Từ nhỏ, Kevin là người sùng đạo. Kevin khẳng định rằng chính tình yêu với Đấng tối cao đã dẫn dắt ông tới thành công trong kinh doanh. Và cũng chính trong nhà thờ, Kevin biết thế nào là Internet.
Ban đầu, Kevin chỉ nghĩ đến triển vọng sử dụng Internet để truyền đạo. Nhưng dần dần, chàng thanh niên trở nên mày mò học cách lập trình bằng ngôn ngữ Perl.
Kevin Ham là chuyên gia kinh doanh tên miền, với tổng giá trị công ty được đánh giá ở mức 300 triệu đô la. Kevin Ham là người gốc Hàn Quốc, gia đình ông di cư sang Vancuver, Canada.
Bố Kevin Ham mở hiệu giặt là, còn mẹ ông làm việc trong một nghĩa trang. Tốt nghiệp phổ thông xong, Kevin thi vào khoa Y, trường Tổng hợp British Columbia.
Bước đi đầu tiên của Kevin tới đế chế kinh doanh mà ông đang có hiện nay là trang web Hostglobal.com, nơi tập trung thông tin về các công ty cung cấp dịch vụ hosting (dịch vụ máy chủ). Chỉ sau có nửa năm, Kevin đã thu về được 10.000 đô tiền lãi hàng tháng do quảng cáo trên trang web của mình.
Rất nhanh sau đó, nhà kinh doanh trẻ tuổi nhận ra rằng những khách hàng tìm chọn hosting thường thích có các trang web mang tên đẹp. Thế là Kevin Ham lập tức mở ra một dịch vụ đăng ký tên miền DNSindex.com.
Ngoài việc cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền, DNSindex.com còn có cả một danh sách tên các trang web chưa có chủ, cứ mỗi tuần danh sách lại được cập nhật và bổ sung tên mới.
Thời kỳ đầu dịch vụ chọn tên website hoàn toàn miễn phí, nhưng dần dần Kevin bắt đầu bán những tên thật hấp dẫn. Dự án thành công đến nỗi chỉ sau vài tháng đã có thêm gần 5.000 khách hàng tìm tới DNSindex.com. Lợi nhuận của Kevin giờ đây đã tăng lên đáng kể - 40.000 đô la mỗi tháng.
Thế là bác sỹ tương lai Kevin Ham quyết định trở thành nhà kinh doanh mạng. Vào đúng thời điểm đó, do các nhà đầu tư mất lòng tin và thi nhau rút tiền từ các dự án liên quan tới Internet, trị giá cổ phiếu của các công ty mạng sụt giảm, hậu quả là một loạt những tên miền bỏ ngỏ vô chủ.
Chỉ còn mỗi việc phải làm là bằng mọi cách kịp đăng ký được các tên miền này. Nhưng Kevin gặp phải bài toán khó. Dạo đó công ty đăng ký tên miền có đuôi COM sừng sỏ nhất là Network Solutions.
Công ty này không cung cấp thông tin về các tên miền bị hủy, nhưng bù lại mỗi tuần công ty công bố danh sách tất cả những tên miền đã được đăng ký, tổng cộng khoảng 5.000.000 tên miền.
Thế là Kevin viết ra một chương trình chuyên so sánh các tên của danh sách mới nhất với danh sách tuần trước. Vậy là Kevin biết được những tên miền nào đã mất chủ và lập tức đăng ký ngay lại những tên đó.
Đương nhiên là nhà kinh doanh hạn ngạch mạng Kevin Ham phải đương đầu với nhiều đối thủ khác nhau, với nhiều thủ thuật cạnh tranh khác nhau, như lập ra chương trình lọc tên miền tự do và lập tức tự động đăng ký luôn tên đó.
Kevin Ham cũng không chịu thua, ông cũng viết ra một chương trình tương tự, nhưng không bằng lòng chút nào về hiệu quả của kiểu chọn lựa này.
Và doanh nghiệp trẻ đầy sáng tạo này đưa ra một chiến thuận hoàn toàn đặc biệt: tại các cuộc bán đấu giá do Network Solution tổ chức, Kevin mua lại các tên miền thuộc loại rẻ tiền, bằng cách trả giá cao hơn hẳn so với giá trị thực.
Bằng cách này, Kevin đẩy được các đối thủ cạnh tranh loại nhỏ và vừa ra khỏi sân chơi, và có được quyền kiểm soát đa số kết nối trực tiếp với Network Solutions. Kết quả là chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2000, Kevin Ham đã đứng ra mua lại hơn 10.000 tên miền.
Tiếp đó, Kevin Ham thành lập các trang web có chứa quảng cáo trùng với đề tài của tên miền. Thoạt đầu những trang web này được đưa vào thông qua dự án mang tên GoTo (sau này được Yahoo mua lại).
Về sau vì số lượng những trang web kiểu này tăng nhanh, Kevin thành lập hẳn một công ty có tên là Hitfarm chuyên quản lý phần quảng cáo trên các tên miền thuộc DNSindex.com.
Nhưng có lẽ ý tưởng độc đáo nhất của Kevin Ham là thủ thuật đổi hướng (redirection). Khi ấn nút bàn phím để vào một trang web nào đó, người sử dụng rất hay đánh nhầm tên và bỏ sót một chữ cái nào đó. Từ COM có thể bị đánh nhầm thành CM chẳng hạn, mà CM lại là tên miền của Cameroon. Và… Kevin Ham lên đường sang Cameroon!
Sang tới nơi, Kevin thuyết phục chính quyền của quốc gia châu Phi này áp dụng công nghệ do chính Kevin Ham phát minh ra, có tên là wildcard. Giờ đây khi người sử dụng đánh tên một địa chỉ chưa được đăng ký trong vùng tên miền CM, sẽ tự động được dẫn tới trang web Agoga.com (trang web này thuộc quyền sở hữu của Kevin Ham và chuyên chứa các thông tin quảng cáo).
Ví dụ, bạn định đánh tên paper.com (trang web về giấy) nhưng lại gõ nhầm thành paper.cm, hệ thống wildcard sẽ chuyển bạn tới Agoga.com, và trên trang đó sẽ hiện ra những quảng cáo liên quan tới giấy và các văn phòng phẩm.
Các chi tiết cụ thể về thỏa thuận giữa Kevin Ham và chính quyền Cameroon được giữ kín, nhưng rõ ràng là đôi bên đều thu được những phần lãi không nhỏ từ dự án này, bởi vì trong tương lai không xa Kevin sẽ ký hợp đồng sử dụng công nghệ wildcard với các quốc gia khác có tên miền viết tắt gần giống các tên miền phổ biến hiện nay. Đó là Colombia (tên miền CO), Oman (OM), Nigeria (NE) và Ethyopia (ET).
Tổng tài sản của Kevin Ham hiện nay được đánh giá là 300 triệu đô. Bản thân Kevin không phủ nhận, cũng không công khai đưa ra con số này. Mà nói chung Kevin không thích nói nhiều về công việc kinh doanh của mình, bởi ông thừa hiểu rằng các đối thủ cạnh tranh đang “ăn không ngon, ngủ không yên” vì mình.
Mỗi ngày Kevin mua từ 30 đến 100 tên miền mới, và đoán rất nhạy về tiềm năng của từng tên miền. Kevin từng mua tên miền Greeting.com với giá 350.000 đô la. Tổng cộng Kevin Ham sở hữu hơn 300.000 tên miền khác nhau.
Mặc cho nhiều chuyên gia phân tích quả quyết rằng có những tên miền của Kevin chỉ có thể hoàn vốn sau vài chục năm, Kevin Ham vẫn rất lạc quan.
Ông cho rằng sẽ đến thời các công ty nhỏ và vừa hết chịu nổi cạnh tranh và từ bỏ thị trường, những tên miền đáng giá nhất sẽ thuộc về vài “tay chơi” tầm cỡ quốc tế. Và Kevin đặt kế hoạch biến mình thành một trong những “tay chơi” như thế. |
Diễn đàn sinh viên công nghệ thông tin, chia sẻ, giao lưu, học hỏi. Kết nối ... Những ngôn ngữ cơ bản mà bạn cần phải nắm nếu muốn thành 1 lập trình viên ...VuaTenMien.Com
Thứ Ba, 13 tháng 7, 2010
Trở thành triệu phú đô la nhờ kinh doanh tên miền
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Bài đăng phổ biến
-
Website-Watcher 2011 sẽ theo dõi và thông báo cho bạn biết mỗi khi trên website, forum, blog,… ưa thích có tin bài mới. Nhờ Website-Watcher...
-
AirlineDomains.com Make Offer TouristDomains.com Make Offer MinhphuGroup.com Make Offer TurkeyDomain.com Make Offer TouristDomain.com Make O...
-
Mark Futon là cây bút sắc sảo cho DotSouce , một trang chuyên thông tin về các thủ thuật dành cho domain đã gửi cho tôi 1 bài viết mà the...
-
Rất rất nhiều SEOer cho rằng tên miền là hết sức quan trọng trong SEO. Đặc biệt một tên miền có...
-
clear declare -a a a=( [0]=$1 [1]=$2 [2]=$3 ) max=${a[0]} min=${a[0]} l=${#a[*]} for ((i=0;i<$l;i++)) do if [ $max -le ${a[i]} ...
-
#include<stdio.h> FILE *f1,*f2; long n,m,flag[1000][1000]; long u,v; void nhap_DSC(){ f1=fopen("VHKTS_DSC.inp","r...
-
TÀI LIỆU TỔNG HỢP Tài Liệu Đại Học Bách Khoa Hà Nội Tài Liệu Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng Tài Liệu Đại Học Bách Khoa HCM Tài Liệu FPT ...
-
So sánh 2 cách tạo stack bằng mảng và bảng kiểu cấu trúc nhé Mảng: http://codepad.org/rTA0NJgL #include <stdio.h> #include<co...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét