Thứ Ba, 13 tháng 7, 2010

2010: Thế giới hết địa chỉ Web?

Theo: TapChiTienPhong.com
2010: The gioi het dia chi Web? Ủy ban liên minh châu Âu vừa ra thông báo hối thúc việc triển khai IPv6 bởi có thể ngay trong năm tới thế giới sẽ không còn địa chỉ web để cấp mới.

Một khảo sát mới đây do Ủy ban liên minh châu Âu (EC) tiến hành cho thấy hiện số lượng doanh nghiệp chuẩn bị triển khai IPv6 vẫn còn quá thấp và nếu vẫn còn “lưu luyến” với thế hệ giao thức IPv4 chỉ trong năm sau hoặc tối đa là 2 năm nữa thế giới sẽ cạn kiệt hoàn toàn về địa chỉ web.

IPv4 và IPv6 là tên các giao thức được sử dụng trong việc khởi tạo và định danh các địa chỉ web. Mỗi trang web đều có một địa chỉ web duy nhất là một chuỗi các dãy số có dạng kiểu như 192.168.1.1 và thường được “phiên dịch” thành cá ký tự chữ cái (dạng abcd.com…) để thuận tiện hơn cho người dùng truy cập.

Giao thức IPv4 sử dụng nền tảng địa chỉ 32 bit và chỉ có thể sản sinh được khoảng 4,3 tỷ địa chỉ web trong khi đó IPv6 sử dụng nền tảng 128 bit cho phép khởi tạo một số lượng địa chỉ lớn hơn đó nhiều lần.

Khảo sát của EC cho thấy, hiện cả thế giới mới chỉ có khoảng 17% trong tổng số 610 tổ chức chính phủ, tổ chức giáo dục, công nghiệp…lớn tại châu Âu, Trung Đông và châu Á đã chuyển sang sử dụng IPv6.

"Trong vòng 10 năm qua, Internet đã trở thành một thành tố quan trọng và có ảnh hưởng ngày càng lớn đến kinh tế - xã hội và sự thịnh vượng của mỗi quốc gia. Chỉ có con đường duy nhất là triển khai IPv6 càng nhanh càng tốt chúng ta mới có thể duy trì được sự phát triển và tồn tại của môi trường Internet cũng như nền kinh tế số của toàn cầu”, Detlef Eckert, Tổng thư ký Ủy ban Truyền thông và xã hội thông tin của EC nói.

"Chúng ta hiện chỉ còn từ vài chục đến vài trăm ngàn địa chỉ web", Sam Pickles, Giám đốc F5 Networks cảnh báo.

Tuy vậy, chi phí cao, rủi ro về tính tương thích giữa hệ thống cũ sử dụng IPv4 và sự khan hiếm về mặt thiết bị phần cứng vẫn là những cản trở lớn nhất khiến nhiều tổ chức, doanh nghiệp ngần ngại trong việc triển khai IPv6.

Axel Pawlik, một trong những quan chức cao cấp của EC và là thành viên của ban tổ chức cuộc khảo sát lại cho rằng phần lớn lỗi của sự chậm chạp trong triển khai IPv6 là của các nhà cung cấp dịch vụ (ISP): “Rõ ràng là các ISP chỉ muốn kiếm tiền và họ phải là những người cần được hối thúc trước tiên. Họ không coi IPV6 là cái gì đó cần phải nhanh chóng áp dụng”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến