dữ liệu “theo đường kích chuột” trên Internet từ các máy chủ mà các công ty có thể phân tích được hành vi khách hàng, nhận biết được những mối quan tâm của khách hàng cũng như xác định được những sở thích của họ đối với các sản phẩm và dịch vụ cụ thể. Kho báu thông tin vô chủ này có thể cũng được sử dụng để dự báo xem khách hàng sẽ mua cái gì, khi nào và ở mức giá nào. Còn bạn thì chỉ cần biết làm như thế nào mà thôi.

Khai thác dữ liệu thay vàng

Hầu hết các nhà tiếp thị đều có một tri giác bẩm sinh về những cái mà các khách hàng của họ muốn. Dẫu vậy, các nhà tiếp thị giỏi vẫn luôn cố gắng tìm cách hợp thức đúng được các giả định đó với “bằng chứng” hơn là đơn giản chỉ tin vào kinh nghiệm và trực giác của họ. Thế nhưng, cho dù nhiều người đều chắc chắn rằng dữ liệu đang nằm đâu đó trên máy chủ của web thì họ cũng vẫn không làm thế nào để lấy nó ra được.

Nơi đầu tiên mà các nhà tiếp thị trực tuyến hướng vào tìm sự trợ giúp thường chính là bộ phận công nghệ thông tin của họ. Mặc dù những nhà quản lý mạng, các nhà quản trị công nghệ thông tin và cả những người quản trị web có thể biết nơi tìm ra dữ liệu quan trọng, nhưng họ không biết làm thế nào để phân tích được nó hoặc lấy ra được tin tức. Dưới áp lực từ bộ phận tiếp thị, một kỹ sư tích cực có thể phát triển được một hệ thống đơn giản nhằm xác định được các khách hàng theo các mẫu hành vi hoặc quá trình giao dịch tương tự. Tuy nhiên, khả năng để hiểu làm thế nào để sử dụng được thông tin đó thì luôn luôn nằm ngoài tầm với của họ.

Nâng cấp “mánh lới” cũ

Hai phương pháp phổ biến nhất đối với sự phân khúc các khách hàng đều đòi hỏi sử dụng dữ liệu nhân khẩu học và tinh thần học. Dữ liệu nhân khẩu học bao gồm thông tin chẳng hạn như thu nhập, giáo dục, dòng tộc, độ tuổi, mối quan hệ với chủ hộ, vân vân... Còn dữ liệu tinh thần học lại kiểm tra về những hành vi và lối sống của từng cá nhân, kể cả việc quyền lợi và giá trị. Những phân khúc này thường dựa trên những số liệu được thu thập trong suốt các giao dịch khách hàng, hoặc từ thông tin được khách hàng cung cấp khi tham gia đăng ký trên một dịch vụ hoặc một trang web.

Vấn đề đối với cả hai phương pháp tách biệt này đó là chúng đem lại sự thấu hiểu nghèo nàn về cái mà khách hàng thực sự mong muốn cũng như trong việc dự đoán về hành vi tương lai của người đó. Lấy ví dụ, các nhà tiếp thị thường đưa ra những kết luận rằng: một phụ nữ với thu nhập 100.000 đô la sẽ cảm thấy hứng thú trong việc mua một chiếc túi xách của một nhà thiết kế bởi cô ta có thể đủ điều kiện mua nó, thậm chí dường như không hề có bằng chứng trực tiếp nào hỗ trợ cho việc khách hàng thực sự muốn mua nó.

Phương pháp thứ ba đó chính là quan sát hành vi. Trong khi ít được áp dụng nhất thì đây lại chính là phương pháp có giá trị nhất. Nhờ vào việc quan sát hành vi của các khách hàng trong lúc trải qua việc mua hàng trực tuyến, các nhà tiếp thị có thể có được một hồ sơ chính xác hơn về những sở thích thật sự và những mục đích mua sắm trong tương lai của một khách hàng. Việc nhắm vào hành vi sử dụng thông tin được thu thập dựa vào hành vi lướt Web của mỗi cá thể - chẳng hạn như những trang đã xem, những tìm kiếm đã làm, những đối tượng được bổ sung, việc kích chuột vào các đường dẫn và cả những quảng cáo đã được xem. Những hành vi đó có thể kết hợp với những dữ liệu nhân khẩu học và tinh thần học đã được thu thập một khi chúng được quan sát.

Kỹ thuật của sự phân khúc

Sau đó, một sự phối hợp phân khúc phải được phát triển. Rốt cuộc, những sự phối hợp phân khúc đó nên được dùng để tìm ra được những bộ khách hàng có giá trị nhất. Những cái đó có thể được tìm thấy bằng phân loại khách hàng theo những mẫu chẳng hạn như: việc mua sắm gần đây, việc đăng ký tham gia chương trình đều đặn hoặc việc sử dụng tiền nong hợp lý. Hầu hết những sự phối hợp phân khúc đều có thể có lợi từ những phân khúc RFM cơ bản (Recency – thời gian, Frequency – tần suất, và Monetary – tiền tệ), cũng như việc xem (hành vi lướt web). Một số phương thức đối với tất cả những điều này có thể được kết hợp để xác định ra được năm nhóm khách hàng đầu tiên.

Đúc tiền từ dữ liệu

Một khi những phân khúc đó được thiết lập, các nhà tiếp thị phải hiểu được giá trị đồng đô la được kết hợp với những thành viên của phân khúc đó. (Nếu một người đi du lịch hạng thương gia sẽ mất chi phí lớn hơn tới 20 lần so với một người đi du lịch mức tiết kiệm thì bạn có biết nơi tốt nhất để sử dụng những đồng đô la tiếp thị của bạn không?) Nếu bạn vừa tạo ra nhiều phân khúc và tất cả chúng đều có cùng giá trị thì sau đó những phân khúc đó có thể không có ích lắm. Dẫu cho một số phân khúc có thể nói cho bạn biết rằng các khách hàng của bạn có những sự ưa thích khác nhau, nhưng chủ yếu phải hiểu được chúng có tạo ra lợi nhuận và bao nhiêu tiền cho công việc kinh doanh của bạn không.Các phân khúc có giá trị cao – hoặc những cái mà tạo ra được hầu hết doanh thu hoặc lợi nhuận cho một công ty – thì là những cái quan trọng nhất để phải quan tâm tới. Nếu phân khúc khách hàng đứng đầu của bạn tạo ra trung bình 500 đô la một người hàng năm cho công ty bạn, nhưng lại chỉ có 1000 thành viên, thì nỗ lực tiếp thị của bạn có thể được tập trung vào việc thúc đẩy những người tạo ra doanh thu cấp hai, với 100.000 thành viên (mà trung bình là 200 đô la một người hàng năm), thành phân khúc cao nhất tiếp theo.

Đầu tư vì lợi nhuận

Khi bạn biết những khách hàng nào là “giá trị hàng đầu” cho công ty bạn thì bạn có thể đưa ra những chương trình tiếp thị phù hợp với họ và đầu tư vào những mối quan hệ đó. Việc có được sự thấu hiểu và cả tin tức đối với giá trị của mỗi phân khúc cho phép các nhà tiếp thị phát triển các chương trình thích hợp với sự đóng góp của họ đối với mục tiêu quan trọng của công ty bạn, hoặc được trù tính để chuyển những nhóm từ dưới lên đứng đầu trong nấc thang phân khúc của bạn.

Không quan tâm tới phạm vi khai thác dữ liệu mà một nhà tiếp thị thực hiện, một chút tin tức cũng có thể được sử dụng để tạo ra rất nhiều lợi nhuận. Khi bạn biết được những khách hàng nào là “giá trị hàng đầu” cho công ty bạn, bạn có thể đưa ra những chương trình tiếp thị phù hợp với họ và đầu tư vào những mối quan hệ đó, bởi bằng cách tập trung vào việc phát triển theo “xương sống’ của các khách hàng, các nhà tiếp thị sẽ có đủ khả năng để làm tăng tối đa gấp nhiều lần việc sinh lời của đầu tư (ROI – Return On Investment).


Ehow

Tài nguyên "thương mại điện tử" bị bỏ quên?

Tài nguyên

Thương mại điện tử chính là một nguồn tài nguyên khổng lồ, không những nó không bị cạn kiệt khi được khai thác như các loại tài nguyên thiên nhiên mà trong kỷ nguyên công nghệ thông tin và viễn thông phát triển như vũ bão, nó ngày càng phong phú và đa dạng hơn.


Tuy nhiên, bất cập chính là ở chỗ chúng ta quên khai thác nó hoặc mới chỉ khai thác được ở dạng bề mặt. Và tất nhiên, chúng ta đang lãng phí một “đòn bẩy” cho phát triển kinh tế.

Chưa xác định được “trữ lượng”


Đó chính là quan điểm của ông Trần Thanh Hải, Phó vụ trưởng Vụ Thương mại điện tử (Bộ Thương mại) trong cuộc trao đổi với VnEconomy.

Ông Hải cho biết, chúng ta đã bắt đầu biết và làm quen với khái niệm thương mại điện tử từ năm 1997-1998 và ngày 15/9 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành kế hoạch tổng thể thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010, nhưng thực chất cho đến nay vẫn chưa có chính sách nào mang tầm cỡ vĩ mô cho việc khai thác nguồn tài nguyên khổng lồ này.

Hằng năm, Vụ Thương mại Điện tử – cơ quan được Chính phủ giao làm đầu mối cho các chiến lược phát triển thương mại điện tử, đều thực hiện một công trình, tạm coi là sách trắng về thương mại điện tử. Trong đó, báo cáo sẽ tổng hợp các số liệu, thống kê về thương mại điện tử. Song, hiện tại các chương trình phát triển, các giải pháp cho việc khai thác tổng hợp số liệu, thống kê thương mại điện tử vẫn đang rối rắm và lộn xộn như một mớ bòng bong.

Do đó, đối tượng chính mang lại giá trị lớn cho nền kinh tế là cộng đồng doanh nghiệp và bản thân các cơ quan Nhà nước đều gặp không ít khó khăn.

Nhà báo người Mỹ Thomas L. Friedman, một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về kinh tế toàn cầu hóa cũng đã khẳng định trong cuốn sách xếp hạng best seller “The Lexus and Olive”: thương mại điện tử là một nguyên liệu quan trọng, như một tài nguyên, nó sẵn sàng cho bất kỳ ai khai thác, là cái chung ai cũng có thể nắm bắt, có thể biến nó thành tài sản của mình.

Giá trị từ thương mại điện tử

Vậy nguồn tài nguyên này sẽ mang lại cho doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước, tổ chức hiệp hội và hàng triệu cá nhân sử dụng nó những lợi ích gì? Ông Trần Thanh Hải cho rằng, mỗi doanh nghiệp đều có thể tận dụng nó, cụ thể là các phương tiện như website, email, các sàn giao dịch điện tử… như một công cụ quảng cáo vô cùng hữu hiệu mà chi phí bỏ ra rất nhỏ.

Ngoài ra, nó cũng được coi là phương tiện thay thế cho hàng loạt các loại hình giao dịch thông thường. Chẳng hạn, thay vì phải tìm cách này hay cách kia như gọi điện thoại, cử nhân viên đi thu thập thông tin, cập nhật thị trường, cơ chế chính sách mới…, chỉ cần thông qua các trang web đã có thể nắm bắt được tất cả những thứ đó, thậm chí có thể trực tiếp giao dịch mua bán và thanh toán qua hệ thống ngân hàng.

Tất nhiên, lợi ích mà thương mại điện tử mang lại rất nhiều mà đến cả cơ quan quản lý lớn nhất của Nhà nước về thương mại điện tử cũng chưa nắm bắt được toàn bộ.

Minh chứng cho nhận định trên, ông Nguyễn Hữu Tuấn, phụ trách cổng thương mại điện tử quốc gia (Bộ Thương mại) cho biết: Thông qua cổng thương mại điện tử http://www.ecvn.gov.vn/, các doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ xuất khẩu, hỗ trợ giao dịch và miễn phí hoàn toàn 3 năm.

Ngoài việc được hỗ trợ trực tuyến, các doanh nghiệp cũng được hỗ trợ ngoại tuyến bằng các hình thức chính sách, văn bản thông qua hệ thống cơ quan của Bộ Thương mại và các Thương vụ tại nước ngoài. Cổng thương mại điện tử quốc gia cũng như một “con triện” đảm bảo cho tính minh bạch, mức độ uy tín và khả năng thực của các doanh nghiệp khi đã được phép lên sàn. Hiện nay cổng thương mại điện tử đã có khoảng 300 doanh nghiệp tham gia, dự kiến đến 6/2006 sẽ có khoảng 500 doanh nghiệp tham gia.

Hiện không ít các doanh nghiệp đã tìm được bạn hàng xuất khẩu và xuất khẩu nhiều lô hàng có giá trị lớn thông qua sàn điện tử chính thống của quốc gia này. Cũng theo ông Tuấn, Ban quản lý cổng thương mại điện tử cũng liên tục cập nhật thêm những tính năng và hình thức hỗ trợ khác cho đơn vị tham gia.

Để cụ thể hơn, có thể lấy một vài điển hình cụ thể như xã chuyên trồng rau quả sạch Quỳnh Lương (Quỳnh Lưu – Nghệ An) vừa ra mắt trang http://www.quynhluong.gov.vn/ một cách rất chuyên nghiệp và bước đầu đã tạo nên những hiệu quả kinh doanh nhất định; Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang đã sử dụng trang web của mình rất tốt, vừa là kênh quảng cáo, trao đổi thông tin, tư vấn khách hàng, giao dịch và liên lạc; hoặc như một công ty trong Bình Định đã ký hợp đồng với 1 doanh nghiệp ở Hà Nội về phân urê…

Bên cạnh đó, hiện nay cả nước đã có khoảng 60 sàn giao dịch điện tử chuyên nghiệp và một số trong đó đã tạo được tiếng vang lớn. Ông Nguyễn Hòa Bình, quản lý sàn giao dịch chodientu.com khẳng định, các sàn chuyên nghiệp như chodientu.com chủ yếu dành cho loại hình giao dịch B2C (doanh nghiệp với khách hàng) và C2C (khách hàng với khách hàng), chỉ cần đăng ký và rao bán hàng hóa, sản phẩm thậm chí là thông tin tuyển dụng (hiện miễn phí) chắc chắn cơ hội thành công được nhân lên gấp bội so với việc chạy đôn chạy đáo đi tìm người cần mua, cần bán.

Khai thác thế nào?

Tuy nhiên, câu hỏi làm thế nào để khai thác được hết tiềm năng của nguồn tài nguyên này mới thật sự đau đầu.

Phó vụ trưởng Vụ Thương mại Điện tử cho biết, hiện vụ đang tiến hành 2 chương trình là điều tra hiện trạng ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp, trước mắt là phục vụ cho việc soạn thảo Báo cáo thương mại điện tử 2005; chương trình thứ 2 là tiến hành xếp hạng các website thương mại điện tử hiện có.

Đây là những việc làm thực sự cần thiết nhằm tạo một “đòn bẩy” cho nhận thức về thương mại điện tử của doanh nghiệp và người dân. Bởi lẽ hiện người tiêu dùng thật khó biết được website nào uy tín, trung thực và đáng tin cậy. Song, một khó khăn cần phải thừa nhận là Vụ Thương mại Điện tử tự làm những việc này nên chưa thể chính xác, diện chưa rộng, chưa đủ và phương pháp cũng chưa thực sự chuyên nghiệp, kinh nghiệm xử lý chưa nhiều.

Cũng theo ông Hải, cái khó là hiện nay nhận thức về thương mại điện tử của doanh nghiệp còn hạn chế, đơn cử là các doanh nghiệp lập website chỉ như một thứ trang sức, vài tháng thậm chí cả năm trời mà giao diện trang chủ vẫn nguyên si, không có thông tin gì mới trong khi thông tin về chính sách, hoạt động sản xuất, kinh doanh, thị trường trong nước và quốc tế liên tục cập nhật, chi phí cho website cũng chanửg đáng bao nhiêu.

Trở ngại tiếp theo chính là thói quen giao dịch trực tiếp và thanh toán bằng tiền mặt của đa số doanh nghiệp và người tiêu dùng. Từ đó, họ ít khi nghĩ đến việc tìm kiếm thông tin và giao dịch, mua bán, thanh toán qua internet.

Trở ngại thứ ba, theo ông Hải là về chính sách, thủ tục hành chính. Đơn cử là việc lập website phải có được giấy phép của Bộ Văn hóa Thông tin. Một ngày có hàng chục doanh nghiệp lập website trong khi thời gian chờ phép khá lâu nên dễ xảy ra việc không xin phép (và thực tế hiện đa phần các website không phép).

Tất nhiên, sau giấy phép là yêu cầu về an toàn thông tin và vi phạm luật pháp, sai lệch về văn hóa tư tưởng. Song thực tế hàng trăm website mới có vài cái vi phạm, nếu vì 1- 2 cái đó mà làm chậm cho tất cả doanh nghiệp thì qúa lãng phí. Thậm chí cổng thương mại điện tử http://www.ecvn.gov.vn/ của Bộ Thương mại cũng phải xin phép rất lâu.

Theo các chuyên gia, mặc dù hiện trạng về khai thác thương mại điện tử ở nước ta còn nhiều hạn chế, song việc phát triển và khai thác nó dường như là một con đương tất yếu. Bởi lẽ trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, khi khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin phát triển chóng mặt, liên tục cập nhật công nghệ mới, khi dòng thông tin trôi qua internet không chờ một ai thì nếu không theo kịp và tận dụng được nó thì mỗi doanh nghiệp, cá nhân sẽ bị đẩy vào guồng máy đào thải.

Từ đó, hô hào chỉ là chuyện “lý thuyết”, còn những bài học nhãn tiền như những thất bại khi quên mất trong tay mình có thương mại điện tử hay là những thành công thực tế từ các doanh nghiệp biết tận dụng khả năng của thương mại điện tử như xã Quỳnh Lương, công ty Cổ phần Dược Hậu Giang… kể trên, có lẽ không ai có thể tiếp tục đứng ngoài cuộc. Cộng với những chính sách đang được cố gắng hoàn thiện, thiết nghĩ giá trị do thương mại điện tử mang lại sẽ không ảm đạm như hôm nay.


Vneconomy

Sai lầm và bài học thành công cho thương mại điện tử

Sai lầm và bài học thành công cho thương mại điện tử Internet ở Việt Nam phát triển mạnh trong những năm qua và đang trở nên quen thuộc dần với cuộc sống của mọi người, bây giờ là thời điểm lý tưởng để bắt đầu hoặc đẩy mạnh việc tạo cơ sở thương mại điện tử của bạn.

Để giúp bạn có những thuận lợi Kiến thức kinh tế sưu tầm những sai lầm thông thường và kinh nghiệm thành công trong thương mại điện tử:

Những sai lầm thông thường

Sai lầm thứ nhất : Muốn bao quát tất cả.

Hãy lấy trường hợp của Pets.com làm ví dụ. Thị trường nhắm đến các chủ động vật cưng quá lớn. Đó chính là chướng ngại vật phải vượt qua để có lợi nhuận. “Pets” (động vật cưng) là một thị trường chung chung. Có chủ nhân của chó, mèo, có chủ nhân của chuột nuôi, chim, cá… Và mỗi người trong các nhóm này đều có nhu cầu khác nhau khi mua thức ăn, đồ dùng và đồ chơi cho súc vật cưng của mình.

Việc tiếp thị và đáp ứng nhu cầu của các nhóm người khác nhau này, với những sản phẩm và dịch vụ khác nhau, không phải dễ dàng thực hiện. Nói vậy không có nghĩa là không thể thực hiện, nhưng phải tốn rất nhiều tiền.
Điều này khiến chúng ta mắc sai lầm tiếp theo...

Sai lầm thứ hai : Đầu tư không hợp lý.

Ném hàng đống tiền vốn vào một kế hoạch kinh doanh chưa qua thử thách đòi hỏi nhiều công sức mới có thể đạt được lợi nhuận. Tạo một sản phẩm được thừa nhận rộng rãi đòi hỏi nhiều tiền bạc và lòng kiên nhẫn… và điều đó có nghĩa là bạn cần đến các nhà đầu tư có khả năng tài chính thực sự mạnh.

Khi thị trường này yếu đi vào năm ngoái, nhiều nhà đầu tư trở nên nản chí, thậm chí hoảng loạn, vì các dot-com tiếp tục ngốn sạch hàng đống tiền đầu tư mà không có dấu hiệu đem lại lợi nhuận. Những công ty này có thể thành công nếu tiếp tục đầu tư hay không ? Đối với nhiều công ty, điều này là có thể. Nhưng khi các nhà đầu tư rút vốn, họ chẳng bao giờ có cơ hội nữa.

Sai lầm thứ ba : Đầu tư nhiều tiền vào việc quảng cáo không có lợi.

Sự thực đơn giản là, quảng cáo banner lớn ở nước ngoài không còn hiệu quả như trước đây. Các mẩu quảng cáo trước đây thu hút được 5-10% sự chú ý thì giờ đây may lắm chỉ được 0,6-0,8%. Thật không may là trong khi xảy ra thay đổi này thì nhiều dot-com vẫn mù quáng ném hàng đống tiền vào việc quảng cáo vô bổ, không chủ đích.

Bài học cho sự thành công lâu dài

Quy tắc 1 : Tập trung vào thị trường thích hợp đã xác định rõ ràng.

Hãy thu hẹp điểm tập trung của bạn vào thị trường thích hợp, có chủ đích như các chủ nhân nuôi vẹt cảnh hay những người thích học duy tu, bảo dưỡng xe máy hơn là cố gắng thống trị một thị trường lớn, phổ biến như chủ động vật cưng hay chủ xe hơi.

Sự thực là việc chạy hai hay ba website mà mỗi website nhắm đến một thị trường cụ thể là cách dễ nhất để kiếm tiền trên Internet. Ai cũng muốn kiếm thật nhiều tiền nhưng lại thường bỏ qua các thị trường phù hợp với khả năng của mình.

Từ đó, chúng ta có thể đúc kết quy trình hoàn chỉnh để tiếp tục cho mảng thị trường khác : Tìm thị trường thích hợp đ Tìm hiểu ý muốn của khách hàng đ Phát triển sản phẩm đ Cung cấp sản phẩm đ Tự động hóa kinh doanh.

Quy tắc 2 : Triển khai việc bán hàng đặc biệt.

Nếu có nhiều đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh của mình, bạn cần triển khai kế hoạch bán hàng đặc biệt. Cần nhấn mạnh điểm gì sẽ giúp bạn nổi bật hơn đối thủ cạnh tranh của mình. Hãy giải thích chính xác cho khách hàng của bạn xem làm thế nào và tại sao họ có lợi nhờ mua hàng của bạn. Ví dụ :

• Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn rẻ hơn chỗ khác.

• Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có chất lượng cao hơn và bạn có thể tính giá phải chăng hơn.

• Bạn cung cấp dịch vụ bảo hành tốt hơn chỗ khác.

• Bạn có thể nhắm đến một nhóm tuổi, cơ sở công nghiệp hay loại người cụ thể nào đó.

• Bạn khuyên hoặc cho khách hàng biết những điều mà chỗ khác không nói.

• Bạn khích lệ khách hàng trong khi nơi khác không làm.

• Cung cách phục vụ khách hàng của bạn tốt hơn các đối thủ cạnh tranh của bạn.

Điều quan trọng khi thúc đẩy sản phẩm hay dịch vụ của bạn là nhấn mạnh những điểm làm cho bạn trở nên đặc biệt và duy nhất. Hãy tìm một chỗ trống trên thương trường và lấp đầy nó ! Hãy điều chỉnh công ty hay sản phẩm của bạn để đáp ứng được một nhu cầu cụ thể và sau đó biến nó thành điểm đặc biệt của bạn.

Quy tắc 3 : Quảng cáo hợp lý và hiệu quả.

Khi đã xác định được thị trường và triển khai việc bán hàng đặc biệt, hãy tính đến đối tượng mà bạn sẽ quảng cáo và nơi đặt quảng cáo để việc kinh doanh trở nên thuận lợi. Điều này có nghĩa là bạn nên đặt quảng cáo ở vị trí chiến lược để thu hút được nhiều khách hàng.

Quy tắc 4 : Học hỏi thành công của người khác.

Có nhiều bước xây dựng một cơ sở thương mại điện tử có lợi nhuận. Bạn cần thiết kế một website có chiến lược, cần có sản phẩm hay dịch vụ chất lượng tốt, cần viết thông tin bán hàng và có quy trình bán hàng hoàn thiện. Ngoài ra, bạn cần phải có một chiến dịch tiếp thị sắc bén để đánh bại các đối thủ cạnh tranh.

Đó là lý do tại sao bạn phải làm tốt hơn các đối thủ khác nếu bạn tận dụng thời gian để tự rèn luyện, học hỏi. Không nhất thiết phải tiến hành lại một thử nghiệm đã được công khai trong khi bạn có thể học được điều đó từ một người đã từng làm, đã tiêu tốn tiền bạc, nghiên cứu kỹ thuật và mắc sai lầm thay bạn.

Quy tắc 5 : Có kế hoạch kinh doanh tốt.

Khi lập kế hoạch kinh doanh, bạn phải xác định rõ làm thế nào để có lợi nhuận. Thật không hay là quá nhiều người lao vào một kế hoạch nào đó mà không dành thời gian nghiên cứu, thử nghiệm và hoạch định chính xác cách kiếm tiền.

Một “ý tưởng” không phải là một kế hoạch kinh doanh. Ý tưởng chỉ trở thành kế hoạch khi bạn nghiên cứu nó, xác định thị trường của bạn, vạch ra cách xâm nhập thị trường và lập kế hoạch thu lợi nhuận trong một khoảng thời gian nào đó.

Nền kinh tế Internet trên thế giới đang tự điều chỉnh sau khi tăng trưởng ồ ạt, không kiểm soát. Đây chính là cơ hội tốt để bạn rút ra bài học từ sai lầm của người khác và phát triển kế hoạch kinh doanh của mình. Hãy biết tận dụng mọi lợi thế và thời cơ, tăng thị phần bằng cách tìm kiếm thị trường phù hợp và có kế hoạch bán hàng đặc biệt. Hãy nhạy bén trong việc quảng cáo, tự đào tạo và noi gương thành công của người khác, lập kế hoạch để thu lợi nhuận.

Khi bạn thống trị một thị trường thích hợp bằng chiến lược này, bạn có thể bắt đầu mở rộng phạm vi đầu tư hoặc theo một phương án hoàn toàn khác. Cho dù bạn quyết định gì đi nữa, chỉ cần bạn theo đuổi và thử nghiệm một kế hoạch khả thi, đây là cơ hội lớn để kiếm lời do người tiêu dùng ngày càng chấp nhận thương mại điện tử.

3 cách để cá nhân hóa email Marketing

3 cách để cá nhân hóa email Marketing Đôi khi chúng ta cố gắng theo đuổi những quy tắc cứng nhắc của email marketing mà quên rằng chúng ta đang giao thiệp với những con người thực sự.

Với email, cũng như các kênh truyền thống thì điều quan trọng doanh nghiệp cần nhớ là có nhiều người thực sự quan tâm đến thông điệp của bạn. Khi chúng ta bấm nút “gửi” thì chúng ta không chỉ phát tán thông điệp vào hộp thư của họ mà chúng ta còn đang giao tiếp với chính bản thân họ.

Mặc dù hầu hết các marketer email không có ý định "thả bom" thư cho khách hàng nhưng họ vẫn sử dụng cách đó để chuyển tải thông điệp.

Mục tiêu của bất kỳ nỗ lực "trả lời trực tiếp" nên là một đoạn hội thoại chứ không phải đơn giản là một sự phân phát. Từ thứ hai, "response" (trả lời) khiến chúng ta muốn nghe phản hồi từ thông điệp. Trên hết, đó là cách phân biệt direct marketing (tiếp thị trực tiếp) và mass marketing (tiếp thị theo số đông).

Dưới đây là 3 mẹo giúp bạn cá nhân hóa và thường đàm khi sử dụng các thông điệp marketing kỹ thuật số:

Hãy nói bằng tình cảm của con người chứ không phải bằng ngôn ngữ của quảng cáo

Tất nhiên, bạn có thể gắn tính cá nhân và thường đàm trong thông điệp email thương mại thay vì quảng cáo đại chúng. Nói bằng đại từ “bạn” và “chúng tôi”. Những bản giới thiệu của bạn cần phải đơn giản nhưng phải cá nhân hóa.

Hãy nhận ra phân khúc khách hàng duy nhất và hành vi trước đây của họ. Người nhận sẽ đánh gia cao về việc bạn chú ý và hiểu họ như là những con người đang tồn tại trên trái đất này chú không phải là những người không tên tuổi.

Cá nhân hóa thương hiệu

Thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn có người đại diện hoặc điểm gì đặc biệt không? Nó được biết đến bởi một cá tính riêng biệt? Nếu vậy, chúng là những khía cạnh để tăng sức mạnh cho email marketing của bạn.

Hãy nghĩ Geico lizard, William Shatner for Priceline, hay các nhân vật hoạt hình của the M&M. Cân nhắc đặc điểm tiêng của Apple và cách các quảng cáo nhất quán của nó

Thu hút phản hồi của người đọc (Solicit user-generated content (UGC)

Bạn có thể khiến khách hàng chia sẻ những kinh nghiệm của họ với bạn dễ như thế nào? Bạn có cung cấp cho người đọc các kỹ thuật ở cả phản hồi tích cực và tiêu cực? Bạn có khuyến khích khách hàng phản hồi tích cực như mời họ chia sẻ câu chuyện, chứng nhận, và video không?

Bất cứ những bước đơn giản nào để giúp khách hàng có thể phản hồi ý kiến của mình về nội dung của marketing và quảng cáo luôn luôn được đề cao và có giá trị. Nhớ rằng, mọi người đều thích đọc ý kiến của người khác trong cùng một thông điệp.

Vài nét về tác giả: Karen Talavera là chủ tịch và nhà sáng lập của Synchronicity Marketing (www.synchronicitymarketing.com). Ngoài ra bà còn là chuyên gia về email marketing và là người có nhiều nghiên cứu sâu sắc về truyền thông xã hội.

7 chiến lược tăng tốc bán hàng trực tuyến

7 chiến lược tăng tốc bán hàng trực tuyến Không có một bí quyết thực sự nào về việc đẩy mạnh doanh số bán hàng qua Internet. Bạn thu hút sự chú ý của đông đảo mọi người và gia tăng các khách hàng tiềm năng. Khi đó, bạn gắn kết với họ và chuyển những mối quan tâm của họ thành các giao dịch mua sắm.
Nhưng trên thực tế, nói bao giờ cũng dễ hơn làm. Sẽ có vô vàn khó khăn và thách thức xuất hiện trong việc chuyển các khách hàng tiềm năng thành những khách hàng chính thức.

Và dưới đây là 7 chiến lược cụ thể để xây dựng những xung lực bán hàng và tăng tốc mạnh mẽ cho cửa hàng trực tuyến của bạn:

1. Tìm kiếm các đối tác chiến lược

Câu hỏi đặt ra: Đối với các cửa hàng trực tuyến, điều gì tương đương với yếu tố “địa điểm, địa điểm, địa điểm” tại các cửa hàng thông thường? Câu trả lời là: Các đường link tới trang web của bạn trong tất cả các địa điểm thích hợp.

Bạn muốn xây dựng một nhận thức sâu sắc về sản phẩm của bạn trong số các khách hàng? Vậy bước đi đầu tiên đó là xác định rõ ràng các khách hàng mục tiêu.

Bạn cần nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ và các sở thích của khách hàng. Tiếp theo, hãy phát triển những chào mời, “ve vãn” khách hàng, giải quyết những thắc mắc cho họ, đẩy mạnh chiến dịch quảng cáo tương tác cùng các nội dung hấp dẫn cho trang web của bạn.

“Các công ty nhỏ có thể xây dựng những nội dung tương thích với nhiều trang web khác để thu hút sự chú ý của mọi người với mức chi phí thấp nhất”, Andrew Restivo, sáng lập viên trang web GourmetFoodMall.com, một cửa hàng trực tuyến nổi tiếng với trên 150 công ty thực phẩm chuyên biệt, cho biết.

Trong việc tìm kiếm các đối tác hay những liên kết trực tuyến khác, bạn đừng quên các tổ chức và hiệp hội chuyên nghiệp, đặc biệt là khi bạn tiếp thị dịch vụ. Hãy giao dịch hoặc trả tiền để đặt đường link của bạn tại trang web của các doanh nghiệp tiếp thị thương mại điện tử nhỏ và vừa.

Nhưng trước đó, bạn cần đảm bảo rằng đường link của bạn sẽ bổ sung giá trị cho các trang web đó. Ví dụ, các đường link tới cửa hàng trực tuyến chuyên bán quần áo của bạn có thể mang lại nhiều cơ hội kinh doanh cho trang web của những nhà hàng địa phương hay cửa hàng sửa xe,... thậm chí cả phòng thương mại và công nghiệp địa phương.

2. Đảm bảo một trang web đơn giản và tiện lợi

Các khách hàng sẽ không nán lại lâu với những trang web được thiết kế nặg nề, cầu kỳ hay có khiếm khuyết. Những đường link chết hay khả năng truy cập và tìm kiếm thông tin khó khăn sẽ huỷ hoại các cơ hội bán hàng của bạn.

Do vậy, bạn cần hợp lý hoá một cách có tổ chức và tiện lợi nhất tất cả các đường dẫn trong trang web và không những kiểm tra từng đường link, từng cú click chuột. Hãy dựa vào những đường link bằng chữ đơn giản, dễ dàng dẫn tới tất cả các sản phẩm, dịch vụ và mẫu đơn đăng ký.
“Hình ảnh và đồ họa sẽ khiến trang web của bạn trông bắt mắt hơn, nhưng nếu không có các thông tin bằng chữ để tối ưu hoá những kết quả tìm kiếm, các khách hàng chắc chắn sẽ không cảm thấy thoải mái”, Michelle Jackson, giám đốc hãng tiếp thị tìm kiếm Range Online Media, cho biết.

3. Xúc tiến kinh doanh chéo

Đừng để cửa hàng trực tuyến của bạn như là những đứa trẻ mồ côi đơn độc, hãy đảm bảo cho nó hoạt động cùng với các kênh bán hàng khác. Các nhà bán hàng thành công đã chỉ ra rằng trang web chỉ là một kênh bán hàng, bên cạnh đó còn có các kênh bán hàng khác như bán hàng qua điện thoại, bán hàng trực tiếp....

Mọi thứ cần phải hoạt động cùng với nhau. Điều này có nghĩa rằng các khách hàng có thể nghiên cứu và lựa chọn một trong các kênh bán hàng của bạn mà họ cảm thấy phù hợp nhất.

Nếu chỉ bán hàng trực tuyến, bạn phải đảm bảo rằng hình ảnh trang web của bạn rất sâu và rộng. Điều này bao gồm việc đưa đường link trang web vào chữ ký email của tất cả các nhân viên, in đường link lên các tờ rơi, quảng cáo, các bao bì sản phẩm, hộp vận chuyển, xe giao nhận và danh thiếp kinh doanh,.... Nếu bạn tham dự một cuộc hội thảo hay một hội chợ thương mại, hãy chắc chắn rằng sạp trưng bày, chỗ ngồi và các tài liệu xúc tiến kinh doanh của bạn phải biểu lộ một đường link ULR thật to và rõ. Đừng bỏ lỡ cơ hội này.

Cũng như vậy, bạn hãy đăng ký một vài tên miền tương tự nhau để những khách hàng nhầm lẫn vẫn có thể tìm thấy bạn. Chẳng hạn như một công ty tên là “Baskets R Us” cũng nên đăng ký thêm một tên “Baskets Are Us”. Hãy nghĩ về việc này: chỉ mất một vài trăm USD phí đăng ký nhưng bù lại bạn có thể có được hàng nghìn USD khác từ không ít các khách hàng còn đang lẫn lộn về bạn.

4. Đảm bảo yếu tố cá nhân

Các khách hàng sẽ cảm thấy đáng giá và thoải mái hơn với việc mua sắm trực tuyến tại cửa hàng của bạn nếu bạn xây dựng một lời cam kết rõ ràng. Những tiếp xúc và biểu lộ của bạn càng mang tính cá nhân bao nhiêu, các khách hàng càng cảm thấy thoải mái bấy nhiêu. Dưới đây là một phương pháp để bạn lựa chọn:

  1. Xây dựng trang chuyên mục “Về chúng tôi” hay “Giới thiệu chung” thật hấp dẫn và cụ thể để các khách hàng có thể biết được những thông tin cơ bản về công ty bạn, về đội ngũ nhân viên và về lịch sử hoạt động.
  2. Xây dựng một trang blog, một địa chỉ email hay một trang phản hồi khách hàng để mọi người có thể bày tỏ ý kiến, quan điểm. Song điều tệ hại nhất sẽ là khi bạn thiết lập các kênh giao tiếp nhưng rồi lãng quên chúng.
  3. Xây dựng một cách thức cho khách hàng truy cập vào trang web cá nhân của họ trên trang web chính của bạn để theo dõi các đơn đặt hàng, đóng gói và vận chuyển sản phẩm.
  4. Xây dựng một hệ thống thông điệp email trả lời tự động, xác nhận đã vận chuyển hàng, nói lời cảm ơn sự quan tâm của khách hàng, trả lời các thắc mắc hay gửi những phần thưởng mua sắm....

5. Chào hàng sản phẩm phải thật trung thực và cụ thể

“Càng chi tiết bao nhiêu, càng tốt bấy nhiêu. Mọi người muốn biết rõ về lịch sử của những gì bạn đang bán và bạn là ai”, đó là lời khuyên của Lynne Dralle, một thành viên nổi tiếng trên eBay - người đã bán được trên 20.00 mặt hàng khác nhau trong 6 năm qua.

Theo Lynne Dralle, các cửa hàng trực tuyến cần miêu tả chính xác những gì người mua sẽ có được. Hãy thành thực. Khi bán các đồ sành sứ thủy tinh, Dralle đề cập đến mọi sứt mẻ hay rạn nứt, đồng thời bà còn kể những câu truyện liên quan đến sản phẩm, chẳng hạn như việc làm thế nào mà bà cô Mary mua chiếc bình cổ từ Anh quốc xa xôi về đây.

Những hình ảnh chất lượng cao về sản phẩm cũng rất cần thiết. Nếu bạn không có máy ảnh kỹ thuật số, bạn nên quan tâm đầu tư mua một chiếc.

6. Xây dựng những chính sách giao nhận thích hợp nhất với mô hình kinh doanh của bạn

Những tranh cãi lâu nay về việc vận chuyển miễn phí có thúc đẩy doanh số bán hàng trực tuyến hay không cuối cùng cũng tìm ra câu trả lời. Trong khi còn có nhiều ý kiến phản đối và tán thành đan xen lẫn nhau, vấn đề này được quy về việc định giá sản phẩm. “Các chi phí vận chuyển miễn phí có thể giết bạn nếu bạn không thể đưa chúng vào trong giá thành sản phẩm”, Mark Restivo, chủ trang web chuyên điều tra trực tuyến GourmetFoodMall.com, cho biết.

Nhưng nếu bạn đẩy giá thành lên để bù đắp việc vận chuyển miễn phí cho những sản phẩm chỉ được bán với mức giá thấp nhất có thể bạn cũng thất bại. Trong các trường hợp đó, các khách hàng mong đợi sẽ được trả một khoản phí vận chuyển nhất định.

Nói cách khác, chi phí vận chuyển cao sẽ là một trong những nguyên nhân khiến doanh số bán hàng tụt giảm, các khách hàng không còn cảm thấy thích thú nữa. Lời khuyên của Restivo: Bạn nên trông cậy vào việc vận chuyển hàng loạt theo thời gian của bạn chứ không phải thời gian của khách hàng hay thuê hẳn dịch vụ vận chuyển của một công ty với chi phí được trả định kỳ. Điều này sẽ giảm đáng kế chi phí trong khi khách hàng vẫn thoả mãn vì mua được sản phẩm giá thấp. Còn trường hợp khách hàng yêu cầu thời gian cụ thể, bạn có thể tính thêm một khoản chi phí nhỏ.

7. Trau chuốt trang web và chăm sóc khách hàng tốt

Mục tiêu là để các khách hàng quay trở lại và giới thiệu với người thân, bạn bè rằng cửa hàng trực tuyến của bạn là rất đáng giá để ghé thăm. Vì vậy hãy làm tất cả mọi thứ có thể để đảm bảo những trải nghiệm khách hàng thú vị, vui vẻ và tuyệt vời trên trang web của bạn hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh.

Hãy giải thích rõ ràng và thẳng thắng tất cả các chính sách của bạn. Cam kết sẽ hoàn trả 100% tiền cho khách hàng nếu có gì trục trặc. Cung cấp những sản phẩm mẫu. Nhanh chóng phản hồi với các khúc mắc, bình luận của khách hàng. Đầu tư xây dựng chức năng live chat để các khách hàng có thể ngay lập tức có câu trả lời cho câu hỏi về sản phẩm. Tạo dựng những lý do quay trở lại thông qua câu lạc bộ khách hàng trung thành, những cuộc thi, giảm giá hay khuyến mại,....

"Luôn giữ mối liên lạc với khách hàng"

Điểm cuối cùng: Bạn đừng quên rằng việc xây dựng những miêu tả sản phẩm cùng các nội dung thông tin được soạn thảo chính xác và hấp dẫn là rất quan trọng - bởi vì chắc hẳn bạn rất muốn các công cụ tìm kiếm trực tuyến sẽ tìm thấy bạn. Do vậy, hãy quan tâm tới việc tối ưu hoá trang web cho những công cụ tìm kiếm trực tuyến.

Và rồi điều tiếp theo bạn sẽ thấy: các đơn đặt hàng bắt đầu đổ dồn tới trang web.

Bài đăng phổ biến