Thứ Ba, 13 tháng 7, 2010

Tên miền - cách quảng bá hữu hiệu doanh nghiệp của bạn trên toàn cầu.

Source: TapChiTienPhong.com

Bạn sẽ xử trí với những vấn đề ngôn ngữ phát sinh ra sao? Câu trả lời là cần phải nắm rõ những kỹ năng và sự hiểu biết sâu sắc về vấn đề giao tiếp toàn cầu.

Trước tiên là vấn đề về tên miền. Đăng ký một tên miền được xem như là việc bạn đăng ký thương hiệu của mình trên Internet nói chung và thương mại điện tử nói riêng. Ngày nay, khi Internet đã và đang trở thành một kênh quan trọng để quảng bá, tiêu thụ sản phẩm cũng như xúc tiến kinh doanh đối với các doanh nghiệp. Vì vậy, đăng ký tên miền của doanh nghiệp trên Internet rõ ràng là một yếu tố không thể thiếu trong chiến lược xây dựng thương hiệu và phát triển kinh doanh.

Phần chọn tên miền thường được giao phó cho quản trị website hoặc các nhân viên cao cấp khác lựa chọn, hoặc đôi khi có thể là tự người chủ của doanh nghiệp chọn. Tuy nhiên, kể cả trường hợp bạn là chủ doanh nghiệp, bạn là người có quyết định cao nhất, nhưng bạn chưa có kiến thức sâu rộng về vấn đề tên miền, các đuôi, cấp của tên miền thì trước khi chọn đăng ký tên miền nào bạn cũng nên bàn bạc với nhân viên của mình.

Trong thời đại bùng nổ kinh tế hiện nay, mỗi ngày có tới con số hàng triệu tên miền được đăng ký. Thậm chí, có cả những tên miền bất bình thường, quái lạ, đôi khi được coi là ngu ngốc cũng được các chủ thể đăng ký. Tuy nhiên, 99,9% những tên miền như vậy không được cấp phép. Nhưng cũng có những tên miền có nhiều ý nghĩa do quá hạn nên cũng bị xoá bỏ. Trên thị trường cũng đã nảy sinh hội chứng đầu cơ những tên miền đã quá hạn. Do cơ chế đăng ký tên miền khá thoáng nên đã phát sinh những người chuyên sưu tầm và mua lại những tên miền đã quá hạn.

Nếu bạn có ý định xây dựng một website cho cá nhân hay doanh nghiệp của mình thì nên tham khảo những chiến lược marketing và những chiến lược cho vấn đề thương hiệu điện tử dưới đây:

1. Cấu trúc Alpha là gì và tại sao người ta lại giết chết những website lớn?

Bạn phải giải mã được tại sao tên doanh nghiệp lại được đặt và có cấu trúc như thế. Chỉ có vậy thì sau đó bạn mới đạt được những mục tiêu marketing của bạn. Quá trình phân tích cơ bản này không phải là một thói quen thường lệ đối với những chuyên đề hay những nhà ngôn ngữ học sử dụng tiếng Anh. Tên miền không nên mang màu sắc chính trị. Bạn cũng cần phải xác định độ dài được coi là thích hợp đối với một tên miền.

2. Tên miền có quá ngắn hay quá dài, số chữ cái như vậy liệu có phù hợp với cá nhân hay doanh nghiệp của bạn? Khách hàng của bạn có nhận ra thông điệp mà bạn muốn nhắn gửi trong tên miền bạn đặt?

Theo qui luật tự nhiên thì tên miền càng có ít chữ cái thì càng dễ nhớ. Vì vậy, bạn chớ nên chọn cho mình một cái tên quá dài và khó nhớ. Sự phức tạp của tên miền chính là yếu tố làm thui chột công cuộc quảng bá doanh nghiệp của bạn trên toàn cầu. Thứ nhất, vì khó nhớ nên nó khó có thể đi vào tiềm thức của người truy cập. Thứ hai, kể cả khi bạn đăng ký vào các trang cung cấp dịch vụ tìm kiếm thì xác xuất website của bạn được hiển thị lên trang đầu danh sách liệt kê kết quả là rất hãn hữu. Do vậy khách hàng khó có thể biết tới và tiếp cận được với doanh nghiệp của bạn.

3. Tên miền hoá tên miền.

Đây là một trong những biện pháp giúp website của bạn đến được với đọc giả, khách hàng tiềm năng hữu hiệu nhất. Đó chính là việc đăng ký tên miền vây. Cụ thể, cũng là dẫn tới một website nhưng bạn đăng ký nhiều tên miền ở các cấp độ và đuôi khác nhau. Càng có nhiều tên miền thì cơ hội website của bạn được tìm thấy trong kết quả tìm kiếm ở các trang cung cấp công cụ tìm kiếm càng nhiều hơn.

Ví dụ, nếu doanh nghiệp của bạn tên là CKC, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và bạn đăng ký tên miền là www.ckc.com thì chắc rằng ít ai có thể gõ 3 từ ckc vào trang tìm kiếm http://www.google.com để tìm doanh nghiệp của bạn, trừ khi thương hiệu CKC đã nổi tiếng trên toàn cầu. Hoặc nếu nhìn về góc độ chuyên môn thì từ CKC không nói lên điều gì, không biểu thị và cũng chẳng có thông điệp gì nhắn gửi tới đọc giả. Thế nhưng, nếu bạn chọn tên miền là www.ckcfineart.com hay www.ckchandifcraft.com hoặc www.ckc-fineart.comwww.ckc-handifcraft.com thì xác xuất được tìm thấy trong các trang tìm kiếm sẽ cao hơn và chắc rằng cơ hội quảng bá doanh nghiệp của bạn trên toàn cầu cũng sẽ rõ nét hơn.

Tại sao bạn lại phải đăng ký tên miền?

Để trả lời cho câu hỏi đó, các bạn hãy đọc những lời giải thích dưới đây.

Ngày nay việc đầu tư vào thương hiệu rất quan trọng và chi phí cho việc đầu tư sau này sẽ được tính vào giá trị thương hiệu của bạn, do đó đăng ký bảo vệ thương hiệu trên mạng khi đăng ký tên miền là giải pháp hữu hiệu thực hiện đầu tư thương hiệu hiệu quả nhất.

Giả sử 1 công ty không đăng ký tên nhãn hiệu và thương hiệu của mình congty.com, hoặc sanpham.com hay congty.org, congty.biz …v.v sẽ có một số tình huống xảy ra như sau:

*
Khả năng bị mất tên miền: Hầu hết các tổ chức đều muốn đăng ký đúng thương hiệu của họ trên mạng, nếu trên thế giới có nhiều hơn hai tổ chức có tên trùng với công ty bạn thì xác suất để các công ty khác đăng ký trước tên của CONGTY bạn là rất lớn.
*
Khả năng gây nhầm lẫn: Một chủ thể nào đó đăng ký tên của công ty bạn hoặc những tên tương tự với công ty bạn để sử dụng cho mục đích kinh doanh của họ, điều này sẽ gây nhầm lẫn đối với khách hàng và giảm giá trị thương hiệu của CONGTY bạn.
*
Khả năng sử dụng dịch vụ redirect để tiếp thị cho 1 công ty mới chưa có danh tiếng tại thị trường Việt Nam: tức là công ty B mới xâm nhập vào thị trường nên rất ít ngườI biết đến họ, biết được CONGTY A – công ty nổi tiếng và uy tín tại thị trường Việt Nam nhưng lại chưa đăng ký bảo vệ thương hiệu trên mạng. Công ty B đăng ký cả hai tên CONGTY A và CONGTY B, sau đó sử dụng dịch vụ redirect để quảng bá cho công ty công ty B. Nghĩa là công ty B lợi dụng uy tín của công ty A để quảng bá cho mình. Khi khách hàng quan tâm đến CONGTY A muốn vào website để tìm thông tin về công ty A và tìm kiếm công ty A trên trình duyệt Internet.

Tuy nhiên trang Website của công ty A mà họ cần tìm lại giới thiệu về công ty B và công ty B tiếp thị được hình ảnh của nó thông qua tên CONGTY A, cho dù công ty A có uy tín và làm việc lâu năm tại thị trường nội địa cũng đã mất đi một lượng khách hàng quan tâm đến chính mình và khả năng hợp tác cũng như quảng bá tại thị trường nước ngoài.

Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi rút ra từ thực tế, mong sẽ giúp ích phần nào cho các bạn trong chiến lược quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp không chỉ dừng ở phạm vi nội địa khi tận dụng ưu thế vượt trội của ngành công nghệ thông tin.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến